Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Huỳnh Vũ Chương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Huỳnh Vũ Chương
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. - Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 2. Về kỹ năng: - Biết xử sự phù ợp với quy định của pháp luật. - Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp. 3. Về thái độ: - Hình thành ý thức tôn tromngj pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tích cự ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. - Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. II. Thiết bị-tài liệu: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. - Hiến pháp năm 1992. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề GV: Tổ chức cho HS cùng trao đổi. GV: Gợi ý đưa ra các câu hỏi các cột trong bảng. HS: trả lời cá nhân., 1- Xây nhà trái phép - Đổ phế thải. 2- Đua xe vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông. 3- Tâm thần đập phá đồ đạc. 4- Cướp giật dây truyền, túi xách người đi đường. 5- Vay tiền dây dưa không trả. 6- Chặt cành tỉa cây mà không đặt biển báo. Phân loại vi phạm HS: làm việc cá nhân Cả lớp cùng góp ý kiến GV: Kết luận: Chúng ta bước đầu tìm hiểu nhận biết một số khái niệm liên qua đến vi phạm pháp luật, đó là các yếu tố của hành vi vi phạm pháp luật. I . Đặt vấn đề: Vi phạm Không vi phạm X X x x x x - Vi phạm luật hành chính. - Vi phạm luật dân sự - Không - Vi phạm luật hình sự. - Vi phạm luật dân sự - Vi phạm kỉ luật Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật. Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật. GV: từ các hoạt động trên, HS tự rút ra khái niệm về vi phạm pháp luật. GV: Gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi. Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Câu 2: Có các loại hành vi vi phạm pháp luật nào? GV: Chia nhóm cho HS thảo luận. HS: Trả lời theo nhóm. GV: Cho HS làm bài tập áp dụng: ? Trong các ý kến sau đây ý kiến nào đúng, sai? Vì sao? a. bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. c. Những người mắc bệnh tam thần không phải chịu trách nhiệm hình sự. d. Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính. GV: Nhận xét cho điểm. GV: Kết luận: Con người luôn có các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Trong quá trình thực hiện các quy định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ có những ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét các hành vi vi phạm pháp luật giúp chúng ta tránh xa các tệ nạn xã hội. 1. Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Các loại vi phạm pháp luật: - Vi hạm pháp luật hình sự - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi pạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỉ luật. Đúng Sai Vì x Có nhiều loại vi phạm pháp luật x x Họ không tự chủ được hành vi của mình x Nếu vi phạm thì đều bị xử lý theo pháp luật 4. Củng cố: Hướng dẫn hs phân biệt một số vi phạm pháp luật 5. Dặn dò: Tìm hiểu phần tiếp theo của bài học trách nhiệm pháp lí
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_bai_15_vi_pham_phap_lua.docx