Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 6: Luyện tập

docx 3 trang vnen 20/11/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 6: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 6: Luyện tập

Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 6: Luyện tập
Tiết 6: LUYỆN TẬP
Ngày soạn:16/09/2012
Lớp
Ngày dạy
TS
Hs vắng mặt
Ghi chú
7
32
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Củng cố các khải niệm về tia, rèn cách định nghĩa khác về tia.
b. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hai tia đối nhau, thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau, kỹ năng vẽ tia, đọc tia.
c. Về thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập. Có tư duy chính xác, rõ ràng trong phát biểu
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp ...
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: bảng phụ, thước thẳng.
b. HS: thước kẻ, học bài và làm bài ở nhà.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’)
* Kiểm tra: Hai tia đối nhau thỏa mãn những yêu cầu nào?
* Đặt vấn đề: Để củng cố các khái niệm về tia, rèn cách định nghĩa khác về tia. Hôm nay chúng ta cùng đi làm một số bài tập.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: Luyện phát biểu định nghĩa tia (10’)
- GV y/c HS làm các bài tập 26, 27.
- HS giải miệng bài tập 26 để GV chốt lại ở bài tập 27 và yêu cầu HS ghi lại các định nghĩa tia này vào phần chú ý trong vở học.
HĐ 2: Nhận biết hai tia đối nhau. (5’)
- GV: Thế nào là hai tia đối nhau ?
- HS làm bài tập 32 và vẽ hình minh họa các câu sai.
HĐ 3: Thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau.(18’)
- GV y/c HS làm bài 28, 29, 30.
(?) Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau nào ? (sau khi vẽ đựoc ba điểm O, M, N).
(?) Muốn biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong ba điểm M, N, O ta phải kiểm tra điều gì trước ? (ba điểm thẳng hàng). 
- HS trả lời dựa vào các câu hỏi gợi ý của HS.
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài tập 29 :
(?) Hai tia đối nhau AC và AB cho ta suy ra được những điều gì ? (A, B, C thẳng hàng và A nằm giữa B và C).
(?) Vẽ nhanh hai tia AB và AC đối nhau bằng cách nào ?
(?) Có nhận xét gì về gốc chung của hai tia đối nhau với hai điểm nằm ở hai tia đối nhau đó?
- HS trả lời dựa vào các câu hỏi gợi ý của HS.
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài tập 30: (Đề bài ghi sẵn trên bảng phụ)
- HS trả lời nhanh.
- GV nhận xét.
Bài tập 26 (SGK-113)
 a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với A 
 A M B
 b) Có thể điểm M nằm giữa hai điểm A , B hoặc điểm B nằm giữa hai điểm A , M 
Bài tập 27 (SGK-113)
a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A.
b) Hình tạo bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.
Bài tập 32 (SGK-114)
Sai
Sai
Đúng
Bài tập 28 (SGK-113)
 x 	N	 O	 M	y
(Ox, Oy) ; (Ox,OM) ... là các cặp hai tia gốc O đối nhau.
M, O, N thẳng hàng; O nằm giữa M và N.
Bài tập 29 (SGK-114)
 C	 N	 A	 M B
A nằm giữa C và M .
A nằm giữa N và B
Bài tập 30 (SGK- 114)
Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì :
Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau 
Điểm O nằm giữa một điểm bất kỳ khác O của tia Ox và một điểm bất kỳ khác O của tia Oy .
d. Củng cố (4’)
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Hệ thống 1 số bài toán đã chữa.
e. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- HS làm bài tập 31 (SGK-114).
- Đọc trước bài : Đoạn thẳng.
5. Rút kinh nghiệm
.
.
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_khoi_6_vnen_tiet_6_luyen_tap.docx