Giáo án Sinh học Lớp 9 VNEN - Bài 60: Lai giống vật nuôi cây trồng (Tiết 1)

docx 8 trang vnen 15/08/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 VNEN - Bài 60: Lai giống vật nuôi cây trồng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 VNEN - Bài 60: Lai giống vật nuôi cây trồng (Tiết 1)

Giáo án Sinh học Lớp 9 VNEN - Bài 60: Lai giống vật nuôi cây trồng (Tiết 1)
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết:
CHỦ ĐỀ 13: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
BÀI 60: LAI GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được các biểu hiện và phân tích được các nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống, ưu thế lai.
Phân tích được vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Trình bày được một số phương pháp tạo ưu thế lai và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận.
3. Thái độ
Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6 HS).
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hiện tượng thoái hóa
Ưu thế lai
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài.
Giấy A0, bút dạ
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH	
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi thứ nhất trong phần HĐ khởi động SHDH trang 163.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới.
A. Hoạt động khởi động
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì sức sống của cây ngô sẽ giảm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát hình 60.2.
+ Nghiên cứu thông tin mục I.1 SHDH trang 164.
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH mục I.1 SHDH trang 164. 
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Hoàn thành đoạn văn trong phần I.1 SHDH trang 164.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. 
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn
Giải thích được đặc điểm ở các cây tự thụ phấn, bố và mẹ trên một bông hoa nên kiểu gen của bố và mẹ giống nhau, do đó, số kiểu tổ hợp giao tử tạo ra ở đời con ít, số cặp gen đồng hợp tử trong các cơ thể con nhiều và số cặp gen dị hợp ít. Trong khi ở các cây giao phấn, cá thể con có tổ hợp các giao tử của cây bố và mẹ khác nhau, do đó có nhiều biến dị tổ hợp được tạo ra, số kiểu gen đồng hợp ít và số kiểu gen dị hợp nhiều hơn. Do vậy, quá trình tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống do kiểu gen đồng hợp tăng lên, kiểu gen dị hợp giảm xuống, xuất hiện nhiều tính trạng kém.
- Ở động vật cũng có hiện tượng thoái hoá giống. Cũng giống như ở thực vật giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, khi động vật giao gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá ở các thế hệ sau như : sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Đáp án: 
1. kém dần, 2. chậm, 
3. giảm dần, 4. bị chết, 
5. có hại, 6. lùn, 
7. dị dạng, 8. rất ít.
Hoạt động 2: Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu thông tin, quan sát hình 60.3, 60.4 mục I.2 SHDH trang 164.
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH mục I.2 SHDH trang 164. 
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật
- Quan sát hình 60.4 cho thấy, khi động vật giao phối gần làm giảm tỉ lệ cá thể dị hợp, tăng tỉ lệ cá thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn, tạo điều kiện cho các cặp gen lặn gây hại được biểu hiện, do vậy, dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
- Tại sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan, cà chua,), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy,) không bị thoái hoá ? Vì những loài này có các cặp gen đồng hợp nhưng không gây hại cho chúng.
- Liên hệ với Luật Hôn nhân và gia đình: Vì sao Luật cấm kết hôn với người trong dòng họ trong vòng 3 đời ?.
- Trồng lúa, ngô cần có sự thay đổi giống, không lấy giống từ hạt nhà trồng liên tục trong nhiều mùa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm thêm ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
+ Sự thoái hoá do giao phối gần ở động vật có điểm nào giống với sự thoái hoá ở cây giao phấn khi cho tự thụ phấn bắt buộc.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà thực hành thao tác giao phấn ở cây lúa theo các bước trong phần hoạt động vận dụng.
HS: Về nhà thực hiện yêu cầu của GV
D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà sưu tầm hình ảnh tư liệu để viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần ở động vật mà gặp ở địa phương em.
- Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà thực hiện yêu cầu của GV
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_vnen_bai_60_lai_giong_vat_nuoi_cay_tr.docx