Giáo án Đại số Lớp 9 VNEN - Tiết 38: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (Tiết 1)

docx 6 trang vnen 30/07/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 VNEN - Tiết 38: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 9 VNEN - Tiết 38: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (Tiết 1)

Giáo án Đại số Lớp 9 VNEN - Tiết 38: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (Tiết 1)
Tuần 20 Ngày soạn:
Tiết 38 Ngày dạy:
Bài 4: MINH HỌA HÌNH HỌC TẬP NGHIỆM
CỦA HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Bài học này nhằm giúp HS:
- Biết phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để dự đoán số nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
3. Thái độ: Tích cực hợp tác trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất 
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học,  
4.2. Phẩm chất: Tự học, tự chủ, sống có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước kẻ, com pa , phấn màu.
2. Học sinh: SHD, dụng cụ học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- HTDH: Ở trong lớp, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, cộng đồng 
- PPDH: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy học hợp tác, phương pháp trò chơi
- KTDH: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật học tập hợp tác, kỹ thuật công não, kỹ thuật lắng nghe và phản hồi, kĩ thuật trình bày một phút ...
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức	
2. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV và HS
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- HT: Nhóm nhỏ
- PPKT: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- NL: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
- PC: Tự chủ, tự học, trách nhiệm.
- GV cho HS làm việc cá nhân giải hệ PT /T13 sau đó đối chiếu kết quả với bạn hoặc cả nhóm.
- HS làm việc cá nhân.
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết.
- Đại diện HS báo cáo kết quả với cô giáo
- GV – HS đánh giá kết quả.
Vậy hệ PT đã cho có nghiệm là (3; 1)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- HT: Cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ
- PPKT: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- NL: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
- PC: Tự chủ, tự học, trách nhiệm.
- GV cho HS hoạt động cá nhân mục 1a/T14
- GV hướng dẫn HS:
+ Làm lần lượt từng thao tác theo hướng dẫn trong mục 1a.
+ Dựa vào hình vẽ HS trả lời câu hỏi về vị trí tương đối của hai đường thẳng.
- HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu mục 1a.
- GV quan sát, uốn nắn, hỗ trợ HS yếu.
- HS chia sẻ kết quả với bạn và báo cáo kết quả với cô giáo.
* GV cho HS hoạt động cặp đôi làm tiếp 1b bằng cách HS làm việc cá nhân trình bày vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra chéo cho bạn để cùng thống nhất kết quả.
- GV quan sát một số HS, chỉnh sửa những sai sót nếu có khi HS vẽ hình; yêu cầu HS nêu nhận xét.
* GV cho HS hoạt động cặp đôi đọc kỹ nội dung 2/T14SHD.
- Một bạn đọc vị trí tương đối một bạn đọc kết luận về số nghiệm của hệ PT, sau đó lại đổi lại cách đọc kết luận và ghi KL vào vở.
1. Minh họa tập nghiệm của hệ phương trình
1a) 
Hai đt: x – 3y = 0 và x + 2y = 5 cắt nhau tai A(3; 1)
 Toạ độ giao điểm và nghiệm của hệ tìm được ở phần A trùng nhau.
1b) 
Hai đường thẳng cắt nhau Hệ PT (I) có duy nhất 1 nghiệm
Hai đường thẳng song song Hệ PT (II) vô nghiệm
Hai đường thẳng trùng nhau Hệ PT (III) có vô số nghiệm
2. Đọc kĩ nội dung
Kết luận:
Xét hệ PT 
- Nếu (d) cắt (d’) thì hệ (I) có nghiệm duy nhất.
- Nếu (d) // (d’) thì hệ (I) vô nghiệm.
- Nếu (d) trùng (d’) thì hệ (I) có vô số nghiệm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- HT: Cá nhân, cặp đôi.
- PPKT: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- NL: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
- PC: Tự chủ, tự học, trách nhiệm.
- GV cho HS làm bài tập 1a; 1b/ T14
- HS đoán nhận số nghiệm của mỗi hệ phương trình bằng cách vẽ hình. Mỗi hệ trục toạ độ vẽ hai đường thẳng, mỗi đường có phương trình là một phương trình của hệ.
- GV quan sát, HD nếu cần.
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- HS về nhà tìm hiểu và làm bài tập /T15
- Làm bài tập 1b; 1c/T14.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_9_vnen_tiet_38_minh_hoa_hinh_hoc_tap_nghi.docx