Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 15+16: Ngoại khóa tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông - Huỳnh Vũ Chương

docx 2 trang vnen 21/12/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 15+16: Ngoại khóa tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 15+16: Ngoại khóa tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông - Huỳnh Vũ Chương

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 15+16: Ngoại khóa tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông - Huỳnh Vũ Chương
Tiết: 15,16
S 17/11
 D: 21/11
	Ngoại khoá:
TÌM HIỂU VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hs hình thành được một số quy định về trật tự an toàn giao thông.
2. Kĩ năng.
- Tự dánh giá hành vi của bản thân về việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Gv: Tài liệu giáo dục trật tự an toàn giao thông.
2. Hs: Vở ghi.
III.Phương pháp :
Trực quan,vấn đáp, luyện tập
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:
*Giới thiệu bày mới: Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu thông tin.(7’)
Gv: Cho Hs dọc thông tin trong tài liệu.
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
1. Nguyên nhân nào đã dãn đến tai nạn trong trường hợp của H và những người đi cùng trên xe máy?
2. H đã có những hành vi vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông?
Hs: Thảo luận, cử đại diện trình bày.
Hs: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, Kl
HĐ2: Tìm hiểu một số quy định về an toàn giao thông.(10’)
Gv: Khi thấy có người xâm phạm tới công trình giao thông em sẽ làm gì?
Khi có tai nạn xảy ra phải làm gì?
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
Hs: Nhận xét, bổ sung.
Gv: nhận xét KL
HĐ3. Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ(20’)
Gv:? Hiệu lệnh của cảnh sỏt giao thong khi điều khiển giao thông?
Gv:? Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu? Phải tuân theo qui định ntn?
Gv:? Nêu các biển báo hiệu đường bộ?
Gv:? Vị trí, tác dụng của vạch chỉ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ?
I. Thông tin.
1. 
- Do phóng nhanh vượt ẩu.
- Do thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.
- Ý thức tham gia giao thông còn chưa cao./
2.
- Chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô.
- Đèo quá số người quy định.
- H đã phóng nhanh vượt ẩu
II. Một số quy định về đi đường.
1. Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm, hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
2. Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải được xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
3. Khi tham gia giao thông phải đi về phái bên phải của mình, đi đúng phần đường, làn đường quy định.
4. Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường. Người coá liên quan trực tiếp tới tai nạn giao thông phài có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tới lập biên bản. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đõ cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước, hoặc báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.
III. Hệ thống báo hiệu đường bộ.
1. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông.
a. Hai tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại.
b. Hai tay hoạc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phái bên phải và phái bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.
c. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phái sau và bên phải người điều khiển gia thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người diều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên tái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ đi qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
2. Đèn tín hiệu.
- Đèn xanh: Được di
- Đèn đỏ: Cấm đi
- Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.
3. Biển báo hiệu đường bộ.
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo hiệu lệnh.
- Biển chỉ dẫn 
- Biển báo phụ.
4. Vạch kể đường.
5. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
6. Hàng rào chắn.
* Lưu ý: 
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lenh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Nhưng cần chú ý:
+ Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gtia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển gia thông.
+ Tại nơi có biển báo có định lại có biển báo tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(2’)
 + Gv tổng kết toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu tình hình chấp hành luật ATGT ở xã Quảng Điền.
 + Ôn tập chuẩn bị kiểm tra hết học kì I

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_tiet_1516_ngoai_khoa_ti.docx