Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Tuần 5 đến 17
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Tuần 5 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Tuần 5 đến 17
Tuần 5: ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 5A: TÌNH HỮU NGHỊ (T1) I.Mục tiêu: - Đọc - hiểu bài Một chuyên gia máy xúc. - Giáo dục học sinh biết mối quan hệ của nhân dân Việt Nam với các nước láng giềng. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động: “Làm theo tôi nói đừng làm theo tôi làm”. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu giành cho Việt Nam Em quan sát tranh và đọc mẫu ở SHD trang 73, nhớ lại những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu giành cho Việt Nam. - NT mời các bạn nói những điều mình biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu giành cho Việt Nam - Mời các bạn nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến chung của nhóm, báo cáo với cô giáo. GV tương tác với HS, HS nghe cô dẫn dắt vào bài Một chuyên gia máy xúc. 2.Nghe thầy (cô) đọc bài: Một chuyên gia máy xúc Cả lớp lắng nghe 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa Việc 1: Em đọc thầm từ ngữ và các lời giải nghĩa, chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A rồi ghi ra vở nháp. A B 1.Hòa sắc a, thật thà, mộc mạc. 2. Điểm tâm b, phối hợp, màu sắc. 3. Chất phác c, ăn lót dạ. 4. Đồng nghiệp d, người cùng làm một nghề. Việc 2: Đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa ở SHD trang 75. -Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của các từ 4. Cùng luyện đọc Em đọc các từ ngữ và đọc câu ở HĐ4 SHD trang 75. Câu: Ánh nắng ban mai nhạt loãng / rải trên vùng đất đỏ công trường / tạo nên một hòa sắc êm dịu. Một bạn đọc từ ngữ, câu dài ở HĐ4 - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Một bạn đọc 1 phần - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một phần, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài Việc 3: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Câu 1. Bài đọc có những nhân vật nào? Câu 2. Anh Thủy gặp A-lếch – xây ở đâu ? Câu 3. cảnh vật hôm đó có gì đẹp ? Câu 4. Cuộc gặp gỡ giữa hai người đồng nghiệp diễn ra như thế nào ? Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình. Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài. Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với thầy cô giáo. Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. B. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài đọc em vừa học. TUẦN 6 : ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 6A: TỰ DO VÀ CÔNG LÍ (T3) I.MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ: Hữu nghị- Hợp tác. - HS biết đạt câu với từ, các thành ngữ đã học. - Giáo dục học sinh có tinh thần hợp tác trong các hoạt động cần thiết. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. B. Hoạt động thực hành: 4. Thi xếp các thẻ từ vào nhóm thích hợp trong bảng. - Xếp những từ có tiếng hữu ở các thẻ từ vào bảng phân loại, nhóm nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. - Xếp vào vở kết quả phân loại đúng. Hữu nghị hữu hiệu chiến hữu hữu tình thân hữu Hữu ích hữu hảo bằng hữu bạn hữu hữu dụng Hữu có nghĩa là bạn bè Hữu có nghĩa là có M: hữu nghị M: hữu ích Việc 1: Trưởng nhóm phổ biến luật chơi (như SHD) của trò chơi. Việc 2: Chuẩn bị chơi: Trưởng nhóm chia bảng nhóm thành 2 phần cử thư kí ghi kết quả của nhóm Việc 3: Chơi -Trưởng nhóm nói: Các bạn đọc các từ? Mời một bạn nhắc lại luật chơi. - Trưởng nhóm hô: Bắt đầu- các bạn ở trong nhóm xếp các từ có tiếng hữu(vào hai cột của bảng nhóm). - Chỉ định một bạn đọc lại kết quả làm việc của nhóm, cùng thống nhất kết quả và gắn bảng nhóm lên bảng lớp, viết số thứ tự hoàn thành của nhóm. - Một bạn khác đánh giá, bổ sung. Việc 4: Trưởng ban học tập nói: Các bạn quan sát kết quả làm việc của các nhóm và cho biết đội nào có nhiều từ đúng và nhanh nhất. - Trưởng ban học tập nhận xét trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau - Em đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau. - Em đọc câu mình vừa đặt cho bạn bên cạnh nghe và nhận xét cho nhau. 6. Làm bài tập trên giấy 1) Nối các từ có tiếng hợp với nhóm A hoặc B: hợp tình hợp tác phù hợp hợp thời A. Hợp có nghĩa là gộp lại hợp lệ B. Hợp có nghĩa là đúng với yêu (thành lớn hơn) hợp nhất cầu, đòi hỏi nào đó. hợp pháp hợp lực hợp lí thích hợp 2) Đặt một câu với một từ chứa tiếng hợp:.. - Em đọc yêu cầu và nội dung HĐ6 rồi làm bài trên giấy. - Nhóm trưởng mời bạn đọc câu mình vừa viết cho bạn trong nhóm nghe và nhận xét cho nhau. -Báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. - Nhận xét giờ học. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân để biết mỗi thành ngữ dưới đây muốn nói điều gì: a, Bốn biển một nhà b, Kề vai sát cánh c, Chung lưng đấu cật Tuần 8: ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (T3) I.Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên -Giáo dục tình cảm yêu quý gắn bó với môi trường sống. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành 4. Làm bài tập a. Em tìm nghĩa của từ thiên nhiên rồi ghi ra vở nháp. * Dòng nào gải thích đúng nghãi của từ thiên nhiên: - Tất cả những gì do con người tạo ra. - Tất cả những gì không do con người tạo ra. - Tât cả những thứ tồn tại xung quanh con người. b. Em tìm những từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ rồi ghi ra vở nháp. Em trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh. Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung Cả nhóm cùng thống nhất ý kiến Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung đoạn viết trước lớp 5. Tìm từ ngữ miêu tả không gian Tả chiều rộng: Mẫu: bao la,................. Tả chiều dài (xa): Mẫu: Tít tắp,.......... Tả chiều cao: Mẫu: Cao vút,............... Tả chiều sâu: mẫu: hun hút,.............. Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn cùng tìm từ ngữ miêu tả không gian. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn lần lượt nêu các từ mà bạn biết. Việc 2: Nhóm trưởng mời bạn khác nhận xét. Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm. 6. Đặt câu: - Em đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm đựơc rồi viết vào vở. - Em trao đổi bài với bạn để sửa lỗi. - Chia sẻ với nhóm bạn về bài làm của mình. GV chú ý cách đặt câu của học sinh. Nếu học sinh đặt câu sai mà các nhóm chưa phát hiện ra thì GV phải giúp sức ngay. 7. Đặt câu miêu tả sóng nước -Việc 1: Em quan sát các bức ảnh ở HĐ7-SHD trang 136 -Việc 2: Em suy nghĩ và đặt câu miêu tả sóng nước trong mỗi bức ảnh, ghi ra vở nháp. -Em trao đổi với bạn bên cạnh về câu mình vừa đặt, nhận xét, chỉnh sửa(nếu có) 8. Cùng nhau xếp các từ ngữ vào bảng phân loại: Ì ầm, lăn tăn, trào dâng, cuộn trào, ào ào,dềnh dàng, rì rào, ầm ầm, lao xao, dập dềnh, ì oạp, ào ạt, ầm ào, cuồn cuộn, lững lờ. Tả tiếng sóng Tả làn sóng nhẹ Tả đợt sóng mạnh M: ì ầm, M: Lăn tăn, M: Cuồn cuộn, Việc 1:Mỗi bạn đọc các từ ngữ, nắm yêu cầu đề bài Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trao đổi xếp các từ ngữ vào 3 nhóm Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn lần lượt đọc các từ đã hoàn thành ở HĐ8. Việc 4: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với thầy cô giáo. 9. Đặt câu: - Em đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm đựơc rồi viết vào vở. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ HĐ5,6;7,8,9; chia sẻ sau tiết học. C. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh (ảnh) về cảnh vật thiên nhiên. - Viết lời giới thiệu cho bức tranh (ảnh) mà em thích. Tuần 9: ĐIÊU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 9B: TÌNH NGƯỜI VỚI ĐẤT (T1) I.Mục tiêu: - HS đọc to rõ ràng, diễn cảm bài văn, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. - Giáo dục HS thêm yêu quý con người và vùng đất Cà Mau. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: 1. Trò chơi: Giải ô chữ bí mật - Nhóm trưởng nêu lần lượt từng gợi ý và số chữ cái ở mỗi hàng ngang, mời các bạn lần lượt giải ô chữ các hàng, bạn khác theo dõi, nhận xét. - Nhóm trưởng cử bạn thư kí ghi lại kết quả của nhóm, giải xong ô chữ cử bạn đọc ô chữ ở hàng dọc, cùng thống nhất rồi báo cáo với cô giáo. - HĐTQ tổ chức cho các bạn cùng giải ô chữ ở hàng dọc 2.Nghe bạn đọc bài: Đất Cà Mau - Một bạn đọc tốt đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe 3. Tìm lời giải nghĩa phù hợp a, Nói từ ngữ cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. A B a, phũ (phũ phàng) 1, (đất) xốp, mêm, dễ lún b, (đất) phập phều 2, dữ dội, thô bạo đến mức đến tàn nhẫn c, cơn thịnh nộ 3, nhiều vô kể, đếm không xuể d, hàng hà sa số 4, cá sấu e, sấu 5, cơn giận dữ ghê gớm b, Thay nhau đọc từng từ ngữ và nghĩa của chúng - Em nối từ ngữ và lời giải nghĩa của các từ ở SHD trang 159 lên giấy trong. -Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của các từ 4. Cùng luyện đọc a, Đọc câu: - Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. - Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền/ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. b, Đọc đoạn, bài: Mỗi em đọc một đoạn, đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Chú ý nhấn giọng một số từ ngữ: hối hả, rất phũ, san sát, thẳng đuột, hằng hà sa số, thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn, -Em đọc các đọc câu dài ở HĐ4 (SHD trang 159) -Một bạn đọc câu dài ở HĐ4 - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. - Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Mưa ở Cà Mau như thế nào? 2) Cây cối trên đất Cà Mau thế nào? 3) Người Cà Mau dựng nhà Cửa như thế nào? 4) Vì Sao người Cà Mau phải kiên cường và giàu nghị lực? Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình. Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung (nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài. 6. Chọn tên dưới đây cho một đoạn trong bài 1) Mưa ở Cà Mau 2) Cây cối ,nhà cửa ở Cà Mau 3) Muông thú ở Cà Mau 4) Con người Cà Mau -Em đọc nội dung HĐ6, chọn tên cho từng đoạn -Trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh, báo cáo với nhóm và báo cáo với thầy cô giáo. -CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. - Nhận xét giờ học. B. Hoạt động ứng dụng - Đọc và chia sẻ nội dung bài học cho người thân nghe bài em vừa học. Tuần 12: ĐIÊU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 12B: NỐI NHỮNG MÙA HOA (T2) I.Mục tiêu: Biết được cấu tạo của bài văn tả người. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 7. Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả người 1.Em đọc bài văn Hạng A Cháng. 2. Mỗi phần trên có nội dung gì? 3. Tác giả giới thiệu Hạng A cháng bằng cách nào ? 4. Ngoại hình Hạng A Cháng có gì đặc biệt ? 5. qua đoạn văn em thấy Hạng A Cháng có gì đặc biệt ? - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn tìm hiểu bài văn theo gợi ý trên. - Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn cùng chia sẻ về cấu tạo của bài văn tả người. Bài văm tả người có 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả 2. Thân bài: a) tả ngoại hình 9Đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...) b) Tả tính tình, tả hoạt động: (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,..) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. B. Hoạt động thực hành 1. Lập dàn ý bài văn tả người Em lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em( chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó). - Viết xong, em chủ động chia sẻ dàn ý của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ dàn ý của mình trước lớp, bình chọn bạn có dàn ý chi tiết nhất, hay nhất. - HĐTQ tổ chức chia sẻ sau tiết học C. Hoạt động ứng dụng: - Đọc dàn ý em đã làm cho người thân nghe. TUẦN 13: ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 13A: CHÀNG GÁC RỪNG DŨNG CẢM (T2) I.Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường. - HS viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh có ý thức bảo vệ và xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành: 1. Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loại lưỡng cư và cá nước ngọtThảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp. - Rừng nguyên sinh: rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người. - Loài lưỡng cư: động vật có xương sống, sinh đẻ dưới nước nhưng sống trên cạn, như ếch, nhái, - Rừng thường xanh: rừng cây quanh năm xanh tốt. - Rừng bán trường xanh: rừng cây có mùa rụng lá. -Đọc kĩ và thực hiện theo yêu cầu hoạt động 1 - Cùng đố bạn để giải nghĩa các từ ngữ 2. Trả lời câu hỏi: a, “Khu bảo tồn đa dạng sinmh học” là gì? b, Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” ? Gợi ý: Em dựa vào nội dung đoạn văn ở HĐ1 để nói tiếp câu trả lời dưới đây: a, “Khu bảo tồn đa dạng sinmh học” là nới lưu giữ nhiều loạivà b, Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều. 3.Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơnvào cột thích hợp trong phiếu học tập: a, Hành động bảo vệ môi trường b, Hành động phá hoại môi trường M: trồng rừng M: phá hoại (phá rừng, trồng rừng, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã) 4. a,Chọn một cụm từ trong ngoặc ở HĐ3 làm đề tài, em hãy viết một doạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó. Gợi ý: Em có thể dựa vào các ảnh( Sách HDH TV5 1B- tr 45) để viết đoạn văn về hoạt động phủ xanh đồi trọc. b, Trao đổi bài với bạn để nhận xét. Việc 1: Đọc kĩ nội dung HĐ2; 3; 4 trong quá trình thực hiện có gì khó khăn thì trao đổi với bạn hoặc cô giáo. Chia sẻ kết quả với bạn, bổ sung nhận xét cho nhau. Đọc cho bạn nghe đoạn văn và lắng nghe, bổ sung góp ý của bạn. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả lần lượt các bài tập. - Cùng nhau đưa ra các nội quy làm và không được làm để bảo vệ môi trường. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ các hoạt động. Cùng xây dựng nội quy và các việc làm bảo vệ môi trường của lớp. - Nhận xét giờ học. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Hỏi người thân: Cần làm gì để bảo vệ môi trường ở địa phương em? 2. Cùng mọi người trong gia đình và cộng đồng làm sạch môi trường ở địa phương em. -Việc 1: Chia sẻ nội dung bài học cho người thân cùng nghe. - Việc 2: Tuyên truyền, giải thích cho người thân những việc nên làm để bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai đất nước. TUẦN 16: ĐIÊU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 16B: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (T1) I.Mục tiêu: - HS đọc to rõ ràng, diễn cảm bài văn, phù hợp với diễn biến chuyện. - Giúp học sinh hiểu được nội dung câu chuyện: Phê phán cách suy nghĩ mê tính dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó. - Giáo dục học sinh biết giữ gìn và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. A. Hoạt động cơ bản:` 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi (Tranh ở sách hướng dẫn học TV5 1B –tr 107 ). - Những người trong tranh là ai? - Họ đang làm gì? -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn quan sát bức tranh trả lời lần lượt các câu hỏi. -Nhóm trưởng mời các bạn trình bày, bạn khác theo dõi, nhận xét. -Cùng thống nhất và báo cáo với cô giáo. -HĐTQ tổ chức cho các bạn cùng chia sẻ HĐ1 -GV tương tác với HS, HS nghe cô dẫn dắt vào bài Thầy cúng đi bệnh viện. 2.Nghe thầy (cô) hoặc bạn đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện - Một bạn đọc tốt đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe 3. Đọc lời giải nghĩa của các từ ngữ - Thuyên giảm: (bệnh) có giảm nhẹ, đỡ bớt. -Em đọc thầm từ ngữ và lời giải nghĩa -Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của từ 4. Cùng luyện đọc a, Đọc câu: Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm./ Khắp làng xa bản gần,/ nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Vậy mà gần một năm nay,/ chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm./ Bụng cụ đau quặn,/ lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. b, Đọc đoạn, bài: Thay nhau đọc nối tiếp 4 phần trong bài: Phần 1, gồm đoạn 1: Từ đầu đến học nghề cúng bái. Phần 2, gồm đoạn 2: Từ Vậy mà đến không thuyên giảm. Phần 3, gồm đoạn 3, 4: Từ Thấy cha đến không lui. Phần 4, gồm đoạn 5,6: phần còn lại. - Em đọc các từ ngữ, đọc câu ở HĐ4 - Một bạn đọc từ ngữ, câu ở HĐ4 - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. - Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1, Cụ Ún làm nghề gì? ( Đọc đoạn 1) 2, Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Chọn ý đúng để trả lời: a,Tự mình cúng đuổi tà ma. b, Mời học trò đến cúng đươuổi tà ma. c, Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh. 3, Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà? ( Đọc đoạn 4) 4, Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ? ( Đọc đoạn 5) 5, Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? Chọn ý đúng để trả lời: a, Cụ đã chán nghề thầy cúng. b, Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh. c, Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh. -Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình. Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung (nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi ở HĐ5 và mời các bạn lần lượt phát biểu suy nghĩ riêng của mình, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chọn ý kiến hay nhất và ghi vào vở. - Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. *Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. - Nhận xét giờ học. B. Hoạt động ứng dụng: - Đọc và nói cho người thân nghe những gì em đã học qqu bài tập đọc. Tuần 17: ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 BÀI 17C: ÔN TẬP VỀ CÂU(T1) I.Mục tiêu: Luyện tập về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến. Giáo dục học sinh, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học hơn. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động thực hành 1.Quan sát tranh đặt câu. - Em quan trao đổi với bạn về các kiểu câu đã học -Em quan sát tranh đặt một câu theo các kiểu câu đã học Câu hỏi: (M: các bạn học sinh đang làm gì? ) Câu kể: Câu cảm: Câu khiến: - Em trao đổi với bạn bên cạnh về câu mình vừa đặt. - Việc 1:Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt đọc câu mình vừa đặt, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. - Việc 2: Nhóm trưởng cùng các bạn thống nhất ý kiến. 2. Tìm câu kể, câu cảm, câu hỏi trong đoạn văn: a) Em đọc nội dung HĐ2 SHD trang 132, b) Tìm câu kể, câu cảm, câu hỏi trong đoạn văn rồi ghi ra vở nháp. c) Điền dấu hiệu nhận biết mỗi kiểu câu, theo mẫu: Kiểu câu Câu Dấu hiệu nhận biết Câu hỏi M: Phải chăng tiếng hát ấy được cất lên tư trong sâu thẳm trái tim ? Dấu chấm hỏi cuối câu. Câu kể Câu cảm Câu khiến Viết xong, em chủ động đổi chéo vở sâu đó chia sẻ kết quả của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt nêu câu kể, câu cảm, câu hỏi trong đoạn văn, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Yêu cầu các bạn nêu dấu hiệu nhận biết các câu. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn cùng thống nhất ý kiến, cử bạn thư kí ghi kết quả vào bảng nhóm gắn lên bảng lớp. 3. Phân loại các kiểu câu kể. -Em đọc nội dung HĐ3 trả lời các câu hỏi, ghi ra vở nháp. -Viết xong, em chủ động chia sẻ bài làm của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt trả lời các câu hỏi ở HĐ3, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn cùng thống nhất ý kiến, cử bạn thư kí ghi kết quả vào bảng nhóm gắn lên bảng lớp. - Nhóm trưởng báo cáo với thầy cô giáo khi đã hoàn thành. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả hoạt động 1,2,3. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. C. Hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân biết về các kiểu câu em đã học và đặt một số câu theo các kiểu câu trên..
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_5_vnen_tuan_5_den_17.doc