Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Bài 27: Những vật nào dẫn nhiệt tốt, những vật nào dẫn nhiệt kém
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Bài 27: Những vật nào dẫn nhiệt tốt, những vật nào dẫn nhiệt kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Bài 27: Những vật nào dẫn nhiệt tốt, những vật nào dẫn nhiệt kém
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BÀI HDH MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Bài 27: NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT TỐT ? NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT KÉM? I. Mục tiêu: - Sau bài học em biết được những vật nào dẫn nhiệt tốt, những vật nào dẫn nhiệt kém. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Hoạt động trải nghiệm: HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “Tại sao” - Lấy một cái ca bằng sắt hay thủy tinh và bình nước sôi. - Đổ nước sôi vào ca - 3 bạn lần lượt lên sờ vào ca và cho biết cảm nhận của mình? - Bạn hãy giải thích hiện tượng H ĐTQ mời cô giáo vào bài học – Gv giới thiệu bài học Xác định mục tiêu bài: Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 2 lần Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm Việc 3: PCTH ĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức: 1. Dự đoán những vật dẫn nhiệt Việc 1: Em đọc thông tin về thí nghiệm trong tài liệu HDH trang 36 2 lần Việc 2: Viết dự đoán vào vở Việc 1: Lấy phiếu học tập cho nhóm Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn nêu dự đoán. Thu kí viết các dự đoán của các bạn về thí nghiệm vào cột số 3 PHIẾU HỌC TẬP Chuẩn bị Cách tiến hành Dự đoán kết quả Kết quả Đối chiếu rút ra KL Cốc nước nóng Thìa kim loại Một thìa nhựa - Cho đồng thời vào cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa. - Hai cán thìa có nóng không? Cán thìa nào nóng hơn? Việc 3: nhóm trưởng cho thảo luận: Muốn kiểm chứng dự đoán đúng hay sai ta phải làm gì? 2. Thí nghiệm: Việc 1: Nhóm trưởng phân công chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm Việc 2: Nhóm trưởng mời: - Một bạn rót nước nóng vào cốc - Một bạn cho đồng thời vào cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa Việc 3: Cho các bạn hát một bài khoảng 2 phút Việc 4: Nhóm trưởng đề nghị các bạn lần lượt dùng tay sờ vào cán thìa để cảm nhận và trả lời câu hỏi và báo cáo thư kí. Việc 5: Thư kí tổng kết ý kiến thống nhất kết quả thí nghiệm và viết tiếp vào cột số 4 Việc 1: Em đối chiếu phần dự đoán với kết quả của thí nghiệm xem phần dự đoán có đúng không? Việc 2: Em trả lời câu hỏi: Vì sao hai cán thìa đều nóng? Cán thìa nóng hơn làm bằng gì? Cán thìa ít nóng hơn làm bằng gì? So sánh chất nào dẫn nhiệt tốt hơn? Việc 1: Nhóm trưởng cho thảo luận trả lời các câu hỏi trên Việc 2: Em hãy viết tiếp KL vào ô số 5 trong phiếu học tập bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống: Có những vật dẫn nhiệt tốt như Có những vật dẫn nhiệt kém như . ( Đối chiếu KL trong sách HDH) 3. Thực hành thí nghiệm ( Thí nghiệm này làm trước để có thời gian chờ đá tan) Việc 1: Đọc thông tin bài 4 trang 39 để làm thí nghiệm Việc 2: Em dự đoán kết quả vào vở 4. Trả lời câu hỏi Việc 1: Em quan sát hình 2, hình 3 trang 40 và đọc kĩ các thông tin trong tài liệu HDH Việc 2: Quan sát và viết câu trả lời vào nháp cho mỗi câu hỏi sau: Nồi và quai nồi được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao bạn biết? Vì sao lại dùng những chất liệu đó? Vì sao giỏ ấm giữ ấm cho nước nóng lâu hơn? Việc 1: Chủ động chia sẻ với bạn và lắng nghe ý kiến của bạn Việc 2: Em tiếp tục trao đổi đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. B. Hoạt động thực hành: Quay lại giải thích hiện tượng thí nghiệm trên ( Mục 2) Việc 1: Mở khăn bông ra và so sánh kích thước của 2 viên đá Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên của nhóm thảo luận để giải thích hiện tượng. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả. * Liên hệ: + Phó ban học tập điều hành các bạn trả lời câu hỏi sau: Trong thực tế những vật nào dẫn nhiệt tốt còn những vật nào dẫn nhiệt kém? Các bạn hãy nêu những đề xuất hoặc mong muốn của mình qua tiết học. Viết một câu để chia sẻ về một vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém qua nhịp cầu bè bạn C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng với người thân thi kể tên và công dụng các vật dẫn nhiệt tốt. - Vận dụng kiến thức đề xuất với bố mẹ về các dụng cụ gia đình có thể làm dẫn nhiệt tốt, cách nhiệt tốt.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_vnen_bai_27_nhung_vat_nao_dan_nhiet_t.doc