Giáo án Địa lí Lớp 9 VNEN - Bài 6: Địa lí dịch vụ

docx 13 trang vnen 01/08/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 VNEN - Bài 6: Địa lí dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 VNEN - Bài 6: Địa lí dịch vụ

Giáo án Địa lí Lớp 9 VNEN - Bài 6: Địa lí dịch vụ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
BÀI 6- TIẾT: 
ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Qua bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức: 
Trình bày được khái niệm, vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố dịch vụ ở nước ta.
Phân biệt được 3 nhóm ngành dịch vụ cơ bản.
Nêu được tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch ; một số xu hướng mới trong phát triển các ngành dịch vụ
2. Kỹ năng: 
Sử dụng được Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ giáo khoa treo tường và trong SGK ; các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu và các thông tin địa lí cần thiết để nhận xét sự phát triển của các ngành dịch vụ.
Vận dụng kiến thức và kỹ năng để nhận xét và giải thích sự phát triển các ngành dịch vụ ở địa phương
3. Thái độ: 
Tích cực học tập để xây dựng quê hương đất nước
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
Sống tự chủ, sống trách nhiệm
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Nội dung:
+ Tìm hiểu khái niệm, cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ
+  Tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
+ Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.
+ Tìm hiểu về bưu chính viễn thông
+ Tìm hiểu các hoạt động và tình hình phát triển của ngành thương nghiệp
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, phát hiện và gqvđ
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp
- Thời gian:
- Khởi động:
HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn
- Nêu NV: 
Quan sát hình 1, kết hợp với những hiểu biết của em, hãy cho biết các hoạt động này thuộc ngành dịch vụ nào. Nêu ý nghĩa của các ngành đó? 
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Dẫn dắt: 
Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn, gồm các ngành dịch vụ, sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, đem lại các nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cơ cấu và vai trò của dịch vụ
* Hoạt động cá nhân
- GV: nêu câu hỏi
? Cho biết dịch vụ là gì và gồm các hoạt động nào ? Nhận xét về cơ cấu đó ?
- HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét
- GV: chuẩn xác, đánh giá
* HĐ cả lớp
? Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì em thấy x.hiện thêm những hoạt động dịch vụ nào
? Kết luận gì về mối quan giữa kinh tế và dịch vụ
* Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2/SHD/13, bổ sung
? Nhận xét chung về vai trò của DV
- GV: chiếu một số hình ảnh
- HS: quan sát hình ảnh, đọc thông tin
- HS: trả lời, bổ sung
- GV: chuẩn xác, HS tự đánh giá
* Hoạt động cả lớp
? Phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống?
Hoạt động 2: Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
* Hoạt động nhóm:
- Chiếu câu hỏi
? Đặc điểm? Tình hình phát triển ngành dịch vụ 
+ Trả lời 2 CH/ SHD- 43
- HS: hoạt động
- HS: trình bày, bổ sung
- GV: yêu cầu HS khá giỏi giải thích, bổ sung
- GV: chuẩn xác, GV-HS đánh giá
* HĐ cả lớp, máy chiếu
- Chiếu, kể về sự p.triển về DV của nước ta và các nước trong khu vực và trên thế giới
? Dịch vụ nước ta so với các nước phát triển và 1 số nước trong khu vực?
? Vì sao
* Hoạt động nhóm:
- HS: xác định nhiệm vụ
? Em có nhận xét gì về các hoạt động DV giữa miền núi và đồng bằng, giữa các đô thị với các vùng nông thôn
? Đâu là những trung tâm dịch vụ lớn ở nước ta?
? Như vậy, các h.động DV tập trung chủ yếu ở những nơi như thế nào?
? Vậy sự phân bố các hoạt động DV phụ thuộc vào những nhân tố nào ?
? Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng?
- HS: hoạt động, trình bày, bổ sung
- GV: chiếu kêt quả, HS đánh giá chéo
1. Tìm hiểu khái niệm, cơ cấu và vai trò của dịch vụ 
a. Cơ cấu ngành dịch vụ 
- KN (SHD/43)
- Cơ cấu gồm: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng 
=> Cơ cấu đa dạng phức tạp. 
- Cơ cấu DV càng đa dạng hơn khi KT p.triển
b. Vai trò
- Đối với sản xuất:
+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, thông tin cho các ngành kinh tế.
+ Tiêu thụ sản phẩm cho các ngành, tạo mối liên hệ giữa các ngành, các vùng, các nước.
- Đối với đời sống:
+ Đáp ứng mọi nhu cầu trong đ.sống
+ Tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống nhân dân.
* Đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống và sản xuất
( Cung cấp, vận chuyển thông tin, bán hàng, quảng cáo, thư từ, bưu phẩm, điện báo)
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta .
a. Đặc điểm phát triển
- Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP (43,4%)
- Có sự khác nhau về tỉ trọng của các nhóm ngành dịch vụ năm 2002 và 2014 (dẫn chứng).
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa các nhóm ngành dịch vụ năm 2014 so với năm 2002 (dẫn chứng). 
(+) Giải thích (đối với học sinh khá giỏi): do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhóm ngành dịch vụ sản xuất phát triển với tốc độ nhanh, tỉ trọng tăng; nhóm dịch vụ tiêu dùng và công cộng phát triển chậm hơn, tỉ trọng giảm.
- Chưa thật phát triển so với thế giới.
 (Vì :+ Trình độ C.nghệ chưa cao
+ CL l.động còn thấp
+ Csht và kt chưa tốt )
b. Đặc điểm phân bố 
- Tập trung nhiều, đa dạng ở đồng bằng, nhất là ở các thành thị 
- Trung tâm DV lớn và đa dạng nhất: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
(Nơi đông dân và kinh tế phát triển.) 
* Sự phân bố các hoạt động DV phụ thuộc vào 2 nhân tố: sự tập trung dân cư và sự phát triển của KT
 (Là 2 trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn nhất nước đặc biệt CN phát triển nhất. Dân cư đông.) 
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta
- Hướng dẫn :
+ 6 nhóm, chia làm 3 cụm để sau vòng 1 sẽ trao đổi kết quả trong cụm
+ N1/mỗi cụm : NC về GTVT
+ N2/ mỗi cụm : NC về BCVT
- Chiếu thêm hình ảnh
- GVĐG, bổ sung
Điền tên loại hình vận tải tương ứng với các hình?
Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải. Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ở nước ta? Vì sao?
Hoạt động 4: Tìm hiểu về bưu chính viễn thông
* Ý nghĩa của BCVT
- Trong đời sống:
+ Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và học tập của nhân dân
+ Đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần nhanh nhất (giảm TG, chi phí đi lại) 
-> Nâng cao hiệu quả công việc
- Trong sản xuất:
+ Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động KT - XH
 (giúp nhà SX phân tích, xử lí và ứng phó kịp thời những biến động trên thị trường) -> Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, hiệu quả sản xuất và lợi nhuận.
3. Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.
- Các loại hình GTVT: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông
- Vai trò(SHD)
- Các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển quan trọng
- Loại hình GTVT đường bộ quan trọng nhất vì có tỉ trọng vận chuyển lớn nhất và còn có xu hướng tăng, cơ động và thích hợp với nhiều loại địa hình
4. Tìm hiểu về bưu chính viễn thông
- Những dịch vụ cơ bản: Điện thoại, điện báo, Internet, báo chí, chuyển bưu kiện bưu phẩm...
- Những dịch vụ mới có chất lượng cao của ngành bưu chính viễn thông. Chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, thư điện tử, báo điện tử, học qua mạng internet...
- Ý nghĩa: SHD
Trong đó dịch vụ điện thoại và internet
+ Phát triển với tốc độ rất nhanh.
+ Cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời => góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
TIẾT 3
Hoạt động 5: Thương mại
* Hoạt động nhóm:
- N1, 3: tìm hiểu về “Nội thương”, 
N 2, 4 tìm hiểu về “Ngoại thương” theo yêu cầu SGK
- 2 nhóm 1, 2 TB và nhóm 3, 4 theo dõi, ghi chép, đặt câu hỏi và ngược lại.
- Nhóm còn lại của từng cụm sẽ bổ sung, trao đổi
- GV: chiếu đáp án, HS ĐG chéo
* Lưu ý: 
+ HS: dựa vào biểu đồ hình 9 để rút ra sự chênh lệch về hoạt động nội thương giữa các vùng. 
+ Khi quan sát HS làm việc, nếu thấy các nhóm/HS trả lời đúng, xong trước câu hỏi Chỉ ra những vùng có hoạt động nội thương phát triển, giải thích vì sao. GV có thể yêu cầu thêm bằng câu hỏi “vùng nào có hoạt động ngoại thương kém phát triển, tại sao?”/ tại sao thị trường của hh nước ta là những khu vực trên? (Vị trí thuận lợi, thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp)
*Hoạt động cá nhân:
+ GV: yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH.
+ HS: thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận xét, bổ sung; đánh giá.
+ GV: tổ chức hoạt động theo phương pháp đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một điểm du lịch nào đó.
- GV: chốt kiến thức
+ GV: chiếu thêm 1 số hình ảnh để HS biết thêm về tiềm năng du lịch của nước ta.
KL: Đánh giá chung về ngành thương mại?
Hoạt động 6: Tìm hiểu về ngành du lịch.
* Hoạt động cá nhân:
+ GV: yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH.
+ HS: thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận xét, bổ sung; đánh giá.
+ GV: tổ chức hoạt động theo phương pháp đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một điểm du lịch nào đó.
+ GV: chốt kiến thức
+ GV: chiếu thêm 1 số hình ảnh để HS biết thêm về tiềm năng du lịch của nước ta.
5.Thương mại
a. Nội thương
- KN/SHD
- Các HT bán hàng đa dạng: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại 
- Hàng hóa ngày càng đa dạng
- Sự tập trung hoạt động thương mại có sự khác nhau giữa các vùng
+ Những vùng có hoạt động nội thương phát triển: Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
(Đây là những vùng có kinh tế phát triển, dân số tập trung đông đúc.)
- Nêu những hoạt động buôn bán mới trong hoạt động nội thương (đối với học sinh khá giỏi). 
=> Các hoạt động nội thương đã thay đổi căn bản theo cơ chế của nền KT thị trường
b. Ngoại thương.
* KN: 
- Tình hình phát triển: 
- Xuất khẩu: 3 nhóm hàng
hàng nông lâm, thuỷ sản- hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp- hàng CN nặng và khoáng sản
+ Tỉ trọng của hàng CN nặng và khoáng sản đang tăng lên, đứng vị trí hàng đầu.
+ Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm và đứng ở vị trí thứ 2
+ Tỉ trọng hàng nông lâm, thuỷ sản giảm và đứng vị trí số 3
- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. : gạo, thủy sản đông lạnh, cà phê, dầu thô...
- Nhập khẩu: TLSX( máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu) hàng tiêu dùng.
- Thị trường chủ yếu: khu vực ĐNA, TQ, NB, HQ, H. Kì, EU.
=> Ngoại thương ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong xu hướng hội nhập quốc tế.
6. Du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Phong cảnh đẹp : 
- Bãi tắm đẹp : 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa 
- Các vườn quốc gia: 
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Các công trình kiến trúc: 
- Lễ hội dân gian: 
- Di tích lịch sử: 
- Làng nghề truyền thống: 
- Văn hóa dân gian: Hát đối đáp, quan họcác món ăn dân tộc độc đáo
* Các địa điểm DL nổi tiếng: Hạ Long, Hoa Lư, SaPa, Đà Lạt.
=> Tiềm năng lớn
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận 
+ Bài tập luyện tập:
Dựa vào lược đồ du lịch Việt Nam, chứng minh nước ta có tài nguyên du lịch phong phú:
- Núi cao: Sa Pa, Mẫu Sơn
- Bãi biển đẹp: Trà Cổ, Nha Trang, Mũi Né
- Đảo: Hạ Long, Phú Quốc, HS, TS
- Hang động: Phong Nha- Kẻ Bàng, Hạ Long
- Sông, hồ: sông ngòi miền Tây, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể
- Vườn quốc gia: Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Vũ Quang....
- Di sản văn hóa TG: Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An .
- Di tích lịch sử văn hóa: cây đa tân trào, K9, địa đọa Củ Chi
- Lễ hội: LH hoa tam giác mạch HG, LH chùa Hương, LH làng Gióng
- Làng nghề cổ truyền: lụa VP, gốm BT
- VH DT : Cải lương, chèo, rối nước
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học, sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Ôn tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_vnen_bai_6_dia_li_dich_vu.docx