Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 16: Góc
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 16: Góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 16: Góc
Tiết 16: §2. GÓC Ngày soạn: 25/12/2012 Lớp Ngày dạy TS Hs vắng mặt Ghi chú 6 36 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: HS biết góc là gì? Góc bẹt là gì? b. Về kĩ năng: - Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc. - Nhận biết điểm nằm trong góc. c. Về thái độ: Rèn luyện thái độ cẩn thận trong vẽ hình, tích cực trong học tập. 2. Chuẩn bị của GV& HS a. GV: thước thẳng , bảng phụ. b. HS: thước kẻ, nghiên cứu trước nội dung bài mới. 3. Phương pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm. 4. Tiến trình bài dạy: a. Ổn định tổ chức (1’) b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’) * Kiểm tra: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? Vẽ đường thẳng xy, điểm O thuộc xy. Chỉ rõ các nửa mặt phẳng của hình trên. Đó là hai nửa mặt phẳng như thế nào? * Đặt vấn đề: Hình gồm hai tia chung gốc được gọi là góc. Vậy góc là gì? Có những loại góc nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nó. c. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: Góc – Góc bẹt (15’) GV: Hãy vẽ hai tia chung gốc Ox và Oy, HS: Một học sinh lên bảng vẽ GV : Giới thiệu: Hình vẽ trên gọi là góc. Đọc: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O Kí hiệu: hoặc hoặc Ngoài ra còn có các kí hiệu: và hai tia Ox và tia Oy gọi là cạnh của góc HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. GV : Quan sát hình vẽ ở hình 4b, hình 4c ( SGK –trang 74), hãy đọc và kí hiệu các góc ?. HS : Trả lời. GV: Nếu M Ox ; NOy khi đó ta có thể đọc thay góc xOy là : Góc MON hoặc góc NOM. HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài và lấy một số ví dụ. GV : Hãy đọc và kí hiệu góc trên hình vẽ sau ? Có nhận xét gì về hai tia Ox và Oy ? HS: - Góc xOy, kí hiệu: - Hai cạnh của góc là hai tia đối nhau. GV : giới thiệu: Người ta nói gọi là góc bẹt. Vậy: Góc bẹt là gì ?. HS : Trả lời. GV : Nhận xét và khẳng định: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. GV : Yêu cầu học sinh làm ?. Hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt ?. HS :Thực hiện. GV : Nhận xét . Kết luận: HS nêu khái niệm góc là gì, thế nào là góc bẹt. HĐ 2: Vẽ góc (10’) GV : Hướng dẫn học sinh vẽ góc. - Những yếu tố nào để tạo lên một góc ?. - Để vẽ được góc bất kì thì ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của góc. HS : Chú ý và vẽ theo giáo viên. GV: Trong trường hợp có nhiều góc, để phân biệt các góc người ta vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ để nối hai cạnh của góc. Ví dụ : và HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài và lấy các ví dụ. Kết luận: HS nêu cách vẽ góc. HĐ 3: Điểm nằm bên trong góc (6’) GV : Quan sát hình 6 (SGK–74) Cho biết : - Góc jOi có phải là góc bẹt không ?. - Tia OM có vị trí như thế nào so với hai tia Oj và Oi ?. HS : Trả lời. GV : Nhận xét và Giới thiệu : Ta thấy hai tia Oj và Oi không phải là hai tia đối nhau và tia OM nằm giữa hai tia Oj và Oi . Khi đó ta gọi điểm M là điểm nằm bên trong góc jOi. Và tia OM là tia nằm bên trong góc jOi. HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. GV : - Trong một góc bất kì, có bao nhiêu điểm nằm trong góc ?. - Điều kiện gì để một hay nhiều điểm nằm bên trong góc ?. HS: Trả lời. GV : Hãy lấy một ví dụ về điểm nằm trong góc và nêu các điểm đó. HS: Thực hiện Kết luận: GV củng cố: khi nào điểm M là điểm nằm trong góc xOy ? 1. Góc. Ví dụ: Hình vẽ trên gọi là góc. Đọc: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O. Kí hiệu: hoặc hoặc Ngoài ra còn có các kí hiệu: Hai tia Ox và tia Oy gọi là cạnh của góc Chú ý : Nếu M Ox ; NOy khi đó ta có thể đọc thay góc xOy là : Góc MON hoặc góc NOM. 2. Góc bẹt Ví dụ: Ta nói: hình vẽ trên là góc bẹt. Vậy: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. ?. Ví dụ: Độ mở của compa, chùm ánh sáng, bàn đạp chạy, 3. Vẽ góc Để vẽ được góc bất kì thì ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của góc. Chú ý: Trong trường hợp có nhiều góc, để phân biệt các góc, người ta vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ để nối hai cạnh của góc. Ví dụ : và 4. Điểm nằm bên trong góc Ví dụ: Nhận xét: Hai tia Oj và Oi không phải là hai tia đối nhau và tia OM nằm giữa hai tia Oj và Oi. Khi đó ta gọi điểm M là điểm nằm bên trong . Và tia OM là tia nằm bên trong . d. Củng cố (6’) (Củng cố kiến thức sau mỗi phần). - Làm bài tập 8 (SGK-75) Bài 8 (SGK-75) Có tất cả ba góc là ; ; e. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK. - Đọc trước bài: Số đo góc. 5. Rút kinh nghiệm . . .
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_khoi_6_vnen_tiet_16_goc.docx