Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 VNEN - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 VNEN - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 VNEN - Chương trình cả năm
GIÁO ÁN KĨ THUẬT LỚP 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Đồ dùng, SGK III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về vật liệu khâu, thêu - GV yêu cầu HS quan sát các vật liệu đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung: + Nêu một vài đặc điểm của vải? + Kể tên một vài sản phẩm làm từ vải? + Nêu đặc điểm của chỉ? Có các loại chỉ nào? - GV nhận xét, tóm tắt - GV hướng dẫn HS cách chọn vải, chỉ khi thực hành kĩ thuật. 3. HS quan sát, tìm hiểu về dụng cụ khâu, thêu - GV yêu cầu HS quan sát các dụng cụ đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung: + Nêu cấu tạo, đặc điểm của kéo cắt vải, kéo cắt chỉ? + Cách sử dụng các loại kéo? + Nêu đặc điểm của kim? + Nêu cách sử dụng kim? - GV nhận xét, nêu tóm tắt - Hướng dẫn HS cách sử dụng kéo và kim khi thực hành kĩ thuật. 4. HS tìm hiểu thêm về một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu thêu khác - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các vật liệu và dụng cụ khác như: thước, phấn... _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Đồ dùng, SGK III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Kiểm tra đồ dùng 2. HS tập kẻ, cắt vải, xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ - GV cho HS tập kẻ, vạch dấu và cắt vải - HS thực hành xâu chỉ vào kim. - GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các nhóm 3. Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét, đánh giá các thao tác vạch dấu, cắt, xâu chỉ, vê nút chỉ... - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt, khâu, thêu 1 sản phẩm mà em thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 3: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I/ Mục tiêu: - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu - Vạch được dấu trên vải và cắt được vải trên đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Đồ dùng, SGK III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Quan sát, tìm hiểu về đường vạch dấu vải - GV giới thiệu mẫu vải đã được vạch dấu, hướng dẫn HS quan sát mẫu và đọc SGK cùng tìm hiểu: + Hình dáng các đường vạch dấu? + Đường cắt trông như thế nào? - GV nhận xét bổ xung - Gợi ý HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu 3. Tìm hiểu cách cắt vải theo đường vạch dấu a. Vạch dấu trên vải - Yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b SGK và nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong - GV nhận xét và lưu ý: + Trước khi vạch dấu phải vuốt vải cho phẳng + Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng, đặt thước đúng vị trí cần vạch dấu, vạch dấu đường cong theo vị trí đã định - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK b. Cắt vải theo đường vạch dấu: - Yêu cầu HS quan sát hình 2a, 2b SGK và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu - GV nhận xét, bổ xung một số lưu ý khi cắt: + Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn + Mở rộng 2 lưỡi kéo, luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới vải để vải không bị cộm lên + Khi cắt tay trái cầm nâng nhẹ vải để cắt dễ dàng hơn + Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2. 4. HS tập cắt vải theo đường vạch dấu: - GV yêu cầu 1-2 HS thao tác mẫu cho cả lớp quan sát, nhận xét - GV nhận xét, bổ xung. 2. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau 3. Hoạt động ứng dụng: - Tập vạch dấu và cắt vải và khâu thêu 1 sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 4: KHÂU THƯỜNG I/ Mục tiêu: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu vải khâu thường - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát, tìm hiểu về đường khâu thường - GV cho HS quan sát mẫu khâu thường, và giới thiệu: + Khâu thường hay còn gọi là khâu tới, khâu tới, khâu luôn - Hướng dẫn HS quan sát mẫu, quan sát hình SGK và nhận xét: + Hình dạng mũi khâu ở hai mặt? ( Đường khâu ở hai mặt giống nhau ) + Khoảng cách giữa các mũi khâu ở hai mặt đường khâu? ( Khoảng cách giữa các mũi khâu đều nhau ) - GV nhận xét câu trả lời, nêu kết luận - Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ SGK 2. Tìm hiểu cách khâu thường a. Hướng dẫn thao tác cơ bản: - GV yêu cầu HS đọc nội dung 1a SGK và quan sát hình vẽ để nắm được thao tác cầm kim, vải - GV yêu cầu HS nêu cách cầm kim, cầm vải - GV thực hiện mẫu - GV yêu cầu HS thực hiện các cầm kim, cầm vải. GV quan sát, uốn nắn thao tác cho HS - GV yêu cầu HS đọc phần 1b SGK - Yêu cầu HS nêu cách lên kim, xuống kim - Thực hiện thao tác mẫu - Yêu cầu HS thực hiện thao tác lên kim, xuống kim - GV nhận xét, nêu kết luận 3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường - GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình trong SGK và nêu quy trình khâu thường a. Vạch dấu đường khâu: - GV yêu cầu HS đọc mục 2.a SGK và nêu cách vạch dấu đường khâu - GV nhận xét, nêu cách vạch dấu đường khâu b. Khâu theo đường vạch dấu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu thường + Nêu cách bắt đầu khâu? - GV nhận xét, nêu cách khâu + Cách khâu mũi khâu đầu tiên? - GV nhận xét, nêu cách khâu + Nêu cách khâu các mũi tiếp theo? + Nêu cách kết thúc đường khâu? - GV nhận xét nêu tóm tắt lại - GV thao tác mẫu các bước khâu thường cho HS quan sát 4. HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu thường, tập khâu trên giấy. 3. Hoạt động ứng dụng: - Tập vạch dấu và cắt vải và khâu thêu 1 sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 5: KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Đồ dùng, SGK III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu thường. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích.. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 6: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đò dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát, tìm hiểu về mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - GV yêu cầu HS quan sát mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và nhận xét + Hình dạng mũi khâu?( Mũi khâu là mũi khâu thường) + Vị trí đường khâu?( Đường khâu sát mép vải...) - GV giới thiệu thêm một số sản phẩm ứng dụng khâu ghép bằng mũi khâu thường để HS nhận xét - GV tóm tắt, nêu kết luận giới thiệu thêm một số sản phẩm ứng dụng khâu ghép bằng mũi khâu thường để HS nhận xét 2. Tìm hiểu cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường a. Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK và quan sát hình 1 để nắm được cách vạch dấu + Dựa vào hình 1 em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu? - GV nhận xét, nêu cách thực hiện - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS vạch dấu, cả nhóm nhận xét - GV nhận xét, bổ xung cho các nhóm. b. Hướng dẫn thao tác khâu lược 2 mép vải: - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, quan sát hình 2 và nêu: + Cách khâu lược 2 mép vải? - GV nhận xét, thao tác mẫu để HS nắm được. c. Khâu theo ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường: - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK - GV thao tác mẫu cho HS quan sát - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS thực hiện bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - GV nhận xét bổ xung. - GV nêu lại các bước thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường : Vạch dấu đường khâu, khâu lược, khâu ghép. 3. HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường, HS có thể tập khâu trên vải hoặc tập khâu trên giấy. 4. GV nhận xét, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 7: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đò dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 8: KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đò dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát, tìm hiểu về mẫu khâu đột thưa - GV yêu cầu HS quan sát mẫu khâu ghép đột thưa và nhận xét: + Hình dạng mũi khâuở mặt trái và mặt phải đường khâu? + So sánh với mũi khâu thường? - GV tóm tắt về mũi khâu đột thưa, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1 SGK. 2. Tìm hiểu quy trình thực hiện khâu đột thưa a. Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK và quan sát hình 1 để nắm được cách vạch dấu + Dựa vào hình 1 em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu? - GV nhận xét, nêu cách thực hiện - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS vạch dấu, cả nhóm nhận xét - GV nhận xét, bổ xung cho các nhóm. b. Khâu đột thưa theo đường dấu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu đột thưa: + Nêu cách bắt đầu khâu? ( Cách lên kim, xuống kim? ) + Cách khâu mũi khâu đầu tiên? ( Cách lên kim, xuống kim? ) - GV nhận xét, nêu cách khâu + Nêu cách khâu các mũi tiếp theo? + Nêu cách kết thúc đường khâu? - GV nhận xét nêu tóm tắt lại - GV thao tác mẫu các bước khâu đột thưa cho HS quan sát 3. HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu đột thưa, tập khâu trên giấy. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 9: KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đò dùng, SGK... III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện khâu đột thưa - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát, tìm hiểu mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - GV giới thiệu mẫu cho HS quan sát yêu cầu HS tìm hiểu: + Nêu đặc điểm của đường gấp? + Nêu đặc điểm của đường khâu? - GV nhận xét, nêu tóm tắt đặc điểm của đường khâu mép vải. 2. HS tìm hiểu các thao tác kĩ thuật - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu: + Nêu các bước thực hiện? ( Gấp mép vải, khâu lược, khâu viền ) - GV nhận xét, nêu tóm tắt, yêu cầu HS tìm hiểu các bước: + Quan sát hình 1,2 nêu cách gấp mép vải? - Yêu cầu mỗi nhóm 1 HS thực hiện, HS quan sát nhận xét, GV quan sát nhận xét bổ xung cho các nhóm + Quan sát hình 3 nêu cách khâu lược đường gấp mép vải? - GV nhận xét, nêu cách khâu lược + Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu thường? - GV cho 1-2 H thực hành trước lớp - Quan sát, nhận xét thao tác cho HS - GV cho HS tập các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu thường. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách gấp đường gấp + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 3 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách gấp đường gấp + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích.. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 13: THÊU MÓC XÍCH ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách thêu móc xích - Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành các vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu vải thêu móc xích - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về thêu móc xích - GV giới thiệu mẫu thêu móc xích, yêu cầu HS quan sát - Yêu cầu HS quan sát hình 1a trong SGK và tìm hiểu: + Nêu đặc điểm của đường thêu móc xích ở mặt trái và mặt phải đường thêu? (Mặt phải là các vòng chỉ nhỏ móc nối nhau. Mặt trái là các mũi nối tiếp nhau gần giống khâu đột thưa...) + Từ những đặc điểm trên hãy nêu khái niệm thêu móc xích? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về thêu móc xích, khái niệm thêu móc xích và những ứng dụng của thêu móc xích trong thực tế. 3. HS tìm hiểu về quy trình thực hiện thêu móc xích - GV yêu cầu HS quan sát tranh quy trình thêu móc xích: + Nêu quy trình các bước thực hiện thêu móc xích? ( Vạch dấu và thêu ) - GV nhận xét, yêu cầu HS tìm hiểu từng bước trong quy trình thêu móc xích + Nêu cách vạch dấu đường thêu? ( Giống như vạch dấu đường khâu đã học ) + So sánh với vạch dấu đường khâu? - GV nhận xét, nêu cách vạch dấu đường thêu, thao tác mẫu cho HS quan sát. GV yêu cầu HS tìm hiểu cách thêu móc xich + Nêu quy trình thêu móc xich? - GV nhận xét, nêu các mũi thêu: a. Mũi thêu thứ nhất: Lên kim ở điểm 1. Rút chỉ kéo lên cho nút chỉ sát vào mặt sau của vải. - GV thao tác mẫu cho HS quan sát, yêu cầu 1-2 HS thực hiện. b. Thêu mũi thứ nhất: Vòng sợi chỉ qua đường chỉ. Xuống kim ở điểm 1, lên điểm 2. Mũi kim ở trên vòng chỉ. Rút nhẹ sợi chỉ được mũi thêu thứ 1. - GV thao tác mẫu c. Thêu mũi thứ 2 và các mũi tiếp theo - GV hướng dẫn HS thực hiện thêu mũi thứ 2 tương tự như mũi thứ nhất và thêu các mũi tiếp theo để tạo đường thêu móc xích. d. Kết thúc đường thêu: - GV yêu cầu HS quan sát, đọc nội dung SGK và nêu cách kết thúc đường thêu - GV nhận xét - GV yêu cầu HS nêu lại quy trình thêu móc xích 4. HS quan sát quy trình thêu trong SGK và tập thêu móc xích. 5. Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 14: THÊU MÓC XÍCH ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách thêu móc xích - Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành các vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu vải thêu móc xích - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình thêu móc xích. - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách vạch dấu + Cách thêu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. 3. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 15: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ thuật cắt, khâu thêu đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu các sản phẩm đã học. - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS cùng GV củng cố kiến thức đã học - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên các bài đã học và quy trình của từng bài - GV tóm tắt lại kiến thức các bài đã học : + Khâu thường + Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường + Khâu đột thưa + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa + Thêu móc xích. - Ở mỗi bài GV cho 1-2 HS các nhóm thực hiện quy trình, các HS còn lại cùng quan sát nhận xét. 3. Nhận xét đánh giá - GV dựa vào việc trả lời các câu hỏi, kĩ năng thực hành của HS để đánh giá - HS các nhóm tự đánh giá mức độ nhận biết của mình. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 16: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ thuật cắt, khâu thêu đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu các sản phẩm đã học. - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS tìm, chọn sản phẩm thực hành - GV gợi ý để HS tìm và chọn cho mình sản phẩm phù hợp để thực hành + Chọn các sản phẩm đơn giản, dễ thực hành cắt khâu phù hợp với khả năng như: khăn tay, cái túi, cái váy, áo - GV yêu cầu HS nêu sản phẩm mình định thực hành. 2. Tìm hiểu cách thực hành làm các sản phẩm - GV yêu cầu HS nêu cách thực hành sản phẩm mình định làm. - GV hướng dẫn HS thực hành các sản phẩm khác nhau: a. Cắt, khâu, thêu cái khăn tay: + Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh 20 cm + Kẻ các đường dấu ở 4 cạnh rồi tiến hành khâu gấp mép + Vẽ và thêu trang trí thêm một số họa tiết đơn giản như : hoa lá, con vật... Có thể thêu tên của mình trên sản phẩm... b. Cắt, khâu, thêu các sản phẩm váy, áo.. + Cắt một mảnh vải kích thước 20 x 30 cm + Vẽ hình dáng sản phẩm + Cắt theo đường dấu + Gấp, khâu, thêu các đường gấp mép + Thêu trang trí hoặc có thể trang trí theo ý thích - GV gợi ý HS cách làm một số sản phẩm khác mà học sinh tự chọn... - GV cho HS tập thực hành làm các sản phẩm theo ý thích. 4. GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 17: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 3 ) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ thuật cắt, khâu thêu đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu các sản phẩm đã học. - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành làm các sản phẩm tự chọn - GV cho HS tiến hành làm các sản phẩm tự chọn theo ý thích - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình. 2. Nhận xét, đánh giá - Tiến hành nhận xét đánh giá các sản phẩm đã hoàn thiện - Đánh giá các sản phẩm khác chưa hoàn thiện về ưu điểm và những phần còn chưa được để HS rút kinh nghiệm trong giờ thực hành sau. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 18: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 4 ) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ thuật cắt, khâu thêu đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu các sản phẩm đã học. - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành làm các sản phẩm tự chọn - GV cho HS tiến hành làm các sản phẩm tự chọn theo ý thích - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình. 2. Nhận xét, đánh giá - Tiến hành nhận xét đánh giá các sản phẩm đã hoàn thiện - HS tự nhận xét đánh giá, chọn ra các sản phẩm đẹp và trưng bày - GV nhận xét, đánh giá 2. Hoạt động ứng dụng: - Trưng bày sản phẩm tại góc học tập hoặc dùng làm đồ chơi. - Làm một sản phẩm cắt khâu thêu khác theo ý thích. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I/ Mục tiêu: - Biết được lợi ích của viêc trồng rau, hoa. - Biết liện hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau, hoa - GV cho HS quan sát một số tranh kết hợp với đọc nội dung trong sách giáo khoa. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa? ( Rau được sử dụng làm thức ăn, thực phẩm, hoa để trang trí, buôn bán...) + Gia đình em thường sử dụng các loại rau nào làm thức ăn? (Rau cải bắp, su hào...) + Rau thường được sử dụng như thế nào trong các bữa ăn? ( Luộc, nấu canh..) + Rau còn được sử dụng làm gì? ( Nuôi gia súc, để bán...) + Hoa có những lợi ích nào? ( Hoa dùng để trang trí, để bán...) - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét, tóm tắt lại lợi ích của việc trồng rau, hoa 2. Hoạt động thực hành: 1. HS tìm hiểu các điều kiện, khả năng phát triển rau, hoa ở nước ta - GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm về điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta - GV đặt câu hỏi thảo luận: + Nước ta có những điều kiện gì thuận lợi cho việc trồng rau, hoa? ( Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi...) + Để cây rau, hoa phát triển thuận lợi cần phải có những điều kiện gì? ( Cần nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...) + Hãy nêu tên một số loại rau, hoa được trồng chủ yếu ở nước ta? ( Rau cải, su hào...) - GV nhận xét - GV tóm tắt lại các nội dung chính của bài học. 2. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu về các loại rau được trồng ở gia đình và địa phương mình. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 20: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA I/ Mục tiêu: - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa Học sinh: - SGK, tranh ảnh, các dụng cụ, vật liệu trồng rau, hoa III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2.HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng trong việc trồng rau, hoa : - GV cho HS quan sát một số tranh kết hợp với đọc nội dung trong sách giáo khoa. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu các vật liệu sử dụng trong việc trồng rau, hoa? ( Hạt giống, phân bón, đất trồng...) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét, tóm tắt về các vật liệu dùng trong việc trồng rau, hoa 2. Hoạt động thực hành: 1. HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK kết hợp với quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên các dụng cụ sử dụng trong việc trồng rau, hoa mà em biết? ( Cuốc, bay, cào, dầm xới...) + Nêu cấu tạo, cách sử dụng, tác dụng của các dụng cụ đó? ( HS thảo luận, nêu cấu tạo chung của từng loại dụng cụ ) - GV nhận xét, nêu tóm tắt về các loại dụng cụ trồng rau, hoa. - GV tóm tắt lại các nội dung chính của bài học - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK 2. Nhận xét, đánh giá - GV sử dụng câu hỏi mở, kết hợp với sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để đánh giá nhận biết của HS về các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa - Cho HS các nhóm tự nhận xét, đánh giá, biểu dương... - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 3. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu đặc điểm các loại dụng cụ trồng rau, hoa mà gia đình mình có. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 21: ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA I/ Mục tiêu: - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng tới cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của DK ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa - GV cho HS quan sát một số tranh kết hợp với đọc nội dung trong sách giáo khoa. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển? ( Cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước...) - GV nhận xét, tóm tắt về các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây rau, hoa. 2. Hoạt động thực hành: 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tới sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK, gợi ý HS nêu ra ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh với cây rau, hoa a. Nhiệt độ: + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? ( Nguồn gốc tự mặt trời là chủ yếu...) + Nhiệt độ các mùa có giống nhau không?( Không giống nhau, mùa hè nóng...) + Hãy kể tên một số cây rau, hoa sống ở các mùa khác nhau? ( Mùa hè có rau muống, rau đay...Mùa đông có su hào, bắp cải...) - GV nhận xét tóm tắt b. Nước: + Cây rau, hoa lấy nước từ đâu? ( Lấy nước từ đất, không khí, mưa...) + Tác dụng của nước đối với cây? ( Giúp cây sinh trưởng và phát triển ) + Thiếu nước cây sẽ ra sao? ( Cây sẽ cằn cỗi, khô héo và chết ) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK - GV nhận xét tóm tắt c. Ánh sáng: + Cây nhận ánh sáng từ đâu? ( Nhận ánh sáng từ mặt trời ) + Ánh sáng có tác dụng thế nào đối với cây trồng? ( Giúp cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây ) + Muốn cây sống khỏe mạnh ta phải làm gì? ( Trồng cây nơi thoáng mát có đủ ánh sáng...) - GV nhận xét, tóm tắt d. Chất dinh dưỡng: + Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây gồm những chất gì? ( Gồm đạm, lân, khoáng, canxi...) + Cây lấy chất dinh dưỡng từ đâu? ( Lấy từ đất, nước...) + Khi thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ ra sao? ( Cây còi cọc, phát triển chậm ) - GV nhận xét, tóm tắt e. Không khí: + Tác dụng của không khí với cây trồng? ( Giúp cây quang hợp, hô hấp ...) + Phải làm thế nào để đảm bảo không khí cho cây? ( Trồng cây đúng khoảng cách, thường xuyên làm đất tơi, xốp...) - GV nhận xét tóm tắt - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK 2. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu các loại chất dinh dưỡng mà gia đình em bón cho cây. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 22: TRỒNG CÂY RAU HOA I/ Mục tiêu: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng rau hoa trên luống và cách trồng rau hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên lướng hoặc trong chậu. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. HS tìm hiểu quy trình, kĩ thuật trồng rau, hoa - GV cho HS đọc nội dung SGK và tổ chức thảo luận theo nhóm các câu hỏi: + Kể tên các công việc chuẩn bị cần thực hiện khi trồng cây con?( Chuẩn bị vật liệu: Hạt giống, cây con, đất trồng...và các dụng cụ để trồng cây rau hoa ) + Nên chọn những cây con như thế nào đem trồng? (Cây khỏe, thân không bị cong queo, gầy yếu, không sâu bệnh...) + Các dụng cụ cần để trồng cây rau, hoa gồm những gì? ( Cuốc, dầm xới, bình tưới...) - GV nhận xét, nêu tóm tắt về công việc chuẩn bị trồng cây rau, hoa. 2. Hoạt động thực hành: 1. HS tìm hiểu cách trồng cây trên luống: - GV cho HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu: + Nêu các bước trồng cây rau, hoa trên luống? ( Nêu các bước: Xác định vị trí, đào hốc, đặt cây vào hốc vun đất và ấn chặt, tưới nước ) + Tại sao phải ấn chặt đất quanh gốc cây sau khi trồng? ( Giúp cây chắc khỏe, không bị đổ...) - GV nhận xét, nêu lại các bước trồng cây rau hoa trên luống 2. HS tìm hiểu cách trồng cây trong chậu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung và tìm hiểu: + Các bước trồng cây trong chậu? (Nêu các bước:Đặt mảnh sành trên lỗ ở đáy chậu, cho đất vào chậu, đặt cây vào chậu và lấp đất, tưới nước ) + Tại sao phải tưới nhẹ nước quanh gốc cây mới được trồng? - GV nhận xét, nêu các bước - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK 3. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động ứng dụng: - Cùng các bạn tạo thành nhóm trồng và chăm sóc hoa trong góc tự nhiên của lớp. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 23: TRỒNG CÂY RAU HOA I/ Mục tiêu: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng rau hoa trên luống và cách trồng rau hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên lướng hoặc trong chậu. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS nêu cách thực hành trồng cây rau, hoa: + GV yêu cầu HS nêu lại các bước trồng cây rau, hoa theo hai cách đã học. - GV nhận xét, nêu lại các bước trồng cây rau, hoa - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành trồng cây rau, hoa - Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ cho các nhóm 2. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS 3. Hoạt động ứng dụng: - Cùng các bạn tạo thành nhóm trồng và chăm sóc hoa trong góc tự nhiên của lớp. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 24: CHĂM SÓC RAU HOA ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành, thao tác kĩ thuật chăm sóc cây - GV gợi ý HS nhớ lại và nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa. Từ đó HS tìm hiểu các biện pháp chăm sóc rau, hoa: a. Tưới nước cho cây: - GV yêu cầu HS nêu: + Tác dụng của nước đối với cây trồng? + Nêu hiểu mục đích của việc tưới nước cho cây? - GV nhận xét, nêu tóm tắt tác dụng của việc tưới nước cho cây rau hoa - GV đặt câu hỏi: + Gia đình em thường tưới nước cho cây vào lúc nào? + Tưới bằng dụng cụ gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và yêu cầu HS tìm hiểu người ta tưới nước bằng cách nào? + Vì sao phải tưới nước cho cây lúc râm mát? - GV nhận xét, giải thích,nêu tóm tắt cách tiến hành tưới nước cho cây rau hoa. b. Tỉa cây: - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là tỉa cây? + Tỉa cây nhằm mục đích gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK và nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt về mục đích, cách tiến hành tỉa cây c. Làm cỏ: - GV gợi ý HS tìm hiểu các loại cỏ thường mọc trên luống rau hoa. + Hãy kể tên các loại cỏ? Nêu tác hại của nó? - GV nhận xét, nêu kết luận về mục đích của việc làm cỏ cho cây rau hoa - GV đặt câu hỏi để HS liên hệ thực tế cách làm cỏ ở gia đình mình: + Gia đình em thường làm cỏ như thế nào? + Tại sao lại diệt cỏ vào ngày nắng? + Làm cỏ bằng dụng cụ gì? - GV nhận xét, nêu tóm tắ về cách tiến hành làm cỏ cho cây rau, hoa đúng kĩ thuật d. Vun xới đất cho rau: - GV gợi ý HS quan sát tranhh và tìm hiểu mục đích, cách tiến hành vun xới đất cho cây rau hoa: + Vì sao phải vun xới đất cho cây rau hoa? + Gia đình em thường thực hiện như thế nào? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về mục đích, cách tiến hành vun xới đất cho cây rau, hoa 2. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 25: CHĂM SÓC RAU HOA ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh các loại rau, hoa... Học sinh: - Một số loại rau, hoa... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS thực hành chăm sóc rau, hoa - GV cho HS nhắc lại các công việc chăm sóc rau, hoa đã học ở tiết trước. - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS, phân công các nhóm tiến hành chăm sóc rau, hoa đã trồng và rau, hoa tại vườn trường. - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn các thao tác cho HS và nhắc nhở để đảm bảo an toàn lao động. - Sau khi thực hành cho HS tiến hành thu dọn, vệ sinh dụng cụ lao động, chân tay sau khi hoàn thành công việc. 3. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét, đánh giá về các quá trình: + Chuẩn bị dụng cụ + Thực hiện các thao tác kĩ thuật + Chấp hành tốt nội quy lao động, có ý thức hoàn thành công việc được giao. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động ứng dụng: - Dưới sự hướng dẫn của người thân tiến hành chăm sóc rau, hoa tại gia đình. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 26: CÁC CHI TIẾT DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Sử dụng được cờ lê, tua vít để lắp vít, tháo vít. - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Bộ mô hình kĩ thuật + SGK, SGV - Học sinh: + SGK, bộ mô hình kĩ thuật III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ. - GV giới thiệu bộ lắp ghép, các chi tiết, dụng cụ khác nhau - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ các dụng cụ trong SGK để HS nhận ra các chi tiết, dụng cụ - Tổ chức cho HS nhận dạng , đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ trong bảng - GV chọn một số dụng cụ và yêu cầu HS gọi tên các dụng cụ - GV yêu cầu HS kiểm tra số lượng chi tiết, dụng cụ trong bộ đồ ding của mình 3. Cách sử dụng cờ-lê, tua-vít a. Lắp vít: - GV hướng dẫn HS lắp vít theo các bước - GV giới thiệu cách lắp vít, yêu cầu một số HS lên bảng lắp vít sau đó cho cả lớp tập lắp vít b. Tháo vít: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi: + Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua-vít như thế nào? - GV nêu cách tháo vít, cho HS thực hành tháo các vít vừa lắp c. Lắp ghép một số chi tiết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu tên các bộ phận cần lắp ghép - GV thao tác mẫu cách lắp các chi tiết 4. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 27: LẮP CÁI ĐU ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Bộ mô hình kĩ thuật + SGK, SGV - Học sinh: + SGK, bộ mô hình kĩ thuật III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về cái đu - GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp ghép và tìm hiểu SGK: + Cái đu có những bộ phận nào? ( Gồm giá đỡ, ghế, trục ) + Em thường thấy cái đu ở đâu? ( Công viên, trường học...) + Nêu tác dụng của trong thực tế? ( Vui chơi, giải trí...) - GV nhận xét, nêu tóm tắt 3. HS tìm hiểu cách lắp cái đu - GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình a. Chọn chi tiết - GV cùng HS chọn các chi tiết - GV nhận xét b. Lắp từng bộ phận 1. Lắp giá đỡ đu: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK + Để lắp được giá đu cần mấy chi tiết? ( Cần 4 cọc đu, thanh thẳng, giá đỡ ) + Khi lắp cần lưu ý điều gì?( Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh ) - GV nhận xét, nêu cách lắp và thao tác mẫu cho HS 2. Lắp ghế đu: - GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết + Để lắp ghế đu cần các chi tiết nào? (Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, thanh chữ U dài ) + Số lượng các chi tiết? - GV nhận xét, hướng dẫn cách lắp 3. Lắp trục đu vào ghế đu: - GV yêu cầu HS quan sát h4 SGK - Yêu cầu 1 vài HS lên lắp. - GV nhận xét bổ xung. c. Lắp ráp cái đu - GV tiến hành lắp các bộ phận để hoàn thiện và tiến hành kiểm tra. d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn lại vào hộp 3. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV sử dụng câu hỏi trong SGK để đánh giá HS - GV nhận xét, đánh giá. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 28: LẮP CÁI ĐU ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Bộ mô hình kĩ thuật + SGK, SGV - Học sinh: + SGK, bộ mô hình kĩ thuật III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Học sinh thực hành lắp cái đu - GV yêu cầu HS nêu lại quy trình lắp cái đu đã học ở tiết trước. - GV nhận xét, nêu lại các bước a. Chọn chi tiết b. Lắp từng bộ phận + Lắp giá đỡ đu: + Lắp ghế đu: + Lắp trục đu vào ghế đu: c. Lắp ráp cái đu - GV cho HS thực hành lắp cái đu theo nhóm 2. - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các nhóm còn lúng túng. 2. Nhận xét, đánh giá - GV cho các nhóm, cá nhân tự nhận xét - GV hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chuẩn: Đu lắp cân đối, có thể chuyển động... - GV nhận xét, đánh giá. _______________________________________ Kĩ thuật: Lớp 4 TIẾT 29: LẮP XE NÔI ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Bộ mô hình kĩ thuật + SGK, SGV - Học sinh: + SGK, bộ mô hình kĩ thuật III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Học sinh quan sát, tìm hiểu về xe nôi - GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp ghép + Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận? ( Cần 5 bộ phận: Tay kéo, thanh giá đỡ bánh, giá đỡ bánh xe) + Hãy nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế? - GV nhận xét, nêu khái quát 3. HS tìm hiểu cách lắp xe nôi - GV hướng dẫn lắp xe nôi theo quy trình a. Chọn chi tiết - GV cùng HS chọn các chi tiết - Cho một số HS lên chọn các chi tiết - GV nhận xét b. Lắp từng bộ phận 1. Lắp tay kéo - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK + Để lắp được tay kéo cần mấy chi tiết? - GV nhận xét, nêu cách lắp và thao tác mẫu cho HS 2. Lắp giá đỡ trục bánh xe: - GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết - GV nhận xét, hướng dẫn cách lắp 3. Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe: - GV yêu cầu HS quan sát h4 SGK + GV gọi 1-2 HS nêu tên các chi tiết cần để lắp, cho HS lắp các chi tiết - GV nhận xét, bổ xung hoàn chỉnh 4. Lắp thành xe với mui xe - GV hướng dẫn HS lắp theo các bước trong SGK 5. Lắp trục bánh xe: - Cho HS trả lời câu hỏi SGK - Gọi 1-2 HS lên lắp như H6 c. Lắp ráp xe nôi - GV cùng HS lắp ráp xe nôi theo quy trình - GV kiểm tra hoạt động của xe d. Tiến hành tháo rời các chi tiết 4.
File đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_lop_4_vnen_chuong_trinh_ca_nam.doc