Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Huỳnh Vũ Chương

docx 3 trang vnen 14/12/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Huỳnh Vũ Chương

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Huỳnh Vũ Chương
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của VN.
-Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
-Trách nhiệm của công dân. HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Kĩ năng:
-Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
-Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử liên quan giá trị truyền thống.
-Tích cực học tập và tham gia các hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống dân tộc.
 3. Thái độ:
-Có thái độ tôn trọng bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Phê phán đối với những thái độ và việc làm tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc.
-Có những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. Thiết bị-Tài liệu.
 -SGK, sách GV GDCD 9.
 -Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tình huống, trường hợp nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Những việc làm nào thể hiện hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường:
Giới thiệu bài:
 Qua các bài học trước, chúng ta đã thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng để có thể hợp tác và hội nhập thành công, mỗi dân tộc phải giữ vững được bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên bản sắc riêng đó, là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp hiện đại hóa đất nước cũng như sự phát triển của đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân
Gv lấy ví dụ giới thiệu vào bài.
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: cá nhân/ nhóm
Hướng dẫn học sinh đọc truyện, và phân tích truyện đọc sách giáo khoa
Thảo luận nhóm:
? Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
-Đại diện nhóm trả lời.
-Gv nhân xét bổ sung.
-Lòng yêu nước thể hiện: Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành làn sóng mạnh mẽ to lớn. Nó lướt qua mọi khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước 
-Thực tiễn nó chứng minh qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc(Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi.chống Pháp , chống Mĩ)
Các chiến sĩ ngoài mặt trận, các công chức hậu phương, phụ nữ cũng tham gia k/c.Các bà mẹ anh hùng, công nhân, nông dân thi đua sản xuất.
Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì ?
-Hs trả lời cá nhân.
-Gv bổ sung chốt lại.
-Những tình cảm, việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước.
-Câu chuyện 2:
? Cụ Chu Văn An là người như thế nào?
-Gv bổ sung chốt lại.
Chu Văn An là nhà giáo nỗi tiếng đời Trần.Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người là những nhân vật nổi tiếng.
->Phạm Sư Mạnh là học trò cũ của cụ Chu Văn An, giữ chức hành khiển trong triều, một chức quan to.
-Học trò cũ làm chức to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng mực tư cách của người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn tôn trọng thầy giáo của mình.
-Thảo luận nhóm:
? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An. Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì?
Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
-Gv bổ sung:
-Hành vi của học trò cũ cụ Chu Văn An:
+ Đứng giữa sân vái chào vào nhà. Chào to kính cẩn .Không giám ngồi sập. Xin ngồi kế bên ghế.Trả lời cặn kẽ mọi việc.
? Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?
-Hs trả lời, cá nhân, lớp nhận xét.
- Gv bổ sung chốt lại ý chính.
->Dân tộc ta có truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc  
* Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
 Tìm hiểu nội dung khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc
-Truyền thống yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập trong 2 câu chuyện giúp chúng ta hiểu thêm truyền thống của dân tộc, đó là truyền thống mang ý nghĩa lịch sử tích cực.
Thảo luận nhóm:
Theo em bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực không? Nêu 1 vài ví dụ?
-Gv chia bảng thành 2 cột yêu cầu lên điền vào .
-Gv nhận xét đưara đáp án:
Yếu tố tích cực
Yếu tố tiêu cực
Truyền thống yêu nước.
Tập quán lạc hậu 
Truyền thống đạo đức
Nếp nghĩ lối sống tuỳ tiện 
Truyền thống đoàn kết. 
Coi thường pháp luật 
Truyền thống cần cù lao động 
Tư tưởng địa phương hẹp hòi 
Tôn sư trọng đao 
Tục lệ ma chay, cưới xin lễ hội ..lãng phí, mê tín dị đoan
Phong tục tập quán lành mạnh
Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?
Những yếu tố truyền thống tốt đẹp thể hiện sự lành mạnh ->gọi là phong tục.
Ngược lại truyền thống không tốt đẹp, không phải -> gọi là hủ tục.
Hs trả lời sau đó gv đưa một số ví dụ (Tảo hôn, cúng ma, các tục lệ kiêng cữ, thách cưới, tục nối dây của đồng bào dân tộc)
I.Đặt vấn đề:
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm truyền thống:
 -Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 4. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức đã học
 5. Dặn dò: Học tốt bài ở nhà.Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_bai_7_ke_thua_va_phat_h.docx