Giáo án Âm nhạc Lớp 3 VNEN - Tuần 30 - Nguyễn Thị Dánh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3 VNEN - Tuần 30 - Nguyễn Thị Dánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 3 VNEN - Tuần 30 - Nguyễn Thị Dánh

Âm nhạc tuần 30 Kể chuyện Âm nhạc: Chàng Óoc Phê và cây đàn Lia Nghe nhạc I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết nội dung câu chuyện. - Kĩ năng: Nghe 1 ca khúc thiếu nhi qua băng / đĩa nhạc giáo viên hát. Nghe 1 ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. - Thái độ: Giúp học sinh biết yêu thích âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Đàn phím, tranh vẽ cây đàn Lia, ... - Học sinh: Nhạc cụ gõ, thanh phách, song loan, tập bài hát lớp 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động cơ bản: 1.a. Hoạt động cả lớp: - Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp một bài hát khởi động. - Yêu cầu các nhóm đến góc học tập nhận đồ dùng cho nhóm. - Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của tiết học. - Viết tên các nhân vật trong câu chuyện lên bảng. Giới thiệu và kể cho HS nghe câu chuyện Chàng Oóc phê và cây đàn Lia. - Treo tranh giới thiệu cây đàn Lia 1.b. Hoạt động cá nhân: - Đặt câu hỏi: + Chàng Oóc phê chơi giỏi nhạc cụ nào? + Hãy miêu tả tiếng đàn của chàng Oóc phê + Vì sao chàng Oóc phê đã cảm hoá được lão lái đò và Diêm Vương. - Kể lại cho HS nghe câu chuyện lần 2. - Cho HS kể tóm tắt lại câu chuyện - Kết luận: Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này. - Giáo viên chốt nội dung Hoạt động cơ bản. 2. Hoạt động thực hành: 2.a. Hoạt động cùng giáo viên: - Giới thiệu, đệm đàn trình bày bài hát Dàn đồng ca mùa hạ Nhạc: Lê Minh Châu, lời: Nguyễn Minh Nguyên. - Cho HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát, miêu tả lại một nét nhạc trong bài, kể tên một số bài hát về mùa hè. Đệm đàn trình bày bài hát lần 2. 2.b. Hoạt động theo nhóm: - Giáo viên yêu cầu các nhóm tập biểu diễn bài hát theo nhóm. - Giáo viên giúp đỡ những nhóm có khó khăn trong học tập. - Giáo viên nhận xét. 2.c. Hoạt động cá nhân: - Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá thế nào về việc học hát của mình trong tiết học này? 3. Hoạt động ứng dụng: - Về hát cho người thân nghe. - Dạy các em nhỏ hoặc bạn về bài hát đã học. - Cùng với sự giúp đỡ của gia đình để có động tác múa hoặc vận động minh họa hay cho bài hát. - Cả lớp hát đầu tiết. - Đại diện các nhóm đến nhận đồ dùng học tập cho nhóm mình. - Học sinh nêu mục tiêu của tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện - Quan sát. - Lắng nghe trả lời theo cảm nhận - Lắng nghe ghi nhớ - Kể tóm tắt câu chuyện - Lắng nghe ghi nhớ Lắng nghe cảm nhận - Trả lời theo hiểu biết và cảm nhận Lắng nghe, ghi nhớ. - Các nhóm biểu diễn trước lớp. - Học sinh tự đánh giá theo các mức độ: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu, kém. - Học sinh lắng nghe và thực hiện. - Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bạn trong tổ. - Giáo viên ghi nhận xét kết quả học tập, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. - Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bạn trong tổ. - Học sinh lắng nghe. @ Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................s
File đính kèm:
giao_an_am_nhac_lop_3_vnen_tuan_30_nguyen_thi_danh.docx