Giáo án Địa lí Lớp 7 VNEN - Bài 19: Tự nhiên châu Mĩ
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 VNEN - Bài 19: Tự nhiên châu Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 VNEN - Bài 19: Tự nhiên châu Mĩ
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 33,34,35 CHÂU MĨ BÀI 19. TỰ NHIÊN CHÂU MĨ I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Xác định được giới hạn, vị trí địa lí châu Mĩ. Trình vày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ. 2. Kỹ năng. Sử dụng lược đồ để xác định được giới hạn, vị trí địa lí và nhận biết đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ Phân tích được sự phân hóa của môi trường tự nhiên ở dãy An- đet 3. Thái độ. Ý thức học tập đúng đắn Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên 4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực : Phẩm chất: tự chủ, yêu thương, trách nhiệm. Năng lực : tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, phân tích vị trí địa lí II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ, máy chiếu, bảng phụ Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, phương pháp giải quyết vấn đề, 2. Học sinh Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ ? Nêu hiểu biết của em về châu Mĩ? Hoạt động chung HS: trả lời. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Góp phần hình thành năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo, sử dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh. * Phương pháp – kĩ thuật: sử dụng bản đồ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. - Chiếu lược đồ tự nhiên châu Mĩ ? Châu Mĩ nằm ở nửa cầu nào? Được bao bọc bởi những đại dương nào? ? Xác định điểm cực B, N của châu lục? (Từ 83039'B ( kể các đảo) đến 55054'N. Từ 71050'B (không kể các đảo) đến 55054'N) ? Hãy xác định các đường chí tuyến, đường xích đạo và hai vòng cực? ? Cho biết vị trí, lãnh thổ châu Mĩ so với các châu lục khác có điểm gì khác biệt cơ bản? (Lãnh thổ châu Mĩ nằm trải dài gần 139 vĩ độ) ? Vị trí ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Mĩ? ? Diện tích của châu Mĩ? - Cung cấp diện tích các châu lục còn lại ? So sánh diện tích châu Mĩ với các châu lục khác? ? Xác định nơi hẹp nhất của châu Mĩ? *Trình bày 1 phút. ? Nêu hiểu biết của về kênh đào Panama. ? Khái quát đặc điểm vị trí và diện tích của châu Mĩ? Hoạt động cá nhân HS quan sát,. HS xác định, trả lời. HS xác định Hoạt động chung HS trả lời. Hoạt động cặp đôi HS trả lời HS so sánh. Hoạt động cá nhân HS trình bày. 1. Tìm hiểu về giới hạn, vị trí địa lí. - Nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây. - Tiếp giáp với 3 đại dương. - Trải dài từ vùng cực bắc đến tận vùng cận cực Nam. Từ 71050'B đến 55054'N) => Khí hậu đa đạng, có nhiều đới khí hậu khác nhau. - Diện tích: 42 triệu km2 -> đứng thứ 2 trên thế giới. -Nơi hẹp nhất kênh đào Panama nối TBD với ĐTD rút ngắn quãng đường giao thông hàng hải quốc tế. => Lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ. *LUYỆN TẬP Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn. - GV cung cấp cho học sinh lược đồ câm về Châu Mĩ. Yêu cầu học sinh điền tên các đại dương, các vịnh, biển tiếp giáp với châu Mĩ. - Nhóm nào nhanh hơn, chính xác hơn sẽ giành chiến thắng. Hoạt động nhóm HS thảo luận, điền vào lược đồ. Hướng dẫn về nhà. Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi. Chuẩn bị mục 2. Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản + Đọc SHD. + Phân tích kênh hình, kênh chữ. + Trả lời các câu hỏi. + Tìm hiểu về dãy Andet và hệ thống núi Coocdie. Tiết 34. Ngày dạy 10 /1/2020 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt A. KHỞI ĐỘNG Góp phần phát triển năng lực: tự học, phân tích tranh ảnh. *Kĩ thuật: phân tích tranh ảnh. -GV chiếu cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh về các dạng địa hình của châu Mĩ. ? Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình châu Mĩ? Hoạt động chung Hs quan sát. Hs trả lời B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, phân tích lược đồ,. *Kỹ thuật: hướng dẫn sử dụng bản đồ. -GV chiếu lược đồ tự nhiên châu Mĩ. ? Nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ. - GV chốt. *Phương pháp dự án. - Yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu hiểu biết của mình về dãy Andet và hệ thống núi Coocdie. - GV nhận xét, tuyên dương sự chuẩn bị của học sinh. Yêu cầu học sinh quan sát H1/shd-4. ? Châu Mĩ có những khoáng sản nào? Phân bố của chúng. ? Nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản? Hoạt động cá nhân HS quan sát. HS trả lời bằng lược đồ. Hoạt động cá nhân HS trình bày kiến thức đã được chuẩn bị ở nhà ( trình bày trên Powerpoint). Hoạt động cặp đôi HS thảo luận, trả lời ( chỉ trên lược đồ) 6. Tìm hiểu về địa hình, khoáng sản. a. Địa hình *Phía tây: - Dãy núi cao đồ sộ, hiểm trở, kéo dài từ Bắc xuống Nam. - Dãy Coocdie, dãy Andet. * Ở giữa. - đồng bằng rộng lớn có nhiều giá trị đối với sản xuất nông nghiệp. - Đồng bằng trung tâm, đồng bằng Amadon, đồng bằng Laplata, đồng bằng Pamppa * Phía đông: - Bắc Phi là dãy núi già Apalat. - Nam phi chủ yếu là các sơn nguyên: Guyana, Braxin b. Khoáng sản. Châu Mĩ có nguồn khoáng sản phong phú như vàng, chì, đồng, sắt, dầu mỏ, khí đốt, mangan, than. *Luyện tập – vận dụng 13p Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn. HS tiếp tục sử dụng lược đồ câm của tiết học trước. Yêu cầu học sinh điền tên các hệ thống núi, đồng bằng, sơn nguyên và khoáng sản của Châu Mĩ. - GV thu kết quả. Nhận xét. Hoạt động nhóm HS thảo luận, điền vào lược đồ. Hướng dẫn về nhà. 2p Học bài, xem lại kiến thức đã được học. Chuẩn bị mục 3 ( tìm hiểu về khí hậu), mục 4 ( tìm hiểu về thảm thực vật, sông ngòi) và nội dung phần C-luyện tập + Đọc SHD, trả lời các câu hỏi. + Phân tích kênh hình, kênh chữ. Tiết 3. Ngày dạy /1/2019 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt A. KHỞI ĐỘNG Góp phần phát triển năng lực: tự học, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ ? Xác định tọa độ điểm cực Bắc và cực Nam của châu Mĩ. ? Lãnh thổ kéo dài có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu của châu Mĩ? GV dẫn vào nội dung mới. Hoạt động chung. HS xác định trên lược đồ. B. Hoạt động hình thành kiến thức Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, chỉ bản đồ. *Phương pháp: Hướng dẫn sử dụng bản đồ. - Chiếu H2/SHD-5. ? Nêu tên các đới và các kiểu khí hậu của châu Mĩ? ? Nhận xét? ? Tại sao Châu Mĩ lại có nhiều đới và kiểu khí hậu như vậy? GV chốt. ? Kể tên và xác định 1 số con sông tại Châu Mĩ? ? Nhận xét? - GV bổ sung: Giới thiệu về sông Amadon và Mixixipi. ? Kể tên các thảm thực vật chính của Châu Mĩ? Phân bố? ? Tại sao châu lục này lại có nhiểu kiểu thảm thực vật ? -GV chốt. Hoạt động cá nhân HS quan sát HS trả lời trên lược đồ. Hoạt động cặp đôi. Hs thảo luận, trả lời câu hỏi. Hoạt động chung. Học sinh xác định, trả lời. HS nghe. Hoạt động cặp đôi. HS thảo luận, trả lời. Tìm hiểu về khí hậu. Châu Mĩ gồm các đới và kiểu khí hậu: Cực. Cận cực. Ôn đới. + Ôn đới lục địa. + Ôn đới hải dương. Cận nhiệt. + Cận nhiệt ĐTH. + Cận nhiệt đới lục địa. + Cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt đới. + Nhiệt đới lục địa. + Nhiệt đới gió mùa. Cận xích đạo. Xích đạo. => Phân hóa đa dạng. Có đầy đủ các kiểu và đới khí hậu. Nguyên nhân: - Lãnh thổ rộng lớn và kéo dài. - Do địa hình phân hóa phức tạp. - Do ảnh hưởng của biển và dòng hải lưu. Tìm hiểu về sông ngòi, thảo thực vật. a. Sông ngòi. - Các sông lớn: Mi-xi-xi-pi, Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pa-ra-na. =>Hệ thống sông ngòi dày đặc. b. Thảm thực vật. - Đài nguyên: bắc Canada. - Rừng cận nhiệt đới: ven dòng biển lạnh Ca-li-phooc-lia và Pê-ru. - Rừng lá kim: ôn đới lục địa( Canada). - Rừng lá rộng: phía đông nam của Bắc Mĩ. - Rừng rậm nhiệt đới: eo dất Trung Mĩ, đồng bằng Amadon. => Thảm thực vật đa dạng. Do: + Lãnh thổ rộng lớn và kéo dài. + Ảnh hưởng của biển. + Địa hình có sự phân hóa HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, phân tích sơ đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ Chiếu hình 3a, 3b/SHD-6. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2/ SHD-6. Gv chốt Hoạt động cặp đôi. HS quan sát. HS thảo luận, báo cáo, bổ sung. 2. Bài tập 2 Sườn tây Andet Sườn đông Andet Độ cao ( m) Đai thực vật Độ cao ( m) Đai thực vật 0-1000 Thực vật nửa hoang mạc 0-1000 Rừng nhiệt đới 1000-2000 Cây bụi xương rồng 1000-1300 Rừng lá rộng 2000-3000 Đồng cỏ cây bụi 1300-3000 Rừng lá kim 3000-5000 Đồng cỏ núi cao 3000-4000 Đồng cỏ Trên 5000 Băng tuyết 4000-5000 Đồng cỏ núi cao Trên 5000 Băng tuyết. D-E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG. Góp phần phát triển năng lực: Tự học, *Kĩ thuật: Viết tích cực ? Sưu tầm thông tin, viết 1 đoạn văn ngắn về kênh đào Panama. Hoạt động cá nhân Hs hoàn thành ở nhà. Hướng dẫn về nhà 2p Hoàn thành bài tập được giao. Chuẩn bị bài 20: Dân cư, xã hội châu Mĩ + Đọc SHD. + phân tích kênh chữ, kênh hình. + Trả lời câu hỏi trong SHD. + Sự hiểu biết cửa mình về 1 số bộ lạc cổ: Inca, Maia, RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_vnen_bai_19_tu_nhien_chau_mi.docx