Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 17: Số đo góc

docx 4 trang vnen 22/11/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 17: Số đo góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 17: Số đo góc

Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 17: Số đo góc
Tiết 17:	 §3. SỐ ĐO GÓC 	 
Ngày soạn: 03/01/2013
Lớp
Ngày dạy
TS
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
36
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: 
- Công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo góc bẹt là 1800.
- Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
b. Về kĩ năng: Biết đo góc bằng thước đo góc. Biết so sánh hai góc.
c. Về thái độ: có ý thức đo góc cẩn thận, chính xác.
2. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: thước đó góc, thước thẳng, bảng phụ.
b. HS: thước đo góc, thước kẻ, học bài và nghiên cứu trước nội dung bài mới.
3. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5’)
* Kiểm tra: Thế nào là góc? Nêu các thành phần của góc ? Thế nào là góc bẹt?
* Đặt vấn đề: Như SGK.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: Đo góc (15’)
GV : 
- Giới thiệu về thước đo góc.
- Đơn vị của góc : Độ . Kí hiệu : ( o )
- Hướng dẫn học sinh đo góc.
 Để biết số đo góc của góc xOy ta làm như sau :
đặt thước sao cho tâm của thước trùng với điểm O và một cạnh của góc ( Oy ). Khi đó cạnh còn lại (Ox) chỉ đến vạch nào của thước thì đó chính là số đo của góc xOy.
HS : Chú ý và làm theo GV.
GV : Yêu cầu học sinh quan sát ví dụ 
( SGK – trang 76, 77).
GV : Hãy đo góc trong mỗi hình vẽ sau và cho nhận xét ?
a, 
b,
HS: Hai học sinh lên bảng lần lượt thực hiện.
GV : Nhận xét và khẳng định:
- Mỗi góc có một số đo. 
- Số đo của góc bẹt bằng 180o.
- Số đo của mỗi góc không vượt qua 180o.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
GV : Yêu cầu HS làm ?1. Đo độ mở của cái kéo và của compa ?
HS: - Hai HS lần lượt lên đo.
 - HS dưới lớp thực hiện và NX bài làm của 2 bạn
GV : - Nhận xét .
 - Yêu cầu HS đọc chú ý trong SGK.
HS : Thực hiện. 
Kết luận: HS nhắc lại nhận xét.
HĐ 2: So sánh hai góc (15’)
GV:
Hãy đo các góc trong mỗi hình vẽ sau:
Từ đó điền các dấu >, <, = thích hợp vào ô trống sau:
- 
- 
- 
HS: Một HS lên bảng thực hiện đo và điền dấu thích hợp.
GV : Nhận xét .
Vậy muốn so sánh 2 góc ta làm thế nào ?
HS: Trả lời. 
GV : Hai góc có cùng số đo góc được gọi là gì ?
(?) Nếu số đo của 2 góc khác nhau được gọi là gì ?
 HS: Trả lời. 
GV : Yêu cầu HS làm ?2. 
HS : Hoạt động theo nhóm nhỏ.
GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
HS: Thực hiện. 
Kết luận: GV củng cố lại cách so sánh hai góc.
HĐ 3: Góc vuông, góc nhọn, góc tù. (5’)
GV : Cho các hình vẽ sau:
Hãy tìm số đo các góc trong mỗi hình vẽ trên và điền vào “ ? ”
- 0o < ? < 90o.
- ? = 90o.
- 90o < ? < 180o.
- ? = 180o
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét và giới thiệu:
Kết luận: HS nêu nhận xét về góc vuông, góc nhọn, góc tù.
1. Đo góc
 Thước đo góc là một nửa đường tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ) ở hai vòng cung theo chiều ngược nhau. Tâm của đường tròn này là tâm của thước.
Đơn vị của góc: Độ. Kí hiệu : ( o )
Cách đo:
Đặt thước sao cho tâm của thước trùng với điểm O và một cạnh của góc (Oy). Khi đó cạnh còn lại (Ox) chỉ đến vạch nào của thước thì đó chính là số đo của góc xOy.
*Nhận xét :
- Mỗi góc có một số đo. 
- Số đo của góc bẹt bằng 180o.
- Số đo của mỗi góc không vượt quá 180o
?1.
Đo độ mở của cái kéo bằng
Đo độ mở của compa bằng
2. So sánh hai góc
Ví dụ: So sánh các góc sau:
Ta có: - = 45o
- = 45o
 - = 120o
Khi đó:
- < 
- = 
- < 
?2.
 = 
3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù
Ví dụ:
*Nhận xét:
d. Củng cố (3’)
GV y/c HS trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là 2 góc bằng nhau?
- Làm thế nào để so sánh hai góc?
- Thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù?
e. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học bài và làm các bài tập 12, 13, 15, 16 trong SGK.
- Đọc trước bài: Vẽ góc cho biết số đo.
5. Rút kinh nghiệm
.
.
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_khoi_6_vnen_tiet_17_so_do_goc.docx