Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiếp theo) - Huỳnh Vũ Chương

docx 3 trang vnen 14/12/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiếp theo) - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiếp theo) - Huỳnh Vũ Chương

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiếp theo) - Huỳnh Vũ Chương
Bài: 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY 
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiếp the)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của VN.
-Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
-Trách nhiệm của công dân.HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
- Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử liên quan giá trị truyền thống.
-Tích cực học tập và tham gia các hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống dân tộc.
 3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Phê phán đối với những thái độ và việc làm tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc.
-Có những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. Thiết bị-Tài liệu.
 - SGK, sách GV GDCD 9.
 - Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tình huống trường hợp nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Chọn những ý em cho là đúng:
Những thái độ hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc:
a. Thích trang phục truyền thống.
b. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.
c. Tìm hiểu văn học dân gian.
d. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
e. Quần chẽn áo bo, nhuộm tóc vàng là mốt.
2. Giới thiệu bài mới:
GV giới thiệu vào bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Cả lớp/ nhóm
Tìm hiểu nội dung bài học: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, những hủ tục, ý nghĩa việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp, trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn cá truyền thống tốt đẹp.
? Yêu cầu các tổ trình bày thành quả đã sưu tầm được ở nhà về những câu ca dao, tục ngữ?
Gv nhận xét và bổ sung thêm.
-Uống nước nhớ nguồn 
-Tôn sư trọng đạo.
-Lời chào cao hơn mâm cỗ.
-Con chim có tổ, người có tông.
-Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
-Dân tộc ta có những truyền thống gì?
->Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thảo, kính thầy, mến bạn.kho tàng văn hoá, áo dài VN, tuồng chèo, dân ca
Quê em có những làn điệu dân ca nào? Gọi hs trình bày.
? Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
Là bảo tồn giữ gìn những giá trị tốt đẹp, đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu truyền thống cho chúng ta:tư tưởng, lối sống, cách cư xử tốt đẹp.
Chuyển ý:
? Có ý kiến cho rằng : ngoài truyền thống đánh giặc, dân tộc ta không có truyền thống gì đáng tự hào?em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
-Hs đưa ra ý kiến cá nhân.
-Gv nhận xét giải thích thêm.
Chuyển ý:
? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
->Thái độ hành vi chê bai hoặc phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi .
 * Hoạt động 2: cả lớp/ nhóm
Tổ chức học sinh chơi trò sắm vai
?Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Hs tự phân vai và lời thoại
-Cả lớp theo dõi và nhận xét tiểu phẩm.
Gv nhận xét.
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập tại lớp
- Gv nhận xét đưa ra đáp án.
* Hoạt động 3: cả lớp/cá nhân
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Hs viết xong yêu cầu đọc.
Gv nhận xét 
II. Nội dung bài học:
2. Các truyền thống của dân tộc ta:
+ Truyền thống về đạo đức:Yêu nước, đoàn kết, lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, Phong tục tập quán tốt đẹp,
+Truyền thống về lao động: Các nghề truyền thống (trồng luá, chạm khắc, làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ.)
+ Truyền thống về văn hóa- nghệ thuật: (Lễ hội, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các điệu lí, văn học dân gian)
3. Ý nghĩa:
Truyền thống của dân tộc là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
4.Trách nhiệm của chúng ta:
- Bảo vệ và kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
-Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại đến truyền thống dân tộc.
III. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1 tại lớp.
Đáp án:
- Những thái độ thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:a. c, e, g, h, i, l
- Những thái độ thể hiện không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:b, d, đ, k
Bt: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương đất nước.
4. Củng cố: 
-Gv tổ chức cho học sinh trình bày những làn điệu dân ca.
-Gv nhận xét và tổng kết bài học.
5. Dặn dò:
-Học tốt bài, làm các bài tập còn lại.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_bai_7_ke_thua_va_phat_h.docx