Giáo án Đạo đức Lớp 3 VNEN - Tuần 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Lê Thị Xuân

docx 3 trang vnen 14/06/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 VNEN - Tuần 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Lê Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 3 VNEN - Tuần 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Lê Thị Xuân

Giáo án Đạo đức Lớp 3 VNEN - Tuần 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Lê Thị Xuân
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 29
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
 (KNS + MT + NL)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	2. Kĩ năng: Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
- Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.
* NL: Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung. Nguồn nước không phải là vô tận, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hiệu quả. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (toàn phần).
* MT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường (toàn phần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1: khởi động (5 phút) :
- Trưởng Ban văn nghệ bắt nhịp cho các bạn hát.
- Yêu cầu các nhóm đọc mục tiêu bài học.
- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng, tài liệu học tập.
- Học sinh hát đầu tiết.
- Học sinh cùng đọc mục tiêu bài học.
- Các nhóm trưởng nhận đồ dùng, tài liệu học tập.
b. Hoạt động 2: Xác định các biện pháp (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết được các biện pháp tiết kiệm và bảo vện nguồn nước.
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS trình bày 
- Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra được thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm bảo vệ nguồn nước 
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen HS.
-> Các nhóm khác nhận xét. 
- HS bình trọn biện pháp hay nhất.
* NL: Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung. Nguồn nước không phải là vô tận, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hiệu quả. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS biết đưa ra ý kiến đúng sai 
* Cách tiến hành 
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập 
- HS thảo luận theo nhóm 
- Các nhóm đánh giá ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lý do 
- GV gọi HS trình bày.
- Đại diện các nhóm nên trình bày 
- HS nhận xét 
* GV kết luận:
a. Sai vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn
c. Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta sẽ không đủ nước dùng
* MT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường.
c. Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
* Cách tiến hành 
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi
- HS làm việc theo nhóm 
-> GV nhận xét đánh giá kết quả chơi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
* Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần phải sử dụng hợp lý.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện tiết kiệm nguồn nước ở nhà cũng như ở trường dưới sự chứng kiến của bạn bè, người than và thầy cô. 
- Giáo viên ghi nhận xét kết quả học tập, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- Học sinh tiếp thu.
- Học sinh lắng nghe.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_vnen_tuan_29_tiet_kiem_va_bao_ve_nguon.docx