Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 2: Tự chủ - Huỳnh Vũ Chương

docx 3 trang vnen 13/12/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 2: Tự chủ - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 2: Tự chủ - Huỳnh Vũ Chương

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 2: Tự chủ - Huỳnh Vũ Chương
Bài 2: TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Hs hiểu đựơc thế nào là tính tự chủ. Biểu hiện của tính tự chủ. Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
 2. Kĩ năng:
-Hs biết nhân xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ
-Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
 3. Thái độ:
-Tôn trọng ủng hộ những người có hành vi tự chủ
-Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện: Tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
II. Thiết bị-Tài liệu:
-SGK, sách GV GDCD lớp 9.
-Sưu tầm về các câu chuyện, tấm gương về đức tính tự chủ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu ý nghĩa thể hiện phẩm chất chí công vô tư? Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ntn?
-Nêu ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết?
 2. Giới thiệu bài mới:
- Gv đưa ra một ví dụ về tính tự chủ của một công dân
- Qua câu chuyện vừa kể em có suy nghĩ gì? Việc làm đó thể hiện đức tính gì của nhân vật?
 3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña ThÇy - Trß
Néi dung
I. Đặt vấn đề
* Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm
Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích truyện đọc
-Gọi HS đọc câu chuyện “Một người mẹ”
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
-Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
-Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác.
-Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ
.? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
-Bà Tâm đã tự chủ được tình cảm và hành vi của mình nên đã vượt qua được nỗi đau khổ, sống có ích cho con và cho những người khác.
->Bà Tâm là người có đức tính tự chủ,vượt khó khăn, không bi quan, chán nản.
Thảo luận:
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cấn quan tâm đến hoàn cảnh và người khác. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao?
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì?
* Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa, biểu hiện, rèn luyện của tính tự chủ
? Thế nào là tự chủ?
Gv tổng kết các ý 
-Gọi HS đọc câu chuyện “Chuyện của N”
? N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?
-Bị bạn bè rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy, trốn học, thi trượt tốt nghiệp, bị nghiện, trộm cắp..Vì không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Gv chia bảng thành hai cột cho hs tìm những biểu hiện của đức tính tự chủ và không tự chủ
Tự chủ
Không tự chủ
 Bình tĩnh, tự tin, ôn tồn trong giao tiếp, lịch sự, nhẹ nhàng, khi gặp khó khăn không nản chí, biết tự kiểm tra đánh giá bản thân, không bảo thủ, sửa sai khi mắc lỗi
 Hay nổi nóng, không kiềm chế được bản thân, thô lỗ, cục cằn, mất lịch sự, khi gặp khó khăn nản chí, bảo thủ ý kiến của mình, dễ bị người khác lôi kéo, cám dỗ
Thảo luận:
Qua 2 câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn xử lí như thế nào?
-Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N
-Trách nhiệm của mọi người trong lớp là động viên, gần gũi, giúp đỡ, các bạn hoà hợp với lớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt .
Tổ chức HS sắm vai với tình huống sau:
Bị bạn bè nghi oan.
Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học.
? Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp 2 trường hợp trên?
Cả lớp cùng nhận xét bổ sung
Gv chốt lại
? Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
? Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không, vì sao? Ví dụ minh hoạ?
-Hs trả lời GV lấy ví dụ, nhận xét và kết luận.
? Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Gv gợi ý học sinh tự nêu ra các biện pháp
Gv chốt lại
->Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp.Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
* hoạt động 3: Cả lớp/cá nhân
Hướng dẫn học sinh giải bài tập
II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là tự chủ?
-Tự chủ là làm chủ bản thân.
Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2.Ý nghĩa của tính tự chủ:
-Tự chủ là một đức tính quí giá.
-Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
-Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
3. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
 -Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
-Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
4. Bài tập: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
a. Tính bột phát trong giải quyết công việc.
b. Thiếu cân nhắc, chín chắn.
c. Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.
d. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.
e. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.
f. Nói tục chửi bậy, xử sự thiếu văn hoá.
-Hs trả lời GV chốt lại các ý 
 4. Củng cố:
- Hs nhắc lại biểu hiện của đức tính tự chủ.
Bài tập: Tình huống gặp ở trường. 
a. Có bạn rủ chơi bài ăn tiền.
b. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
c. Xe bị hỏng nên em đến trường muộn.
- Trả lời cá nhân. Cả lớp bổ sung, nhận xét 
- Gv bổ sung nhận xét: 
 5. Dặn dò
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK
- Xem trước bài “Dân chủ và kỉ luật”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_bai_2_tu_chu_huynh_vu_c.docx