Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Chương I: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia - Tiết 1: Điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm - Đỗ Ngọc Nam
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Chương I: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia - Tiết 1: Điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm - Đỗ Ngọc Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Chương I: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia - Tiết 1: Điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm - Đỗ Ngọc Nam
CHƯƠNG I: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, ĐOẠN THẲNG, TIA. Tiết 1: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM I. Mục tiêu: Nhận biết được: Điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm. Biết cách vẽ: Điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tài liệu, bảng phụ, thước thẳng. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Nội dung Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội Dung A- Hoạt động khởi động: -Hoạt động nhóm: Đặt dấu chấm nhỏ trên trang giấy. - Hạt cát trên trang giấy. - Cho học sinh hoạt động nhóm quan sát, nhận xét - Mô tả được hình ảnh của điểm. B - Hoạt động hình thành kiến thức: 1.a, Quan sát, nhận xét - Học sinh hoạt động nhóm lớn. - Các nhóm thảo luận, quan sát hình vẽ trong sách. - Nêu những hình ảnh của điểm. - Các đại diện nhóm trình bày. b, Đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa - Các nhóm trưởng cho các thành viên đọc cá nhân. c. Thực hiện các hoạt động - HS vẽ 4 điểm bất kì vào vở, đặt tên chúng theo các chữ cái A,B,C,D - Viết tên các điểm đó vào vở. 2.a) Đọc và làm theo -HS thảo luận nhóm để nêu lên cách vẽ đường thẳng. -Bút và thước thẳng. -Bằng các chữ cái in thường: a, b, c, d, -Đọc kĩ nội dung mục 2b) -Thảo luận cặp đôi làm bài tập 2c) vào vở. - Kiểm tra hoạt động các nhóm - Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và động viên các nhóm làm tốt ?Người ta dùng chữ cái nào để đặt tên cho điểm? - Gv chốt kiến thức về cách đặt tên cho điểm, có thể giới thiệu thêm những cách đặt tên khác. Chẳng hạn: điểm A’, A’’ hoặc điểm B1, B2, - Gv giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là hình, lưu ý 1 điểm cũng là 1 một hình - GV giới thiệu 2 điểm trùng nhau, hai điểm phân biệt - GV quan sát - Trên hình các em vừa vẽ có những điểm nào? Hãy đọc tên những điểm đó? -Để vẽ đường thẳng em cần những dụng cụ nào? ?Nêu những hình ảnh của đường thẳng trong thực tế? -Người ta đặt tên cho đường thẳng bằng cách nào? -GV lưu ý HS đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía, và giới thiệu thêm những cách đặt tên khác của đường thẳng: x y Đường thẳng xy hoặc yx x x’ 1.Điểm *ví dụ: . A . B .C - những dấu chấm nhỏ ở trên gọi là ảnh của điểm. - Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, để đặt tên cho điểm *Chú ý: Nhận xét : 2. Đường thẳng. Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng, cho ta hình ảnh của một đường thẳng. đường thẳng này không giới hạn về hai phía. người dùng những chữ cái thường a, b, c, d, để đặt tên cho các đường thẳng. -Nhận nhiệm vụ về nhà. - Củng cố lại nội dung bài học. -Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Đọc mục 3 và mục D, E, làm các bài tập 1,2,3 SGK/158.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_chuong_i_diem_duong_thang_doan_thang.docx