Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 19: Khi nào thì ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 19: Khi nào thì ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 19: Khi nào thì ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz
Tiết 19: §4. KHI NÀO THÌ + = ? Ngày soạn: 18/01/2013 Lớp Ngày dạy TS Hs vắng mặt Ghi chú 6 36 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Học sinh nắm được khi nào thì + = ? - Nắm được các khái niệm: hai góc kề nhau, bù nhau, phụ nhau, kề bù. b. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính lôgíc, dùng thước đo góc, nhận biết quan hệ giữa hai góc. c. Về thái độ: có ý thức đo vẽ cẩn thận, chính xác. 2. Chuẩn bị của GV& HS a. GV: thước đo góc, thước thẳng, compa bảng phụ. b. HS: thước đo góc, thước kẻ, compa, học bài và nghiên cứu trước nội dung bài mới. 3. Phương pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm. 4. Tiến trình bài dạy: a. Ổn định tổ chức (1’) b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5’) * Kiểm tra: Vẽ góc = 60o. * Đặt vấn đề: Quan sát hình vẽ trong khung, ta thấy và là hai góc kề nhau. Vậy thì khi nào + = ? Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi đó. c. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz ? (15’) GV : Cho hình vẽ sau: Hãy đo các góc và so sánh tổng:” + trong mỗi trường hợp sau: a, Hình a. b, Hình b. HS: Hai học sinh lên bảng thực hiện và nêu kết luận. GV : Nhận xét. Khi nào thì + = ? HS: Khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và tia Oz. GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Cho góc xOy và tia Oy nằm trong góc đó. Đo góc , , So sánh: + với ở hình 23a và hình 23b. HS: Thực hiện. GV : Nhận xét . Kết luận: HS nhắc lại nhận xét. HĐ 2: Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù (15’) GV : Vẽ hình lên bảng phụ: a, Có nhận xét gì về các cạnh của hai góc xOy và góc yOz ?. b, Tính tổng của hai góc xOy và góc yOz ?. c, Tính tổng của hai góc xOz và x’Oz’ ?. d, Có nhận xét gì các cạnh và các góc của hai góc xOy và yOz HS: Thực hiện. GV : Nhận xét và giới thiệu: - Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. - Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o. - Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o. - Hai góc vừa bù nhau, vừa kề nhau là hai góc kề bù. HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu? HS: Trả lời. GV : Nhận xét . Kết luận: HS nhắc lại nhận xét của GV. 1. Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz ?. Ví dụ: Ở hình a ta có: + = Ở hình b ta có: + > ?1. Ta có: + = * Nhận xét : Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và tia Oz thì + = . ngược lại : nếu + = thì Oy nằm giữa hai tia Ox và tia Oz. 2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. * Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. * Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o. * Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o. * Hai góc vừa bù nhau, vừa kề nhau là hai góc kề bù. ?2. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o. d. Củng cố (8’) - Khi nào thì + = ? - Thế nào là 2 góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù? - GV cho HS thảo luận nhóm làm Bài 19 và 23 (SGK). e. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Nắm vững các kiến thức cơ bản trong bài. - Làm các bài tập 20, 21, 22 (SGK). - Đọc trước bài: Tia phân giác của góc. 5. Rút kinh nghiệm . . .
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_khoi_6_vnen_tiet_19_khi_nao_thi_xoy_yoz_xoz.docx