Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 VNEN - Bài 1: Trung thực
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 VNEN - Bài 1: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 VNEN - Bài 1: Trung thực
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 1: TRUNG THỰC (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Thông qua bài học, HS sẽ: Trình bày được quan điểm của mình về sự trung thực và các biểu hiện đa dạng của trung thực. Phân tích được ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống. Có ý thức rèn luyện để trở thành người trung thực. Quý trọng những người sống trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Nhận biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống. Đánh giá được vai trò của trung thực trong cuộc sống. 3. Phẩm chất Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án, SGK Công dân 8. Hình ảnh minh họa về các nguồn tư liệu có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK Công dân 8. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.s III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm. + GV phổ biến luật chơi: Khi quản trò hô ngắn, những người chơi phải đưa thẳng cánh tay ra phía trước, lòng hai bàn tay để song song, hướng vào nhau và cách nhau khoảng 20cm. Nếu quản trò hô dài thì hai bàn tay cũng để ở tư thế như vậy, nhưng cách xa nhau khoảng 60cm. Nếu quản trò hô thấp thì để một tay trên, một tay dưới, hai bàn tay hướng vào nhau và song song với mặt đất, cách nhau khoảng 20cm. Nếu quản trò hô cao thì hai bàn tay cũng để ở tư thế như vậy, nhưng cách xa nhau khoảng 60cm. Quản trò đứng ở phía trước, vừa hô, vừa làm các động tác. Những người chơi phải nhìn vào quản trò và làm theo lời hô của quản trò. Nếu ai làm trái lại lời hô sẽ tự giác ra khỏi cuộc chơi và chịu một hình thức phạt vui vẻ do lớp quy định. + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Việc một số bạn tự động ra ngoài khi mặc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát thể hiện phẩm chất gì? Tên trò chơi Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm thể hiện mối liên hệ như thế nào giữa lời nói và việc làm? Đó là biểu hiện của điều gì? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. + HS chơi trò chơi. + HS trả lời câu hỏi: Việc một số bạn tự đứng ra ngoài khi mắc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát đã thể hiện phẩm chất trung thực của họ. Tên trò chơi: "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm" thể hiện mối liên hệ trái ngược giữa lời nói và việc làm. Đó là biểu hiện của thiếu trung thực. - GV dẫn dắt vấn đề: Để hiểu rõ hơn về trung thực, nhận biết các hành động thể hiện sự trung thực và không trung thực, ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Trung thực. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về trung thực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc câu chuyện Ba lưỡi rìu, trả lời được các câu hỏi liên quan đến câu chuyện. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tự đọc truyện Ba lưỡi rìu. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Vì sao anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc? Việc làm của anh thể hiện phẩm chất gì? + Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là trung thực? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu về trung thực - Anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc vì lưỡi rìu anh đánh rơi là lưỡi rìu bằng sắt. Anh là người không có tính tham lam nên những cái không phải của mình thì anh không nhận lấy. Việc làm của anh thể hiện phẩm chất trung thực. - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện của trung thực và thiếu trung thực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chơi trò chơi Tiếp sức, chỉ được ra những biểu hiện cụ thể của trung thực và thiếu trung thực trong cuộc sống hàng ngày. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức với 2 nhóm: + Nhóm 1: Biểu hiện của trung thực. + Nhóm 2 : Biểu hiện của không trung thực. - GV yêu cầu 2 nhóm ghi câu trả lời vào giấy A0 và báo cáo theo nhóm: Từ câu chuyện trên, và từ trong cuộc sống, học tập hằng ngày, em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của trung thực và thiếu trung thực, rồi ghi vào giấy theo mẫu dưới đây Biểu hiện của trung thực Biểu hiện của không trung thực - GV chốt lại: + Biểu hiện trung thực: không gian dối; nói thật lòng; không giả tạo; thẳng thắn; không che dấu khuyết điểm. + Biểu hiện thiếu trung thực: nói dối, giả tạo, che dấu khuyết điểm... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Tìm hiểu các biểu hiện của trung thực và thiếu trung thực Biểu hiện của trung thực Biểu hiện của không trung thực Dũng cảm nhận lỗi của mình Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. Thẳng thắn phê bình khi người khác mắc khuyết điểm Nhận lỗi thay cho người khác Nhận được của rơi, đem trả lại người mất Biện minh cho những hành động sai trái của mình Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hậu quả của việc thiếu trung thực; ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực; suy nghĩ về sự trung thực trong cuộc sống. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc tình huống 1,2 và trả lời câu hỏi: + Tình huống 1: Mẹ đưa tiền cho quân mang đến trường để đóng học phí. Nhưng hôm nay cô giáo chủ nghỉ ốm nên Quân chưa nộp được tiền cho cô. Được nghỉ học sớm 1 tiết, Quân và các bạn rủ nhau vào quán chơi điện tử. Một phần số tiền học phí đã được Quân sử dụng để trả tiền chơi điện tử cho cả nhóm. Thời gian trôi qua, cô giáo nhắc Quân và nhắn tin cho mẹ Quân bảo đóng học phí. Khi mẹ và cô giáo hỏi Quân, Quân nói dối số tiền để trong cặp đã bị mất cắp. Vì sao Quân lại nói dối mẹ và cô giáo? Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy như thế nào khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật? + Tình huống 2: Hùng ngồi cạnh Mạnh. Trong giờ kiểm tra toán tuần trước, Mạnh không làm được bài nên đã cầu cứu Hùng cho chép bài. Hôm trả bài kiểm tra, Hùng nghỉ học. Cô giáo hỏi tại sao hai bài giống hệt nhau thì Mạnh nói Em không biết, có thể là bạn Hùng nhìn bài của em. Vì sao Mạnh lại nói không đúng sự thật? Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh? Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân nào? Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường như thế nào? Những người xung quanh sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi biết về những hành vi thiếu trung thực? - GV yêu cầu HS đọc truyện Cái giá của sự trung thực. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Vì sao ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật? + Theo em, hai đứa con và những người chứng kiến sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi thấy việc làm đó của người bố? + Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng như thế nào? + Người sống trung thực có thể gặp những khó khăn, thua thiệt như thế nào trong cuộc sống? + Tại sao mỗi người chúng ta nên sống trung thực? - GV chốt lại: Tầm quan trọng, ý nghĩa của trung thực: + Đối với cá nhân: giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. + Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. - GV giới thiệu kiến thức: Trong thực tế cuộc sống, đôi khi người ta phải tạm thời giấu sự thật, khi sự thật ấy có thể gây tổn thương hoặc hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng, niềm tin vào cuộc sống của người khác. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bác sĩ không nói thật hết với bệnh nhân về tình trạng vô phương cứu chữa của họ; Cha/ mẹ nuôi không nói đứa trẻ biết là họ đã nhận em về từ một trại trẻ mồ côi từ khi em mấy tháng tuổi...Theo em, những trường hợp đó có phải là thiếu trung thực không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3. Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực a. Tìm hiểu hậu quả của sự thiếu trung thực - Tình huống 1: + Quân nói dối mẹ và cô giáo vì bạn đã lỡ tiêu mất một phần tiền đóng học vào việc chơi điện tử cùng bạn. Do bạn không có số tiền đó bù vào nên bạn nói vậy để che dấu việc làm sai phạm của mình. + Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật. - Tình huống 2: + Mạnh nói không đúng sự thật vì Mạnh biết mình chép bài của Hùng là sai nên nếu nhận lỗi thì Mạnh sẽ bị cố giáo khiển trách và phạt. + Nếu là Hùng, em sẽ cảm thấy rất buồn và tức vì lúc Mạnh cần Hùng đã giúp đỡ Mạnh. Nhưng khi cô giáo hỏi thì Mạnh lại đổ lỗi đó sang cho người đã giúp mình trước đó. Thông qua đó, Hùng sẽ nghĩ rằng Mạnh là người thiếu trung thực. + Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân: Do hoàn cảnh xô đẩy Do bản thân chưa hiểu được sự quan trọng của đức tính trung thực Do gia đình, nhà trường, xã hội chưa giáo dục tốt việc chúng ta phải luôn trung thực... + Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường trong trạng thái lo lắng, lo sợ, giật mình bởi những lời nói liên quan đến sự thật hay nói cách khác là "có tật giật mình". + Những người xung quanh sẽ cảm thấy mất lòng tin đối với những người nói dối, hành vi thiếu trung thực. b. Ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực + Ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật vì trong suy nghĩ của ông nếu mình nói dối như vậy thì chẳng khác nào bán đi sự kính trọng của những đứa con dành cho ông và lòng trung thực của mình. + Hai con và những người chứng kiến sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và cảm thấy khâm phục về những việc làm đó của người bố. + Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và luôn cảm thấy tự tin trước lời nói và hành động của mình. + Người sống trung thực cũng sẽ gặp những khó khăn, thua thiệt trong cuộc sống: dễ bị người xung quanh hiểu nhầm, bị những người xung quanh đổ lỗ, bị một số đối tượng lừa dối... + Chúng ta cần sống trung thực vì: sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng. c. Suy ngẫm Những trường hợp đó không phải là thiếu trung thực vì: Trong cuộc sống, ai cũng nên và cần sống trung thực, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu không làm hại người khác thì chúng ta không nên nói sự thật bởi đôi khi nói sự thật sẽ làm tổn thương đến người khác. Hoạt động 4: Cách rèn luyện tính trung thực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xây dựng kế hoạch rèn luyện tính trung thực trong cuộc sống hằng ngày. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện tính trung thực của em trong cuộc sống hàng ngày theo mẫu dưới đây Lĩnh vực cuộc sống Biện pháp, cách thức rèn luyện Trong học tập và các hoạt động ở trường Trong công việc gia đình Trong quan hệ với người thân trong gia đình Trong quan hệ với bạn bè/ thầy cô Trong quan hệ với người khác Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 4. Cách rèn luyện tính trung thực Lĩnh vực cuộc sống Biện pháp, cách thức rèn luyện Trong học tập và các hoạt động ở trường Tự làm bài tập, bài kiểm tra của mình Tự tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp Trong công việc gia đình Tự giác làm những việc trong tầm tay của mình (quét dọn, tưới cây, rửa bát, nấu ăn...) Làm sai tự thú nhận, không đổ lỗi cho người khác. Trong quan hệ với người thân trong gia đình Luôn xưng hô đúng với quan hệ trong gia đình Không hỗn với người lớn, không bắt nạt em nhỏ Trong quan hệ với bạn bè/ thầy cô Chơi hòa đồng với bạn bè, không nói xấu sau lưng bạn Thành thật với thầy cô khi mắc lỗi, không dấu diễm, đổ lỗi cho bạn. Trong quan hệ với người khác Luôn thành thật với những hành động và việc làm của mình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 phần Luyện tập SGK trang 7, 8, 9. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 1: Viết vào ô trống những hậu quả của sự thiếu trung thực: Trường hợp Hậu quả A. Rau bán ở một số nơi được giới thiệu là rau an toàn, rau sạch nhưng lại bị tưới phân vô cô, thuốc bảo vệ thực vật quá lượng cân thiết Người mua ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. B. Một bạn biết mình không đủ năng lượng và các điều kiện khác (sức khỏe, thời gian, kinh tế gia đình) để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của lớp nhưng cứ xung phong nhận liều. Nhiệm vụ quan trọng không được hoàn thành, ảnh hưởng đến lớp, đến các bạn, làm hạ thấp mình trước lớp. C. Một bạn học sinh vô ý đá bóng làm vỡ cửa kính của lớp, nhưng đã im lặng không nhận lỗi khi nhà trường đang tìm kiếm người vi phạm Nếu trường truy ra bạn đó làm thì bạn đó chịu kỉ luật nặng hơn, nếu không truy ra thì lớp và cô giáo chủ nhiệm sẽ phải chịu kỉ luật của trường. D. Một bạn mượn xe người khác để dùng và làm hỏng bộ phận "râu tôm" trong líp xe. Nhưng khi trả bạn đó đã im lặng không thông báo cho chủ xe biết Chủ xe đi không để ý sẽ dễ gây ra tai nạn E. Một bạn vô tình đưa cho em bé uống nhầm một lon nước đã quá hạn sử dụng từ lâu khiến em bé bị đau bụng và sốt. Khi bác sĩ khám bệnh cho bé và hỏi tình hình thì bạn giấu không kể việc đã cho em uống lon nước đó. Khiến cho bác sĩ khó chuẩn đoán bệnh cho em bé hơn, sức khỏe em bé bị ảnh hưởng. Câu 2: Xử lí tình huống - Tính huống 1: Trong trường hợp này, cần góp ý về những món ăn của chủ nhà nhưng sẽ nói giảm nói tránh, không nên góp ý thẳng thắn và trực tiếp. Có thể nói: món này cô có thể bớt một chút muối thì hương vị của rau củ dễ dậy mùi hơn và thơm hơn ạ hay món này nếu có thêm một chút tiêu sẽ ngon hơn ạ... Cách nói như vậy sẽ không làm buồn người đã nấu những món ăn đó mà lại còn giúp họ tự hiểu ra được rằng những món ăn đó còn có chút thiếu sót để lần sau rút kinh nghiệm và nấu ngon hơn. - Tình huống 2: + Đối với khách: Cần thừa nhận kết quả học tập của mình không được quá tốt. Tuy nhiên, mình vẫn đang cố gắng từng ngày để học tốt hơn và không phụ lòng nuôi dạy của bố mẹ. Mình tin là mình sẽ làm được. + Đối với bố mẹ: Nhận lỗi với bố mẹ về việc mình đã làm không tốt. Hứa với bố mẹ, sẽ không bao giờ tái phạm và sẽ cố gắng học tập để làm bố mẹ vui lòng. - Tình huống 3: Trong tình huống đó, cần tâm sự nhỏ nhẹ với bạn, không nói thẳng thắn đổ lỗi cho bạn hành động không cố ý của bạn mà công việc có chút trục trặc. Nhắc nhở để bạn biết và sửa chữa. Câu 3: HS tự liên hệ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK trang 9. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS tự liên hệ hoàn cảnh, điều kiện thực tế của bản thân để trả lời. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Tìm tòi, mở rộng SGK trang 9. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: + Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, phương ngôn, các câu chuyện nói về trung thực và giá trị của sự trung thực: Thật thà là cha quỷ quái; Trung thực, thật thà thường thua thiệt; Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo; Mất lòng trước, được lòng sau; Thẳng như ruột ngựa; Cây ngay không sợ chết đứng,... + Nội dung Đúng Sai Phân vân Trung thực là luôn nói đúng sự thật x Trung thực là tự trọng x Trung thực là tôn trọng người khác x Trung thực là khó người, dễ ta x Trung thực là thổ lộ hết lòng mình x Có thể nói không đúng sự thật nếu không bị phát hiện vẫn được coi là người trung thực x Có thể nói không đúng sự thật nếu để không làm tổn thương người khác x Trung thực chỉ là không nói dối người khác x Giữ lời hứa là trung thực x Trung thực là thống nhất giữa lời nói với việc làm x Trung thực để tạo nên sự tin cậy x Trung thực giúp duy trì nên tình bạn x Trung thực không chấp nhận sự giả tạo x Trung thực còn có nghĩa là không dối lòng mình x - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_vnen_bai_1_trung_thuc.docx