Giáo án Hóa học Lớp 9 VNEN - Bài 2: Nhôm

docx 7 trang vnen 06/08/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 VNEN - Bài 2: Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 VNEN - Bài 2: Nhôm

Giáo án Hóa học Lớp 9 VNEN - Bài 2: Nhôm
Tuần: 	 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 	 
Bài 2: NHÔM 
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong, học sinh có thể: 
1. Kiến thức.
Nêu được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp sản xuất và ứng dụng của nhôm.
Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của nhôm.+ Phân biệt được kim loại nhôm và kim loại khác bằng phương pháp hóa học.
Giải thích được các bài tập tính thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm trong hỗn hợp; tính được khối lượng nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản phản ứng.
2. Kĩ năng
Viết PTHH
Tính toán hóa học, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ
Chăm chỉ, cẩn thận, an toàn, yêu thích môn học
4. Định hướng năng lực, phẩm chất.
Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, thực hành, tính toán hóa học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Phẩm chất: tự chủ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
- GV: 
Máy chiếu, tranh ảnh về đồ dùng bằng nhôm
Hóa chất: Al bột, HCl, NaOH
Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm
- HS: nghiên cứu trước bài học, vài đoạn dây Al cạo sạch.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi một HS trả lời câu hỏi:
Trình bày các tính chất hóa học của kim loại, dự đoán tính chất hóa học của nhôm (Al).
- HS trả lời
3. Bài mới 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động
1. Phương pháp: Dạy học theo nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Chiếu trên màn các hình ảnh về 1 số đồ dùng, phương tiện 
GV đặt câu hỏi: Kim loại nào là vật liệu để sản xuất các vật dụng trên? Tại sao?
- Nêu các tính chất vật lí và hóa học của kim loại đó mà em biết.
HS: Thảo luận trả lời
A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tính chất của nhôm
1. Phương pháp: Nhóm, thực hành.
2. Kĩ thuật: Động não.
3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
4. Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ
5. Phẩm chất : Trách nhiệm.
GV : Cho HS đọc thông tin SGK trang 10.
GV đặt câu hỏi :
+ Trình bày tính chất vật lí của nhôm
+ Tại sao các vật liệu bằng nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như dụng cụ đun nấu, dây điện, máy bay
HS : Thảo luận cặp đôi trả lời
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
(Nhôm bền, nhẹ)
GV: Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các thí nghiệm, ghi hiện tượng viết PTHH và kết luận :
- TN 1: rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn
- TN2: Al + Br2 (video)
- TN3: Cho 1 dây Al vào dd HCl
- TN4: Al + dd CuSO4
- TN5: Al + dd NaOH
HS: Báo cáo và nêu kết luận
GV chốt kiến thức, bổ sung:
- Lớp oxit Al rất bền nên bảo vệ được Al bên trong.
 - Al tác dụng với H2SO4 đặc nóng không giải phóng H2 mà thường sinh ra SO2
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tính chất vật lí
- Trắng bạc, nhẹ, nóng chảy ở 660°C, dẫn điện, nhiệt tốt, dẻo.
2. Tính chất hóa học.
a. Tác dụng với phi kim
- Với oxi ® oxit
4Al + 3O2 2Al2O3
- Với phi kim khác ® muối
2Al + 3Br2 2AlBr3
b. Tác dụng với axit ® muối + H2
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
Lưu ý: Al bị thụ động hóa trong H2SO4, HNO3 đặc nguội.
c. Tác dụng với dd muối của kim loại yếu hơn
Al + CuSO4 ® Al2(SO4)3 + Cu
d. Tác dụng với kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế Al
1. Phương pháp: Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV : Cho HS hoạt động cá nhân đọc thông tin mục III trang 12, sau đó thảo luận cặp đôi: 
Nêu ứng dụng chính của Al
HS : Đại diện các nhóm trình bày
GV : Cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin phần IV trang 12
GV đặt câu hỏi:
+ Trong tự nhiên Al tồn tại dưới dạng nào ?
+ Nguyên liệu sản xuất Al là gì ?
+ Tại sao trong quá trình sản xuất Al, người ta thêm criolit ?
HS: Đại diện nhóm trình bày
GV chốt kiến thức
III. Ứng dụng
SGK trang 12
IV. Sản xuất nhôm
- Nguyên liệu: quặng boxit, criolit.
- PP: điện phân nóng chảy nhôm oxit
- PTHH:
	2Al2O3 4Al + 3O2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV: Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập phần C trang 12, 13
Dạng 1: Bài tập lí thuyết: 2, 3, 4.
Dạng 2 : Bài tập tính theo PTHH: 5, 6
HS: Thảo luận cùng nhóm, hoàn thành các bài tập. Sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét, hướng dẫn.
GV: Hướng dẫn HS làm một số bài tập trắc nghiệm sau :
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nhôm bền trong không khí là do 
A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao. B. nhôm không tác dụng với nước.
C. nhôm không tác dụng với oxi . D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.
Đáp án: D
Câu 2: Cho một bản nhôm có khối lượng 70g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản nhôm ra cân có khối lượng 76,9g. Khối lượng đồng bám vào bản nhôm là:
 A. 19,2g 	B. 10,6g	C. 16,2g	D. 9,6g
Đáp án: D
Câu 3: Cho 8,1g một kim loại (hoá trị III) tác dụng với khí clo có dư thu được 40,05g muối. Xác định kim loại đem phản ứng:
 A. Cr	 B. Al	 C. Fe	 D. Au
Đáp án: B
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các câu hỏi bài tập
Câu 1 : Kể tên các đồ vật, dụng cụ trong gia đình em được làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
Câu 2 : Tại sao không lên dùng các đề vật bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi, vữa xây dựng hoặc mối dưa muối cà.... ?
Hướng dẫn :
Không nên. Vì vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng đều có chứa Ca(OH)2 là chất kiềm, chất này sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có xảy ra các phản ứng.
Al203 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
2Al + Ca(OH)2 + H2O   → Ca(AlO2)2 + 3H2
HS: Về nhà làm bài tập
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các câu hỏi bài tập trong sách và chuẩn bị bài mới
HS: + Về nhà làm bài tập
 + Chuẩn bị cho bài mới

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_vnen_bai_2_nhom.docx