Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 14 (Bản 2 cột)

doc 26 trang vnen 26/04/2024 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 14 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 14 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 14 (Bản 2 cột)
 TUẦN 14 
	Tiết 1:
Chào cờ
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
 Soạn:25/11/2018
Giảng: thứ hai ngày 26/11/2018 
Tiết 3; 4
	Tiếng Việt	
BÀI 14A: NGƯỜI LIÊN LẠC MƯU TRÍ
	I. MỤC TIÊU:
	- Đọc và hiểu câu chuyện Người liên lạc nhỏ
	- Nói về các dân tộc anh em
	* HS trên chuẩn: Đọc diễn cảm một đoạn trong bài
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiết 1
* Khởi động
- Giới thiệu bài
A. Hoạt động cơ bản
1. Nghe thầy cô giới thiệu về một số dân tộc trên đất nước ta
- Giới thiệu tranh ảnh các dân tộc
2. Xem tranh và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, chốt lại nội dung tranh
GT: Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường đi liên lạc anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi.
3. Nghe thầy cô đoc câu chuyện sau:
- Đọc bài Người liên lạc nhỏ
- Hỏi: Câu chuyện này được đọc giọng đọc như thế nào?
- GV chốt lại: Chú ý thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.
+ Đoạn 1: giọng kể thong thả.
+ Đoạn 2: giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn.
+ Đoạn 3: giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.
+ Đoạn 4: giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
4. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- YC HS thực hiện
5. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc
- Đọc từ ngữ
- YC HS đọc
- Lắng nghe và sửa lỗi phát âm cho học sinh
6. Đọc đoạn
- Quan sát sửa lỗi phát âm cho HS
7. Thảo luận tìm câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
- YC HS thực hiện
- Gọi HS các nhóm báo cáo
Anh Kim đồng là người liên lạc nhỏ . Làm nhiệm vụ dẫn đường cho các cán bộ cách mạng
Tiết 2
B. Hoạt động thực hành
- YC HS thực hiện HĐ 1, 2
- Quan sát hỗ trơi HS các nhóm
- Gọi HS báo cáo kết quả các hoạt động
=> Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi làm nhiệm vụ phải có người đi đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm.
- Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của Kim Đồng? 
ND: Anh Kim đồng là người liên lạc nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường làm nhiệm vụ dẫn đường cho cán bộ cách mạng
3. Thi đọc gữa các nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và bình chọn bạn đọc tốt
- Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc tốt
- Nhận xét, liên hệ
C. Hoạt động ứng dụng
- Hướng dẫn HS thực hiện
- BVN cho lớp chơi trò chơi 
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
* HĐ cả lớp
- Quan sát ảnh và lắng nghe thầy cô giới thiệu
- Quan sát, trả lời các câu hỏi
Tranh vẽ 1 chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ.
- Lắng nghe
- Trả lời
Giọng đọc biểu lộ được tình cảm thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
* HĐ cặp đôi
- Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Báo cáo kết quả trong nhóm trước lớp
* HĐ cả lớp
- Lắng nghe
- Đọc đồng thanh cả lớp, nhóm cá nhân
* HĐ nhóm 
- NT điều hành nhóm
- Đọc cho các bạn trong nhóm nghe
- Báo cáo kết quả
*HS trên chuẩn đọc diễn cảm 1 đoạn
- Thảo luận thống nhất kết quả trong nhóm
 Trong bài, anh Kim Đồng là người liên lạc nhỏ. Anh được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
* HĐ nhóm 
- NT phân công cho các thành viên đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Chia sẻ kết quả trước lớp
1. CH1: c CH2: b
2. CH3: Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi đằng trước làm hiệu, người đi đằng sau tránh vào ven đường.
CH4: Khi gặp địch Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác các bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
- Phẩm chất tốt của Kim Đồng: dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
- Đọc lại nội dung bài
* HĐ nhóm 
- Mỗi nhóm cử một bạn để thi đọc
- Cả lớp bình chọn bạn đọc tốt
* Ban học tập chia sẻ
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
- Thực hiện cùng người thân
Tiết 5 
Toán
BÀI 36. GAM (tiết 2)
	I. MỤC TIÊU:
	Em biết:
	- Gam là một đơn vị đo khối lượng; liên hệ giữa gam và ki-lô-gam
	- Đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
	- Tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
	* HS trên chuẩn làm thêm bài tập 5
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Giới thiệu bài học, tiết học
B. Hoạt động thực hành
YC HS thực hiện hoạt động 1, 2, 3, 4
- Quan sát hỗ trợ HS
- Gọi HS báo cáo kết quả các hoạt động
- Nhận xét, chốt lại
- BVN cho cả lớp chơi trò chơi 
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
*HĐ cá nhân
- Đọc và thực hiện vào vở
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra kết quả
- Báo cáo trước lớp
1. Trả lời
- Gói mì chính cân nặng 210g
- Quả lê cân nặng 250g
- Quả đu đủ cân nặng 1000g
- Hoa súp lơ cân nặng 700g
2. Tính theo mẫu
153g + 28g = 181g 96g : 3 = 32g
46g – 19g = 27g 55g × 3 = 165g
100g + 35g – 37g = 98g 34g : 1 = 34g
3. Điền dấu ; =
744g > 574g 305g < 350g
400g + 8g < 480g 450 < 500g – 40g
1kg > 900g + 5g 560g + 440g = 1kg
4. Giải bài toán
a. Trong hộp có số gam sữa là:
455 – 55 = 400 (g)
b. 1kg = 1000g
Mẹ Hoa đã dùng hết số đường là:
150 × 3 = 450 (g)
Nhà Hoa còn lại số đường là:
1000 – 450 = 550 (g) 
 Đáp số: a. 400g; b. 550g
*HS trên chuẩn làm HĐ5 vở TH
	Tiết 6
Tiếng Việt (TC)
LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
	I. MỤC TIÊU:
- Đọc rõ ràng, rành mạch ngắt nghỉ hơi đúng, trả lời đúng các câu hỏi.
* Học sinh trên chuẩn: Đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
*Khởi động
- Trò chơi
- Giới thiệu bài y/c hs thực hiện bước 2+ 3, ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
A. Hoạt động thực hành
1. Cùng luyện đọc bài :
- Y/C học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV quan sát và sửa lỗi cho học sinh.
2. Trả lời câu hỏi:
- Y/c HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, trong vở bài tập 
- Gọi học sinh báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt lại.
3. Thi đọc:
- Y/c mỗi nhóm cử một bạn để thi đọc:
- Nhận xét tuyên dương học sinh đọc tốt.
Gọi HS trên chuẩn đọc diễn cảm đoạn 2
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt
B. Hoạt động ứng dụng
*Ban văn nghệ điều khiển 
- Cả lớp chơi
- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
Nhóm
- Đọc nối tiếp đoạn, bài Người liên lạc nhỏ
- Lắng nghe bạn đọc và sửa lỗi cho nhau
Cá nhân:
- Đọc và trả lời các câu hỏi 
- Báo cáo kết quả.
1. Dẫn đường cho cán bộ cách mạng
2. Vì muốn che mắt địch để đi an toàn
3. Vì anh Kim Đồng đã dũng cảm và nhanh trí đánh lừa chúng
Cả lớp
- Mỗi nhóm cử một bạn để thi đọc.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- Đọc diễn cảm
- Đọc bài Người liên lạc nhỏ cho người thân nghe.
......................................................................................................................................
 Soạn: 26/11/2018
Giảng: thứ ba ngày 27/11/2018
Tiết 1
BÀI 37: BẢNG CHIA 9
	I. MỤC TIÊU:
	- Em học thuộc bảng chia 9.
	- Vận dụng bảng chia 9 vào thực hành tính và giải toán.
	* HS trên chuẩn: Vận dụng bảng chia 9 vào thực hành nhanh
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Giới thiệu bài học, tiết học
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi” Tiếp sức”: 
- Gọi 1-2 hs đọc lại bảng nhân 9
2, 3. Thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi
- YC HS thực hiện
- Quan sát giúp đỡ HS các nhóm
- Gọi 1-2 hs đọc thuộc lòng bảng chia 9
4. Tính nhẩm
- YC HS thực hiện
- Gọi HS báo cáo kết quả
B. Hoạt động thực hành
- YC HS thực hiện HĐ 1, 2, 3, 4
- Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Gọi HS báo cáo kết quả các hoạt động
- Nhận xét, chốt lại
C. Hoạt động ứng dụng 
- Hướng dẫn HS cách thực hiện
- BVN cho cả lớp chơi trò chơi 
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
* HĐ nhóm
- NT nêu cách chơi và luật chơi
- Điều hành các bạn trong nhóm
- Báo cáo kết quả
* HĐ nhóm
- NT điều khiển nhóm thực hiện
- Thảo luận trả lời các câu hỏi
- Lập bảng chia 9 vào vở
- Đọc thuộc lòng bảng chia 9
* HĐ cặp đôi
- Thực hiện phép tính vào vở.
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra
- Báo cáo kết quả	
* HĐ cá nhân
- Làm bài vào vở thực hành
- Đổi vở cùng bạn để kiểm tra
- Báo cáo kết quả
3. Giải bài toán
Cắm được số bông hoa là:
 36 : 9 = 4 (bông hoa)
 Đáp số : 4 bông hoa
4. hình A là 2 ô vuông 
hình B là 4 ô vuông 
* BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ
+ 1- 2 bạn đọc lại bảng chia 9
- Làm vào vở thực hành
Tiết 2; 3 
Tiếng Việt
	BÀI 14B. CHUYỆN VỀ ANH KIM ĐỒNG 	
	I. MỤC TIÊU:
	- Kể câu chuyện Người liên lạc nhỏ
	- Củng cố cách viết chữ hoa K. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng có vần ay/ây. Nghe – viết một đoạn văn.
	- Luyện tập về từ chỉ đặc điểm và cách nói so sánh
* HS trên chuẩn thực hiện thêm HĐ (*)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiết 1
* Khởi động
- Giới thiệu bài
A. Hoạt động cơ bản
1. Hát bài hát về anh Kim Đồng
- YC ban văn nghệ cho lớp hát
2. Kể một đoạn và nối tiếp câu chuyện Người liên lạc nhỏ
- Gọi HS các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp
- 1-2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt
Tiết 2
3. Chọn từ ngữ trong ngoặc thích hợp với mỗi ô trống
- YC các nhóm thực hiện
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
+ Anh Kim Đồng rất dũng cảm.
+ Các dân tộc trên đất nước ta đoàn kết như anh em một nhà.
4. Thảo luận ghi dấu gạch chéo giữa hai bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào? ở câu HĐ3
+ Anh Kim Đồng/ rất dũng cảm
+ Các dân tộc trên đất nước ta/ đoàn kết như anh em một nhà
5. Tìm cách nói so sánh
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Cây gạo sừng sững
như
một tháp đèn khổng lồ.
Hàng ngàn bông hoa
là
hàng ngàn ngọn lửa hồng tươ
.
Hàng ngàn búp nõn
là
hàng ngàn ánh nến trong xanh.
B. Hoạt động thực hành
1. Viết vào vở theo mẫu
Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên.
Đây là câu tục ngữ của dân tộc Mường khuyên con người biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng lúc khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết.
- NX bài viết của HS
(*) Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Tiết 3
2. Chọn vần ay/ây phù hợp với từng ô trống
- YC HS thực hiện
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, chốt lại
3. Nghe – viết Người liên lạc nhỏ
- Hướng dẫn HS viết
? Đoạn văn có những nhân vật nào?
? Đoạn văn có mấy câu? 
? Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
? Lời của nhân vật phải viết như thế nào?	
- Đọc cho HS viết vào vở
4. Đổi vở cùng bạn để soát lại bài
- Gv đọc lại bài 
(*) Chọn vần ay / ây phù hợp với từng chỗ trống vào phiếu sau: 
- T... làm hàm nhai, t ... quai miệng chễ. - Một chữ cũng là th... , nửa chữ cũng là th.... 
- GV nhận xét tiết học
C. Hoạt động ứng dụng
- Hướng dẫn HS thực hiện
- BVN Cho lớp hát một bài
- Viết tên bài, đọc mục tiêu bài học. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
* HĐ cả lớp
- Bắt nhịp cho cả lớp hát
* HĐ nhóm
- NT điều khiển các bạn đọc nhiệm vụ bài học
- Tập kể trong nhóm
- Kể trước lớp
- NX cách kể chuyện của bạn
* HS trên chuẩn kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện
* HĐ nhóm
- Thảo luận thống nhất kết quả trong nhóm và viết vào vở
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra
- Trình bày kết quả
+ Anh Kim Đồng rất dũng cảm
+ Các dân tộc trên đất nước ta đoàn kết như anh em một nhà
- Thảo luận nhóm thống nhất kết quả
+ Anh Kim Đồng/ rất dũng cảm
+ Các dân tộc trên đất nước ta/ đoàn kết như anh em một nhà
- NT điều khiển đọc đoạn văn, thảo luận điền kết quả vào phiếu
- Báo cáo kết quả
+ một tháp đèn khổng lồ
+ hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
+ hàng ngàn ánh nến trong xanh
* HĐ cá nhân
- Đọc yc và nội dung của bài
- Nêu cách viết chữ I
- Viết bài vào vở
- Đổi vở cùng bạn để kiểm tra
- VD: Bạn Thư rất xinh đẹp.
* HĐ nhóm
- NT điều khiển các bạn trong nhóm thực hiện
- Ghi kết quả vào vở thực hành
- Báo cáo kết quả
+ Cao chạy xa bay
+ Học thầy không tầy học bạn
+ Thức khuya dậy sớm
* HĐ cả lớp
- 1 hs đọc bài chính tả
+ Anh Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké.
+ 6 câu.
+ Tên riêng, các chữ đầu câu
+ Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết một số từ khó ra nháp
- Viết vào vở
* HĐ cặp đôi
- Đổi vở để soát lại bài
- Nhận xét bài viết của bạn
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng chễ.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
* BHT chia sẻ:
+ Bạn đã đạt được mục tiêu bài học đưa ra chưa?
+ Qua bài học này bạn nắm được những gì?
- Cùng người thân thực hiện
Tiết 4
TN&XH
BÀI 11. CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ( tiết 1, 2 )
	I. MỤC TIÊU:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế,... ở tỉnh (thành phố) nơi em sống.
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị
- Thêm yêu và gắn bó với quê hương
* HS trên chuẩn nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
-Trò chơi:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng và y/c hs thực hiện bước 2+3.
A. Hoạt động cơ bản
1. Chúng em tìm hiểu xem hình dưới đây vẽ những gì?
- YC HS thực hiện
- Gọi HS báo cáo kết quả
KÕt luËn: ë mçi tØnh ,thµnh phè ®Òu cã nhiÒu c¬ quan c«ng së ,®ã lµ c¸c c¬ quan nhµ n­íc nh­: UBND, HDDND, c«ng an, c¸c c¬ quan y tÕ, GD, tr­êng häc, n¬i vui ch¬i gi¶i trÝ
2. Quan sát và trả lời
- YC HS thực hiện
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt lại: ë tØnh, thµnh phè nµo còng cã UBND, c¸c c¬ quan hµnh chÝnh ®iÒu khiÓn mäi ho¹t ®éng chung, trưởng học, cơ quan giáo dục, cã c¬ quan th«ng tin liªn l¹c, c¬ quan y tÕ, gia ®×nh, n¬i s¶n xuÊt bu«n b¸n
3. Phân biệt làng quê và đô thị
- YC HS thực hiện
- Gọi HS báo cáo kết quả.
4. Liên hệ thực tế
- YC HS thực hiện
- Gọi HS báo cáo kết quả.
5. Đọc và trả lời
- Gọi học sinh đọc lại các ý vừa ghi.
*CTH ĐTQ điều khiển.
- Cả lớp chơi.
- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
- Ban học tập chia sẻ mục tiêu.
HĐ nhóm
- NT điều khiển thảo luận quan sát và trả lời các câu hỏi
- Báo cáo kết quả
- Quan sát hình 2, 3, 4, 5, thảo luận trả lời các câu hỏi
+ Trụ sở UBND Thành phố HCM
+ Trường Đại học Bách Khoa HN
+ Bảo tàng LS Việt Nam
+ Bệnh viện Dung Quất
- Quan sát hình 6, 7 trả lời
+ Hình 6 thể hiện cảnh làng quê
+ Hình 7 thể hiện cảnh đô thị
HĐ cá nhân
- Đọc trả lời câu hỏi gợi ý
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm
- Báo cáo kết quả trước lớp
* HS trên chuẩn kể những việc làm thể hiện tình yêu quê hương
- Đọc kĩ nội dung và trả lời
- Chọn những ý thể hiện đặc điểm của đô thị, và đặc điểm của nông thôn và ghi vào vở
- 2 – 3 HS đọc 
* Ban học tập chia sẻ
- Gọi 1 – 2 bạn đọc đoạn văn HĐ5
Tiết 5
Toán (TC)
ÔN LUYỆN
	I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố vận dụng bảng chia 9
	* Hs trên chuẩn làm thêm bài tập 6
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Giới thiệu bài học, tiết học
A. Hoạt động thực hành
YC HS thực hiện hoạt động 2, 3, 4, 5 
( trang 39 - 40)
- Quan sát hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Gọi HS báo cáo kết quả các hoạt động
- Nhận xét chốt lại
*Y/C HS trên chuẩn thực hiện hoạt động 6 trang 40
B. Hoạt động ứng dụng
- BVN cho cả lớp hát một bài
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
 * HĐ cá nhân
- Đọc kĩ YC các hoạt động làm vào vở
2. Tính
3. Giải bài toán
a. mỗi túi có số ki-lô-gam gạo là:
32 : 8 = 4 (kg)
b. Có số túi gạo là:
32 : 8 = 4 (túi)
4. Tìm x
x × 9 = 36 45 : x = 9
 x = 36 : 9 x = 45 : 9
 x = 4 x = 5
 x × 9 = 50 + 4
 x × 9 = 54 
 x = 54 : 9 
 x = 6 
5. Số? 
*HĐ dành cho hs trên chuẩn
- Làm thêm bài 6 nếu còn thời gian
Bài gải
Có số ki-lô-gam gạo nếp là:
63 : 9 = 7 (kg)
Có số ki-lô-gam gạo tẻ là:
63 – 7 = 56 (kg)
 Đáp số: 56kg gạo tẻ.
Ôn lại cách vận dụng bảng chia 9 vào giải toán
	Tiết 7
Tiếng Việt (TC)
LUYỆN VIẾT BÀI 14
	I. MỤC TIÊU:
- Viết các chữ hoa đúng mẫu chữ, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ, trình bày bài sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG
- Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3 tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Chơi trò chơi
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
A. Hoạt động thực hành
1. Hướng dẫn viết bài:
- Hướng dẫn học sinh viết các chữ hoa 
- Hỏi học sinh cách trình bày bài.
- Nhắc nhở học sinh viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ
2. Viết bài vào vở
- Y/c học sinh viết bài vào vở.
- Quan sát, sửa lỗi chính tả cho học sinh.
3. Đổi vở để soát lỗi:
- Y/c học sinh đổi vở để soát lỗi.
- Gọi học sinh báo cáo.
4. Đánh giá, nhận xét:
- Y/c học sinh nhận xét bài viết của bạn trong nhóm.
- Nhận xét chữ viết, cách trình bày bài của học sinh.
- Y/c học sinh viết sai sửa lỗi
- Nhận xét tuyên dương học sinh viết đẹp. 
B. Hoạt động ứng dụng
- Y/C học sinh về nhà luyện viết thêm các chữ hoa.
*CTH ĐTQ điều khiển
- Cả lớp chơi
 - Ghi đầu bài.
Cả lớp
- Lắng nghe 
Cá nhân:
- Viết bài vào vở luyện viết.
Cặp đôi
- Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi cho nhau.
- Báo cáo kết quả.
Cả lớp
- Nhận xét bài viết của các bạn trong nhóm.
- Lắng nghe thầy, cô nhận xét.
- Sửa lỗi bài viết của mình nếu có.
- Viết lại các chữ hoa cho đẹp hơn.
......................................................................................................................................
 Soạn: 27/11/2018
Giảng: thứ tư ngày 28/11/2018
Tiết 1
Tiếng Việt
BÀI 14B. KỂ VỀ ANH KIM ĐỒNG (tiết 3)
(Đã soạn ở thứ 3)
Tiết 2
Tiếng Việt
BÀI 14C. QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG VIỆT BẮC
	I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Nhớ Việt Bắc
- Nói lời giới thiệu về tổ em
- Viết đúng từ ngữ chữa tiếng mở đầu bằng l/n hoặc có vần i/iê
- Luyện tập dùng câu Ai thế nào?
	* HS trên chuẩn thực hiện hoạt động (*)
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HĐ của GV
HĐ của HS
Tiết 1
* Khởi động
- Giới thiệu bài
A. Hoạt động cơ bản
1. Xem tranh trả lời câu hỏi
- Gọi các nhóm báo cáo
- Nhận xét, chốt lại
2. Nghe thầy cô đọc bài: Cửa Tùng
- Đọc bài Nhớ Việt Bắc
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa 
4. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc
- Đọc mẫu và yc HS đọc
- Sửa lỗi cho HS
5. Mỗi em đọc 4 dòng thơ tiếp nối đến hết bài
6. Thảo luận trả lời 
Hỏi : Nội dung của bài nói lên điều gì ?
ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi
7. Thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu
- YC HS thực hiện
- Gọi một số HS đọc trước lớp
Tiết 2
B. Hoạt động thực hành
1. Nhớ - viết
- Hướng dẫn viết
- Đọc 10 dòng thơ đầu
- Nhận xét bài viết của HS
2. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn em vừa viết
3. Tìm bộ phận câu trả lời, câu hỏi
- Nhận xét, chốt lại
a) Cảnh rừng Việt Bắc / rất đẹp.
b) Con người Việt Bắc / cần cù lao động, ân tình thủy chung.
(*) Đọc thuộc cả bài thơ.
Tiết 3
4. Chơi trò phỏng vấn
- YC HS thực hiện
- Gọi một số HS đóng vai phỏng vấn các bạn trong lớp
- Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt
5. Điền vào ô trống
- Gọi HS các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng
a) nay, nằm, nấu, nát, lần. b) chim, tiên, kiến.
(*) Tìm 2 từ chứa tiếng có i / iê
C. Hoạt động ứng dụng
- BVN cho lớp chơi trò chơi 
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
* HĐ nhóm
- Quan sát tranh thảo luận trả lời các câu hỏi
- Báo cáo kết quả
* HĐ cả lớp
- Lắng nghe
* HĐ cặp đôi
- Thay nhau đọc
- Báo cáo kết quả 
* HĐ cả lớp
- Đọc đồng thanh, nhón, nối tiếp mỗi em một từ
* HĐ nhóm
- NT cho các bạn đọc nối tiếp các dòng thơ và toàn bài
- Báo cáo kết quả
- NT cho các bạn trong nhóm thảo luận 
- Báo cáo trước lớp
a) Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hòa bình.
 - Vẻ đẹp của con người Việt Bắc: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình; Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
 b) Dòng thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi là: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành lũy sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
- Trả lời
- Từng bạn trong nhóm thi đọc
- Bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất
* HS trên chuẩn đọc thuộc lòng toàn bài
* HĐ cả lớp
- Nghe thầy cô đọc
- Nêu các tiếng cần viết hoa trong bài
- Nghe và viết bài vào vở
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Lắng nghe
* HĐ cá nhân
- Đọc yc và nội dung của bài
- Gạch chân những từ chỉ đặc điểm vào vở 
- Đổi vở cùng bạn để kiểm tra
- Báo cáo kết quả
* HĐ nhóm
- NT điều hành các thành viên làm việc
a. Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp
 cái gì thế nào
b.Con người Việt Bắc (ai)
 (thế nào) cần cù lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thủy chung
- Thay nhau đóng vai phỏng vấn các bạn trong nhóm theo các câu hỏi gọi ý
- Thưc hiện phỏng vấn các bạn trong lớp
- Lắng nghe
- Thảo luận điền vào vở thực hành
- Báo cáo kết quả
VD: con chim; viết bài, ...
* BHT chia sẻ: 
+ Bạn đã đạt được mục tiêu bài học đưa ra chưa?
+ Qua bài học này bạn nắm được những gì?
- Thực hiện cùng người thân
Tiết 4 
Toán
BÀI 35: BẢNG CHIA 9 (tiết 2)
(Đã soạn ở thứ ba)
Tiết 5 
Tiếng Việt (TC)
ÔN LUYỆN
	I. MỤC TIÊU
	- Viết đúng từ ngữ chứa tiếng có vần ay/ây hoặc từ ngữ chứa tiếng im/iêm.
	- Luyện tập về từ chỉ đặc điểm và cách nói so sánh.
- HS trên chuẩn thực hiện thêm HĐ (*)
II. ĐỒ DÙNG
- Vở bài tập Tiếng Việt.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG
* Khởi động: 
	- HĐTQ cho lớp hát.
	- Chia sẻ nội dung, cảm xúc.
	- Mời GV lên lớp.
A- Hoạt động thực hành:
1. (BT2 phần Chính tả - Tr54) Điền vào chỗ trống:
a) ay hoặc ây:
- Cao chạy xa bay
- Học thầy không tày học bạn.
- Thức khuya dậy sớm
- Chó cậy gần nhà.
b) im hoặc iêm:
Mảnh trăng lưỡi liềm
Miệng cười chúm chím
Màu tím hoa sim.
2. (BT1 phần LT&C – Tr55) Gạch dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu thơ sau:
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt.
3. (BT2 phần LT&C – Tr55) Trong đoạn thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau ở những đặc điểm nào? Ghi lại nội dung trả lời:
a) Giữa mặt nước mênh mông
 Tàu hải quân ta đó
 Xếp hàng nối đuôi nhau
 Trông như từng dãy phố.
Đặc điểm so sánh là: 
b) Khi mặt trời lên tỏ
 Nước xanh chuyển màu hồng
 Cờ trên tàu như lửa
 Sáng bừng cả mặt sông.
Đặc điểm so sánh là: 
(*)4. Đặt 2 câu với các từ chỉ đặc điểm ở HĐ2.
VD: Xe máy của cô giáo em màu trắng.
 Hoa mai vàng
B- Kết thúc bài học:
	- Nhận xét tiết học.
........................................... ...............................................................................................
 Soạn: 28/11/2018
Giảng: thứ năm ngày 29 /11/2018
Tiết 3
Toán
BÀI 38: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
	I. MỤC TIÊU:
	Em biết:
	- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
	- Vận dụng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số vào giải toán.
	* HS trên chuẩn: làm thêm bài 5 trong vở thực hành
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Giới thiệu bài học
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
2. Nghe thầy cô hướng dẫn cách đặt tính và tính
 - Gọi HS nêu cách thực hiện
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính
3. Đặt tính rồi tính
Hỏi: Muốn tìm thương của phép chia ta làm ntn? nêu các bước thực hiện
- Nhận xét, chốt lại kiến thức
B. Hoạt động thực hành
- YC HS thực hiện HĐ1, 2.
- Quan sát giúp đỡ HS 
- Gọi HS báo cáo kết quả
3. 4. Đọc và thảo luận cách giải toán: Xếp hình vuông
- Củng cố lại kiến thức cho hs
C. Hoạt động ứng dụng 
- Hướng dẫn HS cách thực hiện
- BVN cho cả lớp chơi trò chơi 
- Thực hiện bước 2, 3. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học
* HĐ nhóm
- NT điều hành nhóm
- Cùng nhau đọc và thực hiện
- Báo cáo trước lớp
* HĐ cả lớp
- Nêu phép tính và hỏi các bạn cách tìm thương
- Thực hiện tính 
- Nêu lại cách thực hiện
- 2-3 HS nêu lại cách thực hiện
* HĐ cá nhân
- Làm bài vào vở
- Đổi vở cùng bạn để kiểm tra
- Báo cáo trong nhóm và trước lớp
- 2 -3 hs nêu
* HĐ cá nhân
- Làm bài vào vở
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra 
- Báo cáo trước lớp
1. 57 : 3 = 19 84 : 6 = 14
 91 : 7 = 13 86 : 6 = 14 (dư 2)
 77 : 2 = 38 (dư 1) 87 : 3 = 29
 99 : 4 = 24 (dư 3) 92 : 7 = 13(dư 1)
 86 : 7 = 12 (dư 2) 78 : 6 = 13 
2. Giải bài toán
Bài giải
giờ có số phút là:
60 : 5 = 12 (phút)
 Đáp số: 12 phút.
* HĐ cặp đôi
- Cùng đọc yc và làm bài tập
- Thảo luận cách giải bài toán ý a.
- Thực hiện ý b vào vở thực hành
- Báo cáo kết quả trong nhóm
- Báo cáo trước lớp
3. b: Giải bài toán:
Bài giải
Ta có: 58 : 4 = 14 (dư 2)
Như vậy sẽ đóng được nhiều nhất 14 vỉ và còn thừa 2 hộp sữ chua
 Đáp số: 14 vỉ, thừa 2 hộp sữa chua
* Hs trên chuẩn làm thêm bài 5
* BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ 
- Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu
- Muốn tìm thương của phép chia ta làm ntn? nêu các bước thực hiện
- Làm vào vở thực hành
Tiết 2
Tiếng Việt
BÀI 14C. QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG VIỆT BẮC 
(Đã soạn ở thứ tư)
Tiết 4
TN&XH
BÀI 11. CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ( tiết 2 )
(Đã soạn ở thứ ba)
Tiết 5
Toán (TC)
ÔN LUYỆN 
	I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số; giải toán có lời văn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc 
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và thực hiện.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện 
Bài 1. Đặt tính rồi tính :
	234 x 2	102 x 4	214 x 3
	............	............	............
	............	............	............
	............	............	............
	............	............	............
Kết quả:
214
3
642
x
102
4
408
x
234
2
468
x
Bài 2. Tính:
	8 x 6 + 20 	= 	
	=  
	8 x 5 - 17 	= 
	= 
Kết quả:
	8 x 6 + 20	= 48 + 20
	= 68 
	8 x 5 - 17	= 40 - 17
	= 23
Bài 3. Tìm x :
	a) 	x : 4 = 205
	..	..
	b) 	x : 5 = 130
	..	..
Kết quả:
	a) 	x : 4 = 205
	 x = 205 x 4
	 x = 820
	b) 	x : 5 = 130
	 x = 130 x 5
	 x = 650
Bài 4. Mỗi hộp có 120 cúc áo. Hỏi 5 hộp có tất cả bao nhiêu cúc áo?
Giải
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Giải
Số cúc áo trong 5 hộp là:
120 x 5 = 600 (cúc áo)
 Đáp số: 600 cúc áo
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung ôn luyện.
- Nhận xét tiết học. 
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Tiết 6
Tiếng Việt (TC)
ÔN LUYỆN 
	I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nói, viết về cảnh đẹp quê hương, đất nước.
* Học sinh trên chuẩn thực hiện thêm hoạt động 3
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc 
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành 
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết qua tranh, ảnh hoặc ti vi,  
* Gợi ý :
- Đó là cảnh gì? Ở đâu? 
- Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý?
- Nhìn cảnh đẹp đó, em có suy nghĩ gì?
Tham khảo:
Bức ảnh của em chụp cảnh một cái hồ rất đẹp. Đó là hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Bao trùm lên toàn cảnh là màu xanh của rừng cây, thảm cỏ, hồ nước với những sắc độ khác nhau. Mặt hồ lấp loá nắng, trông xa như một tấm gương lớn. Những vườn cây ven hồ xanh um, thấp thoáng bóng người đi dạo. Vẻ đẹp của hồ Xuân Hương thật hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và thế giới. Ước chi mùa hè năm nay, ba má cho em đi nghỉ mát ở Đà Lạt để em được tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp trong ảnh.
Bài 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh chụp cảnh gì? Ở đâu?
- Màu sắc của ảnh như thế nào?
- Cảnh trong ảnh có gì đẹp?
- Cảnh trong ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì?
Tham khảo: 
(Cảnh biển Phan Thiết, nơi có nhiều bãi tắm đẹp thuộc tỉnh Bình Thuận.)
(Trời xanh..,biển xanh..rặng dừa xanh, cồn cát màu trắng)
(Núi và biển liền kề nhau ,bãi cát tắm trắng tinh, rặng dừa ngả nghiêng trong gió, có những chiếc thuyền đánh cá nhấp nhô.)
(Em rất yêu biển, tự hào về cảnh đẹp của đất nước.)
Bài 3. Viết 5 - 7 câu về cảnh đẹp quê hương.
Bài làm
.................................................................
.................................................................
.................................................................
................................................................. .................................................................
................................................................. 
Tham khảo:
Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông.
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
......................................................................................................................................
 Soạn: 29/11/2018
Giảng:thứ sáu 30/11/2018
Tiết 1
Toán
BÀI 38: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiết 2)
(Đã soạn ở thứ năm) 
Tiết 2 
Tiếng Việt
BÀI 14C. QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG VIỆT BẮC (tiết 3)
(Đã soạn ở thứ tư) 
Tiết 3
Tiếng Việt (TC)
ÔN LUYỆN 
	I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm; câu Ai thế nào
* HS trên chuẩn: làm thêm bài 3
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
*Khởi động
- Trò chơi
- Giới thiệu bài 
A. Hoạt động thực hành
YC HS thực hiện hoạt động 1, 2, 4, (trang 38 - 40)
- Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi học sinh báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt lại
*HS trên chuẩn làm bài 3
B. Hoạt động ứng dụng
*CTH ĐTQ điều khiển 
- Cả lớp chơi trò chơi
- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
Cá nhân:
- Làm bài vào vở.
- Trình bày kết quả.
1. Tìm và gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong bài thơ:
Con ong chăm chỉ
Con tằm nhả tơ
Con chim bay liệng
Nước hóa thành mây
Cây cho quả ngọt
Đất lại nuôi cây
2. Các sự vật được so sánh với nhau:
a. Đôi sừng cong lại như hai vầng trăng
c. Từng dòng kẻ ngay ngắn như chúng em xếp hàng
d. Trời như lồng bàn
e. Mặt trời như trái chín
4. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi,....
a. Mùa hè/ năm nay thật oi
b. Cây gạo đầu làng/ lặng yên như mải suy nghĩ.
c. Giàn mướp/ cuối mùa trông xơ xác tội nghiệp.
*3. Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh:
- Ban học tập chia sẻ
- Đọc câu ở HĐ3 cho người thân nghe.
	Tiết 5 Sinh hoạt
RKNS CHỦ ĐỀ 1 – NHẬN XÉT TUẦN 14
	I. MỤC TIÊU:
	- Biết tự làm lấy những công việc phù hợp với khả năng để phục vụ cho học tập và sinh hoạt
	- Nhận xét các hoạt động trong tuần thông qua các mặt Học tập, Lao động vệ sinh, Đạo đức tác phong; Kế hoạch tuần tới
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
* Khởi động
A. KĨ NĂNG SỐNG 
Bài tập 3. Đánh số vào các bức tranh theo đúng thứ tự
Bài tập 4; Tình huống
- GV chốt lại kiến thức bài tập
B. NHẬN XÉT TUẦN 
1. Báo cáo các hoạt trong tuần
2. Nhận xét và đưa ra phương hướng
- Nhớ đi học đều, đúng giờ
- Mạnh dạn chia sẻ kiến thức, biết giúp đỡ bạn trong học tập
- Không được ăn quà trong trường học, không vứt rác bừa bãi
- BVN thực hiện
* HĐ cá nhân
- Đọc yc và làm bài tập
- Trình bày trong nhóm, trước lớp
* HĐ nhóm
- NT cho các bạn đọc thầm tình huống của bài 
- Các thành viên chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn
- Đại diện nhóm trình bày
- HĐTQ điều khiển buổi sinh hoạt
-Nhóm trưởng các tổ lần lượt báo cáo
- CTHĐ nhận xét chung
* Học tập
- Trong tuần các bạn đi học đều, đúng giờ, thực hiện truy bài tương đối nghiêm túc, 
- Thảo luận và tích cực trong các giờ học. 
*Lao động, vệ sinh
- Lớp học trực nhật sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định
 *Đạo đức :Các bạn đều ngoan
- Lắng nghe
Tiết 5
Sinh hoạt
RKNS: CHỦ ĐỀ 2 (tiết 4)
NHẬN XÉT TUẦN 14
I. Mục tiêu:
- Mạnh dạn, tự tin và khéo léo khi giao tiếp với bạn bè và người khác 
	- Nhận xét các hoạt động trong tuần qua các mặt Học tập, Lao động vệ sinh, Đạo đức tác phong; Kế hoạch tuần tới
II. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
 1. Rèn kĩ năng sống
Bài tập 7: Sắp xếp các câu thành một đoạn hội thoại
- Y/C HS thực hiện
- Quan sát hỗ trợ học sinh
- Nhận xét chốt lại 
Bài tập 8; Thảo luận với bạn ghi những việc nên làm và không nên làm khi nghe điện thoại
- Gọi HS báo cáo kết quả
Bài tập 9: Em hãy cùng bạn thực hành nói chuyện trong các tình huống
- YC HS thực hiện
- Gọi HS thực hiện trước lớp
2. Nhận xét tuần 14
2.1. Báo cáo các hoạt trong tuần
2.2: NX và đưa ra phương hướng
- Nhớ đi học đều, đúng giờ
- Mạnh dạn chia sẻ kiến thức, biết giúp đỡ bạn trong học tập
- Không được ăn quà trong trường học, không vứt rác bừa bãi
HĐ cá nhân
- Đọc kĩ yêu cầu và thực hiện
- Xếp thứ tự các số và ghi vào vở
- Báo cáo kết quả
HĐ Cặp đôi
- Đọc kĩ các và ghi những việc nên và không nên làm vào vở
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra kết quả
- Báo cáo kết quả.
HĐ Cặp đôi
- Thảo luận chọn tình huống để thực hành
- Thực hành gọi điện trong nhóm
- Thực hiện đóng vai trước lớp.
Cả lớp
- HĐTQ điều khiển buổi sinh hoạt
- Nhóm trưởng các tổ lần lượt báo cáo
- CTHĐ nhận xét chung
* Học tập
- Trong tuần các bạn đi học đều, đúng giờ, thực hiện truy bài tương đối nghiêm túc,.....
*Lao động, vệ sinh
Lớp học trực nhật sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định,....
 *Đạo đức: Nhìn chung các bạn đều ngoan,.....
- Lắng nghe
............................................................................................................................................................................................................................................................................ 
	Tiết 8
HĐGD
VĂN NGHỆ CA NGỢI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu
Giúp HS 
- Biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước và quân đội anh hùng.
- Tự hào và yêu quê hương.
II. Đồ dùng
Các bài hát bài thơ về các anh hùng.
Một số câu đố vui, câu hỏi về con người, quê hương đất nước .
II. Hoạt động dạy – học
HĐ của GV
HĐ của HS
* Khởi động
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng và y/c hs thực hiện.
1. Thi văn nghệ . 
- Tổ chức bốc thăm cho nhóm hát trước
Mỗi lượt mỗi nhóm hát một bài ( có thể hát cá nhân, nhóm) hát đúng được 10 điểm, hát sai chủ đề 0 điểm.
- Tổng kết tuyên dương đội thắng.
2. Biểu diễn tiết mục cá nhân
- Hướng dẫn HS thực hiện
- YC cả lớp bình chọn tiết mục hay nhất
- Nhận xét, tuyên dương HS 
3. Thi đố vui
GV lần lượt nêu từng câu đố vui 
- Người anh hùng của vùng đất Tây nguyên là ai? 
 - Bộ đội ta trong chiến tranh làm nhiệm vụ gì? 
- Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc nào ra khỏi đất nước?
- Ở Thất Khê có di tích lịch sử nào?
- Nhận xét tiết học
*CTH ĐTQ điều khiển
- Chơi trò chơi
- Ghi đầu bài.
HĐ cả lớp
- Đại diện nhóm cá nhân thi hát, đọc thơ
- Lắng nghe
HĐ cả lớp
- Ban văn nghệ mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời một bạn khác biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến hết hoạt động . Bạn được mời có thể hát hoặc ngâm thơ, hoặc kể chuyện theo chủ đề.
- Lắng nghe
HĐ cả lớp
- Trả lời các câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời của bạn
............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_vnen_tuan_14_ban_2_cot.doc