Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB?

docx 2 trang vnen 21/11/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB?

Giáo án Hình học Khối 6 VNEN - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB?
Tiết 9 - §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
Ngày soạn: 04/10/2012
Lớp
Ngày dạy
TS
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
36
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Hiểu được nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì: AM + MB = AB.
b. Về kĩ năng: Có kỹ năng nhận biết 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm còn lại.
c. Về thái độ: 
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Tập suy luận và giáo dục tính cẩn thận khi đo đoạn thẳng và cộng độ dài.
2. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: thước thẳng , bảng phụ, phấn màu.
b. HS: thước kẻ, học bài và làm bài ở nhà.
3. Phương pháp giảng dạy
Vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập và thực hành.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’)
* Kiểm tra: Muốn so sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào ? Cho đoạn thẳng AB. M là điểm nằm giữa A và B. Hãy cho biết độ dài các đoạn thẳng AM, BM, AB. So sánh các đoạn thẳng AM và AB ; AB và BM.
* Đặt vấn đề: Dựa vào phần kiểm tra miệng, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời câu hỏi: Khi nào thì AM + MB = AB hay không? Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? (16’)
- GV đặt vấn đề: khi nào thì tổng của hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
- HS thực hiện ?1
- GV: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
- HS phát biểu toàn vẹn nhận xét (trên bảng phụ).
- GV nhận xét, chốt lại. 
- Giới thiệu ví dụ.
HĐ 2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (8’)
- GV y/c Hs đọc nội dung phần 2.
- HS nêu các dụng cụ đo khoảng cách.
- GV giới thiệu các dụng cụ, cách đo khoảng cách.
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
?1
 A	 M	 B
* Hình 48a: 
AM = 20 mm ; MB = 30 mm 
AB = 50 mm 
=> AM + MB = AB.
* Hình 48b: 
AM = 15 mm ; MB = 35 mm 
AB = 50 mm 
=> AM + MB = AB
* Nhận xét :
 Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB .
 Ngược lại ,nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B 
 Ví dụ : 
Cho điểm M là điểm nằm giữa hai điểm A và B . 
 Biết AM = 3cm , AB = 8cm Tính MB.
Giải
 A	 M	 B
 Vì M nằm giữa hai điểm A và B 
 Nên AM + MB = AB
 hay 3 + MB = 8
 => MB = 8 – 3 = 5 (cm)
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
 (SGK- 120, 121)
d. Củng cố (12’)
- GV: Khi có ba điểm thẳng hàng, ta cần đo ít nhất mấy lần để xác định được độ dài ba đoạn thẳng ?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 46, 47, 49 (SGK-121)
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- HS học bài theo SGK và làm các bài tập 48, 51, 52 (SGK-121, 122) .
- Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập .
5. Rút kinh nghiệm
.
.
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_khoi_6_vnen_tiet_9_khi_nao_thi_am_mb_ab.docx