Giáo án Thủ công Lớp 2 VNEN - Bài 2: Gấp máy bay phản lực (2 tiết)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2 VNEN - Bài 2: Gấp máy bay phản lực (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Thủ công Lớp 2 VNEN - Bài 2: Gấp máy bay phản lực (2 tiết)

TUẦN 3 & 4: BÀI 2. GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (2 TIẾT) MỤC TIÊU Mô tả được hình dạng của máy bay phản lực và so sánh được hình dạng của máy bay phản lực với hình dạng của tên lửa. Biết cách gấp và gấp được máy bay phản lực. Ứng dụng được kĩ thuật gấp máy bay phản lực để làm đồ chơi ở nhà. Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 Mẫu gấp máy bay phản lực. Số máy bay phản lực bằng số nhóm HS trong lớp. Giấy thủ công Tranh quy trình gấp máy bay phản lực 6 tờ giấy cho 6 nhóm Hồ dán Phiếu học tập Phiếu học tập Máy bay phản lực gấp bằng giấy có dạng như thế nào? Máy bay phản lực có những bộ phận nào? Từng bộ phận của máy bay phản lực có hình dạng như thế nào? Hãy nhớ lại từng bộ phận của tên lửa đã học ở bài trước để so sánh với hình dạng các bộ phận của máy bay phản lực. Phán đoán xem máy bay phản lực được gấp từ tờ giấy hình gì? Máy bay phản lực trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như tế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công; Bút màu; hồ dán Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp máy bay phản lực và phán đoán cách gấp máy bay phản lực a) GV sử dụng hình mẫu gấp máy bay phản lực đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp máy bay phản lực. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Máy bay phản lực có mũi, thân, 2 cánh nhưng mũi của máy bay phản lực phẳng, không nhọn như tên lửa. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp máy bay phản lực của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 2, xem hướng dẫn gấp máy bay phản lực hoặc GV treo tranh quy trình gấp máy bay phản lực. c) HS quan sát và so sánh các bước, thao tác gấp máy bay phản lực với gấp tên lửa. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp máy bay phản lực. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp máy bay phản lực trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp máy bay phản lực, HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cách gấp máy bay phản lực với tên lửa ( bước 1 giống nhau ở hình 1 và 2) b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp máy bay phản lực, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp máy bay phản lực của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 2 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo 2 bước: Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực (hình1đến hình 6) Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng (hình 7) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử máy bay phản lực B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành Gấp được máy bay phản lực Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 máy bay phản lực Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp máy bay phản lực để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp máy bay phản lực với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được máy bay phản lực bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp máy bay phản lực, cùng gấp máy bay phản lực và chơi trò chơi phóng máy bay phản lực cùng người thân. Gấp máy bay phản lực tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp máy bay phản lực bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp máy bay phản lực.
File đính kèm:
giao_an_thu_cong_lop_2_vnen_bai_2_gap_may_bay_phan_luc_2_tie.docx