Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 1: Chí công vô tư
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 1: Chí công vô tư
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Thông qua bài học, HS sẽ: Trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất chí công vô tư và các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống. Có ý thức rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện sự chí công vô tư, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện sự chí công vô tư. 2. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Nhận biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của chí công vô tư trong công việc và cuộc sống. Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện sự chí công vô tư, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện sự chí công vô tư. 3. Phẩm chất Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án, SGK Công dân 9. Hình ảnh minh họa về các nguồn tư liệu có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK Công dân 9. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS đóng vai dựa theo tình huống: Hằng lớp trưởng lớp 9A3 chơi rất thân với Hoàng Lan. Một hôm, trong giờ truy bài, Hoàng Lan đã quên không làm bài tập về nhà. Ở lớp của Hằng hôm ấy, cũng có nhiều bạn không làm bài tập về nhà. Hoàng Lan gặp riêng và đề nghị Hằng bỏ qua cho mình, không đưa tên mình vào danh sách những bạn không chuẩn bị bài. Hằng băn khoăn, suy nghĩ về đề nghị của bạn, nhưng cuối cùng vẫn quyết định đưa Hoàng Lan vào danh sách những bạn không chuẩn bị bài tập về nhà và báo cáo cô giáo. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Em suy nghĩ gì về quyết định của Hằng? Nếu em là Hằng, em sẽ hành động như thế nào? 2. Việc làm của Hằng biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: 1. Em cảm thấy quyết định của Hằng vô cùng chính xác và đúng đắn. Bởi Hằng làm như vậy vừa hoàn thành trách nhiệm của một lớp trường, đồng thời cũng giúp bạn hiểu được lỗi sai của mình để lần sau chú ý và khắc phục. Nếu em là Hằng em cũng sẽ hành động như Hằng. 2. Việc làm của Hằng biểu hiện của phẩm chất: Chí công vô tư. - GV dẫn dắt vấn đề: Để hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1 : Chí công vô tư. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về chí công vô tư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu thế nào là chí công vô tư. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Anh cho rằng: Người có phẩm chất chí công vô tư là người luôn công bằng, khách quan trong nhìn nhận, đánh giá và xử lí những công việc hằng ngày, biết làm những việc lợi mình, lợi người. Bình cho rằng: Người có phẩm chất chí công vô tư là người luôn công bằng, khách quan trong cuộc sống, ủng hộ những việc làm vì lợi ích chung của tập thể. a. Em đồng ý với quan niệm của bạn nào? Giải thích vì sao? b. Theo em, thế nào là người có phẩm chất chí công vô tư? Cho ví dụ minh họa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu về chí công vô tư - Đồng ý với ý kiến của bạn Bình. Vì người chí công vô tư là những người luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu chứ không phải đặt lợi ích của cá nhân lên hàng đầu như bạn Anh nói. - Người có phẩm chất chí công vô tư là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân. Ví dụ: Anh Tú cậy anh trai là chủ tịch xã nên đã lấn chiếm bờ rào của nhà hàng xóm là anh Tuấn. Anh Tuấn biết anh Tú lấn chiếm nên đã viết đơn khiếu nại. Anh Tú biết chuyện nên đã đến nhà anh trai nhờ anh ấy xử lí phần thắng về mình. Nhưng anh trai đã không làm như vậy, anh trai thấy a Tú rõ ràng sai nên đã xử lí công bằng và lấy lại bờ rào như cũ cho nhà hàng xóm. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chơi trò chơi Tiếp sức, chỉ được ra những biểu hiện cụ thể của trung thực và thiếu trung thực trong cuộc sống hàng ngày. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phẩm chất chí công vô tư. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu 5 việc làm thể hiện sự chí công vô tư, 5 việc làm chưa chí công vô tư theo mẫu sau: Biểu hiện của chí công vô tư/ chưa chí công vô tư Giải thích Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư - Những biểu hiện của chí công vô tư là: + Không thiên vị,che dấu những hành vi sai trái của người khác + Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái theo quy định chung + Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng + Ủng hộ, nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho tập thể, cho xã hội... - 5 việc làm thể hiện chí công vô tư và 5 việc làm chưa chí công vô tư: Biểu hiện của chí công vô tư/ chưa chí công vô tư Giải thích 1. Lan là lớp trưởng nhưng Lan che dấu lỗi cho Hương là bạn thân của mình Không chí công vô tư vì Lan không công bằng với các bạn khác và còn che dấu lỗi của bạn 2. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra. Chí vông vô tư vì ông Lợi làm đúng, ông đặt lợi ích cho nhà máy lên hàng đầu. 3. Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Không chí công vô tư vì Mai cố gắng học tập tốt là đúng, nhưng Mai cũng cần phải tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thành trách nhiệm và góp phần đưa các hoạt động cuả trường ngày càng tốt hơn. 4. Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới. Không chí công vô tư vì một tập thể tốt cần phải có lãnh đạo có đức, có tài và những nhân viên tốt, vì vậy muốn chấn chỉnh nề nếp kỉ luật xí nghiệp thì nên kỉ luật tất cả những người vi phạm không kể cấp trên hay cấp dưới. 5. Bà Tám ghét nhà bà Lan nên bao che bà Hương ăn trộm gà nhà bà Lan Không chí công vô tư vì bà Tám vì việc riêng mà bao che tội xấu của người khác. 6. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra. Chí công vô tư vì những bạn đạt chỉ tiêu thì xứng đáng được bình xét. 7. Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở cửa, bà Nga vui vẻ chấp hành. Chí công vô tư vì bà Nga đã vì công việc chung của tập thể, không màng đến lợi ích của mình. 8. Biết Tuấn sai nhiều lần, Ngọc quyết định thưa với cô giáo nhờ cô sửa sai giúp Tuấn mặc cho Tuấn giận Ngọc Chí công vô tư vì Ngọc muốn giúp Tuấn tốt hơn nên không bao che tội lỗi cho bạn 9. Hoa luôn phạt, thưởng công bằng đối với tất cả các bạn trong lớp Chí công vô tư vì Hoa luôn công bằng với mọi người, không thiên vị, nể hà. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư trong công việc và cuộc sống. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc tình huống tr.6. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Dựa theo tình huống, nhóm hãy thảo luận để chuyển thể thành kịch bản nhằm mục đích thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không thiên vị trong gia đình; khẳng định ý nghĩa, vai trò của sự công bằng, bình đẳng trong cuộc sống. + Nhóm phân vai và đóng vai theo kịch bản đã xây dựng. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Sự chí công vô tư sẽ mang lại cho chúng ta và cộng đồng những lợi ích nào? + Chúng ta cần làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư a. Đọc tình huống - HS đọc tình huống và nêu nội dung của tình huống. b. Nhóm thực hiện nhiệm vụ Các nhóm thực hiện phân vai và đóng vai theo kịch bản đã xây dựng. c. Cùng suy ngẫm và trao đổi - Những lợi ích mà chí công vô tư mang lại cho chúng ta và cộng đồng là: + Đối với chúng ta: giúp chúng ta sống thanh thản, tự tin, được nhiều người xung quanh tôn trọng, tin cậy và yêu quý. + Đối với cộng đồng: Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình. - Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư bằng cách: + Ủng hộ, quý trọng những người có đức tính chí công vô tư. + Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 phần Luyện tập SGK trang 7, 8, 9, 10. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 1: - Những hành động, lời nói của Tô Hiến Thành thể hiện sự chí công vô tư trong câu chuyện là: + Ta là đại thần, nhận mệnh Tiên tổ lo giúp vua còn bé. Nay lại ăn của đút ma làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở dưới suối vàng + Thái hậu gọi ông vào dỗ dành, thuyết phục nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết không nghe. + Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ há chịu + Nếu thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần xin cử Trần Trung Tá.... + Qua câu chuyện này giúp em thấy được Tô Hiến Thành là một vị quan tốt. Ông được vua tin tưởng bởi ông là vị quan biết lo cho hậu vận đất nước, biết đặt việc chung lên trên hết, không màng danh lợi cho bản thân. Đó là điều đáng quý của một vị đại thần. - Kể về tấm gương chí công vô tư: Khi Tấn Bình Công lên ngôi vua, thấy huyện Nam Dương còn chưa có huyện lệnh mới hỏi đại phu Kỳ Hoàng Dương ai có thể đảm nhiệm chức vụ này, khi nghe Kỳ Hoàng Dương tiến cử Giải Hồ, Tấn Bình Công ngạc nhiên hỏi lại"Giải Hồ chẳng phải có tư thù với ông ư ? Làm sao ông lại tiến cử ông ta ?". Kỳ Hoàng Dương đáp: "Hoàng thượng chỉ hỏi ai là người xứng đáng giữ chức huyện lệnh, chứ có hỏi ai là người có tư thù với hạ thần đâu". Tấn Bình Công không biết nói sao liền cử Giải Hồ đi nhậm chức. Sau khi đến Nam Dương, Giải Hồ đã làm nhiều việc tốt cho dân, khiến huyện Nam Dương trở nên khá nổi bật. Về sau, Tấn Bình Công lại yêu cầu Kỳ Hoàng Dương đề cử một viên Trung Quân Úy, là một chức vụ quan trọng trong quân đội. Kỳ Hoàng Dương nói Kỳ Ngọ là người xứng đáng gánh vác trọng trách này. Tấn bình Công vội hỏi lại: "Kỳ Ngọ là con trai ông, ông tự đề cử con mình chẳng lẽ không sợ thiên hạ dị nghị sao?". Kỳ Hoàng Dương đáp: "Hoàng thượng chỉ yêu cầu hạ thần đề cử một viên Trung Quân Úy thôi, chứ có hỏi người đó có phải là con trai của hạ thần đâu". Tấn Bình Công cũng chuẩn y Kỳ Ngọ nhậm chức Trung Quân Úy, còn Kỳ Ngọ cũng không phụ lòng mong mỏi của cha, làm việc rất xuất sắc. Khi Khổng Tử nghe xong hai sự việc này liền khen rằng : "Tuyệt lắm, Kỳ Hoàng Dương đề cử nhân tài, đối ngoại thì không bài xích người có tư thù với mình, đối nội thì không nề hà người đó là con trai mình, việc làm này quả là chí công vô tư". Câu 2: Những hành vi/ việc làm thể hiện chí công vô tư là: A. Luôn công bằng, không thiên vị khi giải quyết công việc C. Luôn hành động theo lẽ phải E. Luôn lấy lợi ích chung làm thước đo để giải quyết công việc của tập thể I. Luôn đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân. Câu 3: - Đồng ý với ý kiến của bạn An và không đồng ý với ý kiến của bạn Bình. Vì: Khi chúng ta hành động và làm những việc chí công vô tư, trước hết sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy thoải mái và không phải đắn đo suy nghĩ về hành động của mình. Có thể một số việc làm chí công vô tư sẽ khiến một số người sẽ ghét mình hơn vì không bênh vực họ, nhưng ngược lại những người hiểu lẽ phải sẽ ủng hộ và tôn trọng mình hơn. Ngoài ra, mỗi người đều hành động và làm việc chí công vô tư sẽ giúp cho xã hội công bằng hơn và phát triển hơn. Chúng ta làm vì mọi người, vì tập thể chứ không làm vì danh lợi được nhận từ người khác. - Để trở thành những người có phẩm chất chí công vô tư, chúng ta cần phải rèn luyện: + Phân biệt được cái đúng, cái sai và ủng hộ cái đúng + Ủng hộ, quý trọng những người có đức tính chí công vô tư. + Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. Câu 4: Hành vi/ việc làm Chí công vô tư Chưa chí công vô tư Giải thích a. Biết anh trai mình đang buôn bán, tàng trữ ma túy nhưng A quyết định không tố cáo x Dù biết anh trai mắc tội nghiêm trọng nhưng A vẫn bao che hành động sai trái đó. 2. Anh D tìm mọi cách để không phải đi nghĩa vụ quân sự x Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi nam thanh niên khi đến tuổi. Vì vậy, trốn nghĩa vụ là vi phạm quy định của nhà nước. 3. Hùng và 3 người bạn cùng trộm cắp tài sản. Khi bị bắt, Hùng đã khai và nhận hết tội về phần mình thay cho vba người kia. x Hùng và ba người khác đều phạm tội nhưng Hùng lại bao che tội cho ba người đó. 4. A cùng các bạn trong lớp quyên góp tiền, quà để giúp đỡ các bé ở trại trẻ mồ côi x A và các bạn vì lợi ích chung của cộng động. Đó là những hành động đẹp 5. Bác Sáu hiến 3 sào đất cho địa phương để xây trường mầm non x Bác Sáu không màng đến lợi ích của mình, bác sẵn sàng hiến đất để các em nhỏ có trường mầm non để học. 6. Là lớp trưởng nhưng Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những người bạn thân của mình x Quân không nhưng không công bằng với các thành viên khác trong lớp mà còn bao che những khuyết điểm cho các bạn, khiến các bạn không thể tiến bộ. 7. Mai là học sinh giỏi, nhưng không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân x Mai cố gắng học tập tốt là đúng, nhưng Mai cũng cần phải tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thành trách nhiệm và góp phần đưa các hoạt động cuả trường ngày càng tốt hơn. Câu 5: - Ông M không phải là người chí công vô tư - Giải thích: Qua tình huống trên ta thấy, hành động và lời nói của ông M hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Nếu ông M là người chí công vô tư thì ông đã không đưa con, cháu, người thân vào doanh nghiệp làm việc dù họ không đủ năng lực. Điều này là làm hại cho doanh nghiệp chứ không phải vì lợi ích cho doanh nghiệp như ông đã nói với nhân viên của mình. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Vận dụng SGK trang 10. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 1: HS tự liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi. Câu 2: Nếu là bạn cùng lớp của Lan, em sẽ gặp và hỏi bạn lớp trưởng tại sao bạn ấy lại không chọn Lan là người học giỏi tiếng anh nhất của lớp để thi hùng biện tiếng anh. Em cũng sẽ nói cho bạn lớp trưởng hiểu, chọn người đi thi hùng biện không chỉ là để cá nhân người đó được thể hiện mà còn mang lại thành tích cho lớp. Vì vậy, chúng ta phải chọn những người tốt nhất để tham dự. Câu 3: - Qua câu nói của Bác Hồ trên đã giúp em hiểu được rằng: Trong mỗi con người chúng ta dù giàu hay nghèo , dù làm lớn hay nông dân thì cũng phải cần "chí công vô tư" , phải để việc công việc nước lên trên vì việc này có lợi cho nhiều người cho toàn dân, cho cộng động xã hội còn việc tư, việc nhà hãy để giải quyết sau bởi vì đó chỉ là công việc mang tính cá nhân thôi. - Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải hiểu được lợi ích và ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. Từ đó, phải cố gắng rèn luyện và học tập những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Tìm tòi, mở rộng SGK trang 10. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 1, 2: HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_bai_1_chi_cong_vo_tu.docx