Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 9: Ôn tập - Huỳnh Vũ Chương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 9: Ôn tập - Huỳnh Vũ Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 VNEN - Tiết 9: Ôn tập - Huỳnh Vũ Chương

ÔN TẬP I. Môc tiªu: 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học - Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống - Chuẩn bị làm bài kiểm tra định kì 2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá những hành động của bản thân qua việc tiếp thu những kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Hình thành cho học sinh nhu cầu rèn luyện ý thức cá chuẩn mực đạo đức đã học II. Thiết bị - tài liệu: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh có liên quan III. Hoạt động dạy học: 1. KiÓm tra bµi cò: - Kết hợp trong quá trình ôn tập 3. Bµi míi Ho¹t ®éng cña ThÇy vµ Trß Néi dung *Hoạt động 1:Cả lớp/ cá nhân: tìm hiểu, củng cố lại kiến thức đã học Thế nào là chí công vô tư? Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tính tự chủ Rèn luyện tính tự chủ như thế nào? Thế nào dân chủ và kỉ luật? Ý nghĩacủa dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống: 3. Rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như thế nào? Thế nào là hoà bình? Biểu hiện của lòng yêu hoà bình: Trách nhiệm của chúng ta để bảo vệ hòa bình. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Ý nghĩa của tình hữu nghị: Chính sách của Đảng ta về hoà bình,hữu nghị Trách nhiệm của học sinh Thế nào là hợp tác? Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển: Phương hướng rèn luyện. Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nêu các truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc ta. Ý nghĩa các truyền thống tốt đẹp Trách nhiệm của chúng ta để bào vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp. 1.Thế nào là chí công vô tư ? - Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2.Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư: - Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3.Thế nào là tự chủ? -Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống. 4.Ý nghĩa của tính tự chủ: - Tự chủ là một đức tính quí giá. - Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. -Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. 5. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào? - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. Xem xét thái độ, lời nói, hành động,việc làm của mình đúng hay sai. - Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. 6.Thế nào dân chủ và kỉ luật? - Dân chủ: - Mọi người làm chủ công việc. Mọi người được biết, được cùng tham gia.Mọi người góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát. - Kỉ luật:tuân theo qui định của cộng đồng. Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao. 7.Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật: -Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức,ý chí và hành động. -Tạo điều kiện cho sự phát triển cho mỗi cá nhân. - Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt. 8. Rèn luyện: - Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. - Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy dân chủ, kỉ luật. - Học sinh phải vâng lời bố mẹ, thực hiện qui định của trường lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật của một công dân. 9. Thế nào là hoà bình? - Là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. - Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người - Là khát vọng của toàn nhân loại. 10. Biểu hiện của lòng yêu hoà bình: - Giữ cuộc sống bình yên. - Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. -Không để xảy ra chiến tranh, xung đột. 12. Trách nhiệm của chúng ta: -T oàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình. Lòng yêu hoà bình thể hiện mọi nơi, mọi lúc giữa con người với con người. - Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới. 13. Khái niệm: -Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. 14.Ý nghĩa của tình hữu nghị: -T ạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác, phát triển. - Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật. -Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 15. Chính sách của Đảng ta về hoà bình, hữu nghị - Chính sách của Đảng ta đúng đắn, có hiệu quả. - Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi. - Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước. - Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại. 16. Trách nhiệm của học sinh Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài. Thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày. 17. Thế nào là hợp tác? - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. - Nguyên tắc hợp tác: Dự trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Không hại đến lợi ích người khác. 18.Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển: -Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. -Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển. -Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại. 19. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta: Coi trọng tăng cường hợp tác các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng 20. Phương hướng rèn luyện. - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh - Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò VN. Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp. - Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động , hoạt động tính thần khác. 21. Khái niệm truyền thống: -Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 22. Các truyền thống của dân tộc ta: + Truyền thống về đạo đức:Yêu nước, đoàn kết, lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, Phong tục tập quán tốt đẹp, +Truyền thống về lao động: Các nghề truyền thống (trồng luá, chạm khắc, làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ.) + Truyền thống về văn hóa- nghệ thuật: (Lễ hội, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các điệu lí, văn học dân gian) 23. Ý nghĩa: Truyền thống của dân tộc là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. 24. Trách nhiệm của chúng ta: - Bảo vệ và kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. -Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại đến truyền thống dân tộc. 4. Cñng cè - GV kh¸i qu¸t néi dung bµi 5. Dặn dò: Tiết sau làm bài kiểm tra
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_vnen_tiet_9_on_tap_huynh_vu.docx