Giáo án Công nghệ Lớp 9 VNEN - Bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa

docx 10 trang vnen 30/07/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 VNEN - Bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 9 VNEN - Bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa

Giáo án Công nghệ Lớp 9 VNEN - Bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng hoa
- Trình bày được một số mô hình trồng hoa phổ biến.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng
- Kĩ năng cơ bản về nghề trồng hoa
- Khả năng nắm bắt nhu cầu và xu thế sử dụng các loài hoa của người tiêu dùng.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, luôn cố gắng, chăm chỉ, tìm tòi, sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, sgk, tài liệu giảng dạy, máy chiếu
- Hình ảnh về các loài hoa, hình ảnh mô hình trồng hoa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa, sưu tầm một số hình ảnh về các loài hoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV đặt câu hỏi:
+ Kể tên những loài hoa đang được trồng phổ biến hiện nay?
+ Hoa có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
+ Trồng hoa có được coi là nghề hay không? Nếu có thì xu hướng phát triển của nghề trồng hoa sẽ như thế nào? Dựa trên những căn cứ nào em đưa ra những nhận định đó?
- GV gọi một số HS đứng dậy trả lời, chốt lại đáp án, dẫn dắt vào nội dung bài học.
- HS lắng nghe nhiệm vụ, thảo luận đưa ra câu trả lời:
+ Loài hoa được trồng phổ biến: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa ly
+ Ý nghĩa của hoa: giúp cho con người thư thả đầu óc, giúp con người trao gửi yêu thương lẫn nhau. Ngoài ra, hoa còn để trang trí nhà cửa, nơi làm việc, làm đẹp và còn cung cấp tinh dầu
+ Trồng hoa vẫn được xem là một nghề. Xu hướng phát triển của nghề trồng hoa đang ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô và chủng loại
+ Căn cứ đưa ra nhận định: Đất đai và khí hậu, nhu cầu thị trường, giá thành trồng hoa so với các cây trồng khác
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của nghề trồng hoa
a) Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của nghề trồng hoa mang lại đối với con người và cuộc sống.
b) Nội dung: HS sử dụng sách giáo khoa, đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS đưa ra được ý nghĩa của nghề trồng hoa
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, quan sát hình 1, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các giá trị mà nghề trồng hoa mang lại đối với đời sống con người?
+ Hãy đặt tên cho mỗi sản phẩm hoa thể hiện trong hình 1?
Bước 2. HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời, HS khác bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại ý nghĩa của nghề trồng hoa.
1. Ý nghĩa của nghề trồng hoa
- Mang lại thu nhập cao (cao gấp 6 – 8 lần so với các cây trồng nông nghiệp khác).
- Mang lại những cảm xúc thẩm mĩ cao quý mà không thứ quà tặng nào có thể sánh được.
- Một số hình ảnh về sản phẩm hoa trong đời sống con người:
+ giỏ hoa
+ Giàn hoa
+ Khóm hoa
+ Luống hoa
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng hoa
a) Mục tiêu: Biết được các đặc điểm, yêu cầu của nghề trồng hoa. Xác định được triển vọng của nghề trồng hoa trong tương lai.
b) Nội dung: HS sử dụng sách giáo khoa, đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin sgk và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: tìm hiểu các đặc điểm của nghề trồng hoa (đối tượng lao động, công việc chính, công cụ lao động,...)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về yêu cầu của nghề trồng hoa.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về triển vọng của nghề trồng hoa ở hiện tại và tương lai.
Bước 2. HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS hình thành nhóm, đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV gọi HS nhóm khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
2. Đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng hoa
a. Đặc điểm của nghề trồng hoa
- Đối tượng lao động: giống hoa, giá thể trồng hoa, đất, nước, phân bón, hóa chất...
- Công việc chính: Nhân giống, trồng và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản...
- Công cụ lao động: găng tay, dụng cụ tưới nước, dụng cụ làm đất, tỉa cành,...
- Sản phẩm lao động: hoa cắt cành, hoa trồng chậy, hoa thảm, hoa bồn...
- Điều kiện làm việc: ngoài trời, không làm ca, thích hợp người sáng tạo, yêu thích các loài hoa.
b. Yêu cầu của nghề trồng hoa
- Hiểu biết, có kĩ năng cơ bản về nghề trồng hoa.
- Sáng tạo, khéo léo, tỉ mỉ, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, không đòi hỏi bằng cấp...
c. Triển vọng của nghề trồng hoa
- Ngày càng phát triển và thu hút được nhiều lao động.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các mô hình trồng hoa
a) Mục tiêu: Biết được các mô hình trồng hoa được áp dụng phổ biến hiện nay.
b) Nội dung: HS sử dụng sách giáo khoa, đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu các hình ảnh ở hình 2 cho HS quan sát (GV chiếu thêm một số hình ảnh GV đã sưu tập được trước đó), yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập 1:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu 1. Quan sát hình 2 và cho biết có những mô hình trồng hoa nào?
Câu 2. Hãy điền các mô hình trồng hoa, đặc điểm của từng mô hình và các hình ảnh phù hợp với hình 2 vào bảng dưới đây:
Mô hình trồng hoa
Đặc điểm
Kí hiệu hình
Câu 3. Kể tên một số loài hoa khác phù hợp với từng mô hình trồng hoa.
Câu 4. Hãy so sánh ưu điểm và hạn chế của các mô hình trồng hoa.
Bước 2. HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS cùng bàn thảo luận, trao đổi, hoàn thành phiếu học tập.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận, nhắc nhở HS không tập trung.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV gọi HS nhóm khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
3. Các mô hình trồng hoa
a. Trồng hoa thủy canh trong bình
Được nuôi trồng bằng dung dịch thủy canh, hoa phát triển nhanh, hạn chế sâu bệnh, tuổi thọ cao.
- Thích hợp trồng hoa tuy líp, hồng môn, triệu chuông...
b. Trồng hoa trong chậu
- Được trồng bằng đất, mỗi chậu trông 1 cây hoặc 1 khóm nhỏ.
- Thích hợp trồng hoa hồng, cúc, lan, dạ yến thảo...
c. Trồng hoa trang trại
- Được trồng bằng đất trên diện tích lớn, chia thành luống, có một hoặc nhiều loài hoa khác nhau.
- Thích hợp trồng hoa cúc, hồng, ly, đồng tiền, hướng dương...
d. Trồng hoa trong nhà kính
- Được trồng bằng đất trong nhà kính, đòi hỏi kĩ thuật công nghệ cao, hoa phát triển tốt, không sâu bệnh, hiệu quả cao.
- Thích hợp trồng hoa hồng, lan điệp, ly ly, violet...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm: Xây dựng cẩm nang về nghề trồng hoa. Trong đó có các thông tin sau: giới thiệu nghề, địa chỉ đào tạo, điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp, năng lực cần có về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “cẩm nang“, lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra nhóm có bài làm tốt nhất, tuyên dương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, cuộc sống
b) Nội dung: Chia sẻ các hình ảnh HS sưu tập được trước ở nhà, GV yêu cầu HS tham quan mô hình trồng hoa thực tế.
c) Sản phẩm: Kết quả trình bày, báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS giới thiệu một số bức ảnh về các mô hình trồng hoa đã sưu tập trước đó và cùng nhắc lại kiến thức về các mô hình đó.
- GV yêu cầu HS về nhà: Tham quan một mô hình trồng hoa ở địa phương và nộp lại bài báo cáo kết quả tham quan (tên mô hình, địa chỉ, các loại hoa, diện tích, số người lao động, thu nhập trung bình chủ vườn hoa, thu nhập trung bình người lao động...)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà tìm hiểu, viết báo cáo và nộp lại cho GV tiết học sau.
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
*Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại kiến thức bài cũ, hoàn thành bài tập được giao
- Xem trước nội dung bài 1, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_9_vnen_bai_mo_dau_gioi_thieu_nghe_tron.docx