Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Chu Minh Hòa
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Chu Minh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 6 VNEN - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Chu Minh Hòa
Tiết 3 §3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM I. Mục tiêu * Kiến thức: Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. Lưu ý học sinh có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm. BiÕt c¸c kh¸i niÖm hai ®êng th¼ng trïng nhau, c¾t nhau, song song. * Kỹ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng. * Thái độ : Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. II. Phương pháp - Nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, Trùc quan nªu vÊn ®Ò, thùc hµnh III. ChuÈn bÞ : 1. Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh : Đọc trước bài, thước thẳng, bút chì, tẩy. VI. Ho¹t ®éng d¹y häc: 1 . Ổn định 2 . Bài dạy Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng H§1: Kiểm tra (7’) ? Khi nào 3 điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng? Cho điểm A vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A? ? Hỏi thêm: Cho B (B A) vẽ đường thẳng đi qua A và B? Có bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B? - Đường thẳng vẽ thêm chính là đường thẳng đi qua hai điểm. Để vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm ta phải làm thế nào và vẽ được mấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó, còn có cách khác để gọi tên đường thẳng hay không chúng ta cùng nghiên cứu tiết học hôm nay. - HS Trả lời - HS vẽ đường thẳng đi qua A. - Có vô số các đường thẳng đi qua A. - Có 1 đ/ thẳng đi qua A và B H§2: Điểm (10’) Yêu cầu hs đọc cách vẽ đường thẳng trong sgk ? Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta làm như thế nào ? Một hs lên bảng, cả lớp vẽ vào vở. ? Vẽ được mấy đường thẳng đi qua hai điểm A, B ? ? Cho hai điểm P, Q vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q ? ? Vẽ được mấy đường thẳng đi qua hai điểm P, Q? ? Cho hai điểm E, F. Vẽ đường không thẳng đi qua hai điểm đó, số đường thẳng vẽ được? - HS đọc bài - HS nêu các vẽ - HS vẽ - Chỉ 1 đ/thẳng - HS vẽ - Chỉ 1 đ/thẳng - Vô số đ/thẳng qua E và F 1. Vẽ đường thẳng Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta làm như sau: - Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B - Dùng dấu chì vạch theo cạnh thước. - Nhận xét: (SGK – 108) H§3: Tên đường thẳng (8’) Yêu cầu hs đọc mục 2 (SGK – 108) trong 3ph ? Cho biết cách đặt tên của đường thẳng như thế nào? Làm ?. hình 18 hs thảo luận trong bàn ? Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ AB, AC . Hai đường thẳng này có đặc điểm gì? ? Dựa vào sgk hãy cho biết đường thẳng AB, AC có vị trí như thế nào với nhau ? Chúng có mấy điểm chung ? Có sảy ra trường hợp hai đường thẳng có vô số điểm chung không? ? Có thể sảy ra trường hợp hai đường thẳng không có điểm chung nào không? GV. Vậy với hai đ/thẳng có thể sảy ra vị trí hai đ/thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song. - HS đọc bài - HS trả lời - HS thảo luận Đại diện trả lời -HS vẽ, hai đường thẳng có chung nhau điểm A. - 2 đ/thẳng cắt nhau, có 1 điểm chung - Hai đường thẳng trùng nhau - Hai đường thẳng song song. 2. Tên đường thẳng C1: Dùng hai chữ cái in hoa AB (BA) C2: Dùng 1 chữ cái in thường. C3: Dùng hai chữ cái in thường. ?. Đường thẳng: AC, BA, BC, CA. H§4: Đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song(10’) ? Khi nào thì hai đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song ? Giới thiệu: Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng phân biệt. ? Hai đường thẳng có 2 điểm chung phân biệt thì nó ở vị trí tương đối nào? - HS trả lời - HS theo dõi SGK-109 Hai đ/thẳng trùng nhau, vì qua 2 điểm phân biệt chỉ có 1 đ/thẳng. 3. Đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song - Hai đường thẳng AB, AC cắt nhau tại giao điểm A (có 1 điểm chung). - Hai đường thẳng a và b trùng nhau (có vô số điểm chung) - Hai đường thẳng song song (không có điểm chung) Chú ý; (SGK – 109) HĐ5. Củng cố - Luyện tập (8’) ? Có mấy cách đặt tên cho đường thẳng, đó là những cách nào? ? Có mấy vị trí của hai đường thẳng, đó là những vị trí nào? ? Qua hai điểm vẽ được mấy đường thẳng? ? Quan sát thước thẳng, em có nhận xét gì? Vậy ta có cách vẽ hai đường thẳng song song bằng thước thẳng. - Hs: Trả lời. - Hs: Trả lời. - Hai lề thước là hình ảnh hai đường thẳng song song. Y/c hs làm bài 15, 16,17 (SGK-109) Bài 15 HS đứng tại chỗ trả lời Bài16 HS đứng tại chỗ trả lời Và lấy VD minh họa cho ý b Bài 17 hs lên bảng thực hiện - Y/c hs nhận xét - HS 1 - HS 2 - HS 3 - HS nhận xét Bài 15(SGK-109) - Có một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. Bài 16(SGK-109) a) Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm. b) Dùng thước thẳng Bài 17 (SGK-109) Có 6 đường thẳng: AB ; AC ; AD ; BC; BD; DC H§6: Híng dÉn vÒ nhµ (2’) - Về nhà ôn lại cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt và cách đặt tên cho đường thẳng, ôn lại vị trí của hai đường thẳng. - Làm bài 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21(SGK – 109,110) - Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc. - Đọc kỹ bài thực hành (SGK – 110). - Tiết sau thực hành ngoài trời. Rót kinh nghiÖm :
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_vnen_tiet_3_duong_thang_di_qua_hai_di.docx