Giáo án Số học Lớp 6 VNEN - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (Tiết 1) - Đỗ Ngọc Nam
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 VNEN - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (Tiết 1) - Đỗ Ngọc Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Số học Lớp 6 VNEN - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (Tiết 1) - Đỗ Ngọc Nam
Tiết 6: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN (Tiết 1) I- Mục tiêu: - Biết các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. - Biết vận dụng các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh. - Biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. II- Chuẩn bị 1. Giáo viên: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập, máy chiếu. 2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học. III- Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Nội dung: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung Hoạt động khởi động GV chuẩn bị trước các câu hỏi trong mục 1 và 2 sau đó cho học sinh lên trả lời câu hỏi. ?Người ta dùng kí hiệu nào để chỉ phép cộng và phép nhân? ?Nêu các thành phần của phép cộng: 3+2=5? ?Nêu các thành phần của phép nhân: 4x6=24? ?Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: -Tích một số với số 0 thì bằng -Số nào nhân với 1 cũng bằng. -Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng. B-Hoạt động hình thành kiến thức -Đọc nội dung mục 1a)-SGK/24. -Thảo luận cặp đôi làm bài tập 1b)-SGK/24. -Thảo luận nhóm làm mục 2a)-SGK/24. -Cử đại điện báo cáo kết quả. -Đọc nội dung mục 2b). -Thảo luận cặp đôi làm bài tập 2c) -Tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân. 23+47+11+29 =(23+47)+(11+29) =70+40 =110 4.7.11.25 =(4.25).(7.11) =100.77 =7700 -Đọc nội dung mục 3a)-SGK/26. -Phát biểu tính chất. -Thảo luận cặp đôi làm bài tập 3b) 87.36+87.64 = 87.(36+64) = 87.100 = 8700 27.195-95.27 = 27.(195-95) = 27.100 =270 -Nhắc lại về tổng và tích của 2 số tự nhiên. Giới thiệu dấu “.” thay cho dấu “x” để chỉ phép nhân. -Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung mục 2b). -Nhấn mạnh: nhờ tính chất kết hợp ta có thể nói đến tổng và tích của ba, bốn, năm,số tự nhiên. Chẳng hạn: a+b+c=(a+b)+c=a+(b+c) a.b.c=(a.b).c=a.(b.c) -Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện. ?Ta sẽ sử dụng tính chất nào để làm bài tập này ? ?Phát biểu tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng? -GV lưu ý HS ta cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ: a.(b-c) = a.b - a.c 1.Tổng và tích hai số tự nhiên - Phép cộng: a + b = c (Số hạng) + (Số hạng) = (Tổng) - Phép nhân: a . b = d (Thừa số) . (Thừa số) = Tích) 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên a) Tính chất giao hoán a + b = b + a a . b = b . a b) Tính chất kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a.b) . c = a . (b.c) c) Tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng a (b + c) = ab + ac C-Hoạt động luyện tập -Nhận nhiệm vụ về nhà -Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho HS làm các bài tập từ 1->8 trong hoạt động luyện tập. Giờ sau học tiếp.
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_6_phep_cong_va_phep_nhan_tiet_1_do.docx