Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 31 - Đinh Ngọc Tú

doc 25 trang vnen 13/11/2023 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 31 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 31 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 31 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 30 tháng 3 năm 2015 
Tập đọc
ĂNG-CO VÁT
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. (trả lời được các CH trong SGK).
GDMT: HS nhận biết bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước Cam- pu- chia xấy dựng từ đầu thế kỉ thứ 12. Thấy được vẻ đẹp khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. 
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ:
- GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời về nội dung bài tập đọc. 
- GV nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc
- Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc.
- Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt).
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai. Lưu ý HS nghỉ hơi đúng để làm rõ nghĩa trong câu văn sau: Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn / vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. 
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
- Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài.
- Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng đọc chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co Vát: tuyệt diệu, gần 1500 mét, 398 gian phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm  
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 1
1/ Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? 
- GV nhận xét và chốt ý 
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 2
2/ Khu đền chính đồ sộ như thế nào? 
3/ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào? 
- GV nhận xét và chốt ý. 
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 3
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?
4/ Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? 
- GV nhận xétvà chốt ý.
+ Bài tập đọc chia thành 3 đoạn. Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.
* Bài Ăng –co Vát cho ta thấy điều gì?
- Vài HS nêu lại.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hướng dẫn đọc diễn cảm
* Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài. 
* Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát  khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách). 
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- GV sửa lỗi cho các em.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài: Con chuồn chuồn nước. 
- 2HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
GDMT: HS nhận biết bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước Cam- pu- chia xấy dựng từ đầu thế kỉ thứ 12. Thấy được vẻ đẹp khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. 
- Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. 
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ mười hai.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vứcvà lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. 
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Tả vào lúc hoàn hôn.
- Vào lúc hoàng hôn, Ăng-vo Vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. 
+ Đoạn 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-co Vát.
+ Đoạn 2: Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp.``
+ Đoạn 3: Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoàng hôn.
*Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khăc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nêu: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. 
Toán
THỰC HÀNH (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
- BT2 HS khá, giỏi làm.
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK).
GV nêu bài toán: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400
Gợi ý cách thực hiện:
- Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo cm)
- Vẽ vào vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. 
- GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét và đánh giá.
`
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng) chiều dài bảng lớp học là 3m.
- Yêu cầu HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét và đánh giá.
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài làm VTB.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên.
- GV nhận xét.
- HS thực hành
+ Ta có thể thực hiện như sau:
- Đổi 20 m = 2000 cm
- Tính độ dài của đoạn thẳng AB trên bản đồ:
2000 : 400 = 5 (cm)
- HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài trên bản đồ. 
 A 5 cm B 
Tỉ lệ : 1 : 400
- HS tính độ dài trên bản đồ.
- HS thực hiện.
- Đổi 3m = 300 cm
- Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm
	A	6 cm	 B
	Tỉ lệ: 1 : 50
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tính độ dài trên bản đồ.
- HS thực hiện.
- Đổi 8 m = 800 cm; 6 m = 600 cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
600 : 200 = 3(cm)
- Vẽ hình chữ nhật chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm. 
Chính tả (Nghe – Viết)
NGHE LỜI CHIM NÓI 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ (2) a
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc lại thông tin trong BT3a, nhớ viết lại tin đó trên bảng lớp.
- GV nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt.
+ Loài chim nói về điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài.
- GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết.
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a.
- GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài.
- GV nhắc HS có thể tìm nhiều hơn 3 trường hợp đã nêu.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học.
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Vương quốc vắng nụ cười. 
- 2 HS đọc lại thông tin trong BT3a, nhớ viết lại tin đó trên bảng lớp.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
+ Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thủy điện.
- HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết...
- HS nhận xét.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm thi đua làm bài.
- Đại diện nhóm xong trước đọc kết quả. 
- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài.
-C ả lớp sửa bài theo lời giải đúng, làm bài vào vở khoảng 15 từ.
a. là, lạch, làm, lảnh, lãnh,làu, lặm, lẹm, lị, lịa, liếc, lẽn, lật, lầy...
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*GDKNS:
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ: 
- Môi trường bị ô nhiễm do ai? Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động1: Tập làm “Nhà tiên tri” (bài tập 2)
* Bảo vệ môi trường là giữ gìn môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường, duy trì bảo vệ và sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia HS thành các nhóm
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng:
Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dữ trữ
Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
GV kết luận
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4)
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau:
Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác
Đề nghị giảm âm thanh.
Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”
GV chia HS thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết
+ Nhóm2: Tương tự nhưng đối với môi trường trường học
+ Nhóm3: Tương tự nhưng đối với môi trường lớp học
GV nhận xét kết quả làm việc của mỗi 
Nhóm.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* HS có ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở lớp, ở nhà, ở nơi sinh sống.
GV kết luận chung:
- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- GV gọi vài em đọc to phần ghi nhớ.
ĐÁNH GIÁ
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Chuẩn bị tiết sau, GV nhận xét.
- 2HS nêu.
- HS nhận xét.
- Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự
- HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- HS giải thích lí do và thảo luận chung cả lớp.
- Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai).
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- 2HS đọc.
Thứ 3, ngày 01 tháng 4 năm 2015
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chỉ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Viết theo mẫu 
- Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số.
- GV hướng dẫn HS làm câu mẫu.
- GV nhận xét 
Bài tập 3:
+ Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. 
- Yêu cầu HS nhắc lại: Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu gồm những hàng nào?
+ Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo vị trí củ chữ số đó trong 1 số cụ thể.
Bài tập 4:
- Củng cố về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
- GV có thể cho HS nêu lại dãy số tự nhiên, sau đó trả lời câu a), b), c)
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt)
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS nhận xét
Đọc số
Viết số
Số gồm có 
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2chục nghìn,4nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư
160274
1 trăm nghìn,
6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm
1237005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị 
Tám triệu, không trăm linh bốn nghìn, không trăm chín mươi
8004090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục 
- HS nêu lại mẫu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS sửa bài
a. 67358 (Số 5 thuộc hàng chục lớp đơn vị”)
851 904 (Số 5 thuộc hàng chục nghìn lớp nghìn)
3205700 (Số 5 thuộc hàng nghìn lớp nghìn)
b, (HS làm tương tự câu a)
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa bài và nêu kết quả bài làm của mình.
a. Số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
b. Số tự nhiên bé nhất là số 0
c. Không có số tự nhiên lớn nhất . Vì các số tự nhiên kéo dài mãi 
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ ( ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III ), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ ( BT2).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu văn ở BT1 (phần Luyện tập). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ: 
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
2. Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2, 3.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- GV nhận xét
Lưu ý: TrN có thể đứng trước C – V của câu, đứng giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt câu. Trong trường hợp TrN đứng sau, nó thường được phân cách với nòng cốt câu bằng một quãng ngắt hơi (thể hiện bằng dấu phẩy khi viết) hoặc bằng một quan hệ từ chỉ nguyên nhân, mục đích, phương tiện. Để phù hợp với trình độ của HS tiểu học, Sgk chỉ nêu các trường hợp TrN đứng trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, nếu HS đặt câu có TrN đứng sau nòng cốt câu thì vẫn chấp nhận. 
+ Trạng ngữ trở lời cho những câu hỏi nào ?
+ Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu?
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho một số HS.
- GV nhận xét; mời vài HS dán bài làm lên bảng lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng: gạch dưới bộ phận TrN trong các câu văn đã viết trên bảng phụ.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu ? 
Bài tập 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhận xét, chấm điểm.
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn ở BT2 chưa đạt yêu cầu, về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở. 
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. 
- 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS đặt câu cảm. 
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT.
- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Vì sao I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
+ Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Bao giờ I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
*Thay đổi vị trí các phần in nghiêng trong câu:
+ Sau nay, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ I-ren, nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân vào vở. Một số HS làm bài trên phiếu.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
a. Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b. Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c. Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. 
a) Trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
c) Trạng ngữ chỉ thời gian, kết quả, thời gian.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thực hành viết 1 đoạn văn ngắn về 1 lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng TrN. 
- Viết xong, từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau. 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng TrN. 
- VD: Sáng chủ nhật tuần trước, cả nhà em về thăm ông bà. Đúng 7 giờ, cả nhà bắt đầu lên đường. Trên đường về quê, em bắt gặp rất nhiều cảnh đẹp: dòng sông hiền hòa uốn quanh đồng lúa, đàn trâu gặm cỏ ven sông, đâu đó vang lên tiếng sáo diều. Về quê thật thích, có nhiều hoa quả nên tuần nào em cũng muốn về.
Kể chuyện
LUYỆN TẬP
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,...
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ: 
- Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về du lịch hay thám hiểm.
- GV nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐ, YC của giờ học.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học; xem những tấm ảnh về du lịch, cắm trại mà HS mang đến lớp. 
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. 
- GV nhắc HS: 
+ Em hãy nhớ lại để kể về một chuyến du lịch (hoặc cắm trại) cùng bố mẹ, cùng các bạn trong lớp hoặc với người nào đó. Nếu các em chưa từng đi du lịch hay cắm trại, các em có thể kể về một cuộc đi thăm ông bà, cô bác  hoặc một buổi đi chơi xa, đi chơi đâu đó. 
+ Kể một câu chuyện có đầu có cuối. Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua những lần đi du lịch hoặc cắm trại.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- 2HS kể. 
- HS nhận xét.
- HS giới thiệu nhanh những tấm ảnh mà các em mang theo.
- HS đọc đề bài.
- HS cùng GV phân tích đề bài.
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
a) Kể chuyện trong nhóm.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe. 
- Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
b) Kể chuyện trước lớp. 
- Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. 
- Mỗi HS kể chuyện xong, cùng các bạn trong lớp trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, cắm trại.
- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
Thứ 4, ngày 02 tháng 4 năm 2015
 Tập đọc
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẽ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương. ( rả lời được các CH trong SGK ).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa con chuồn chuồn nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ: Ăng-co Vát
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời về nội dung bài đọc. 
- GV nhận xét 
2. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
HS xem tranh, bức tranh vẽ cảnh gì?
Nếu chịu quan sát, chúng ta sẽ phát 
hiện ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh, của muôn vật. Bài Con chuồn chuồn nước tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn bé nhỏ & quen thuộc. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Nguyễn Thế Hội, con vật quen thuộc ấy hiện lên thật đẹp và mới mẻ. 
2. Hướng dẫn luyện đọc
+ Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc.
+ Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt).
- Lượt đọc thứ 1: GV HS đọc đúng những câu cảm, kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
- Lượt đọc thứ 2: kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh, ảnh minh họa con chuồn chuồn; giải nghĩa thêm từ lộc vừng (bằng tranh, ảnh – một loại cây cảnh, hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm).
+ Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
Bài.
+ Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài.
Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp dưới cánh chú (đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, mênh mông, lặng sóng, lũy tre xanh, tuyệt đẹp  ); đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn (chậm rãi lúc tả lúc tả chú chuồn chuồn đậu một chỗ; chuyển giọng nhanh, đột ngột lúc tả chú tung cánh bay; trở lại nhịp chậm rãi ở đoạn tả cảnh thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú.) 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi:
1/ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp nhờ biện pháp nghệ thuật nào ?
2/ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? 
* Đoạn 1 cho em biết điều gì?
3/ Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay? 
4/ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? 
*Đoạn 2 cho em biết điều gì?
* Bài văn nói lên điều gì?
- GV: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm yêu mến của mình đối với quê hương, đất nước. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm 
+ Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước   như còn đang phân vân)
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nội dung của bài văn? 
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài: Vương quốc vắng nụ cười. 
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
+ Bức tranh vẽ cảnh một con chuồn chuồn đang bay giữa không trung. Trên trời cao đàn cò đang bay, dưới bóng chú là cánh đồng, làng xóm, dòng sông.
- Lắng nghe.
+ Mỗi lần xuống hàng là 1 đoạn 
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
+ HS quan sát tranh minh họa.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt long lanh như thủy tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Dự kiến: 
+Hình ảnh chuồn chuồn với bốn cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thủy tinh vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chú chuồn chuồn.
+ Hình ảnh thân chú nhỏ & thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; hoặc bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân vì những hình ảnh so sánh đó giúp em hình dung rõ hơn về màu vàng của thân, độ rung nhẹ của bốn cánh chuồn chuồn. Cách so sánh đó rất mới lạ: so sánh màu vàng của thân chuồn chuồn với màu vàng của nắng, so sánh độ rung của cánh với tâm trạng phân vân của con người. 
* Đoạn 1 miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
- Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước; tả theo cánh bay của chuồn chuồn nước nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
- Những câu văn tả vẻ cảnh đẹp của làng quê dưới cánh bay của chuồn chuồn thể hiện tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương: Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. 
* Đoạn 2 cho thấy tình yêu quê hương, đất nước của tác giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê.
* Ca ngợi vẽ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nêu.
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- BT 4 và 5 HS khá giỏi làm.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số.
+ Lưu ý: Có những trường hợp phải thực hiện phép tính trước rồi so sánh sau.
+ Gv nhận xét 
Bài tập 2: viết các số sau theo thứ tự từ bé đén lớn 
- So sánh rồi sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn
Bài tập 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé 
- GV cho HS tự làm bài, tương tự bài 2).
- Gv nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt).
- HS làm bài.
- HS sửa bài. 
989 < 1321
27105 > 7985
8300:10 = 830
34579 < 34601
150482 > 150159
72600 = 726 x 100
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
- HS nhận xét để thấy được yêu cầu của bài (từ lớn đến bé), rồiù làm bài.
- HS sửa bài.
a. 999; 7426; 7624; 7642
b. 1853; 3158; 3190; 3518
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài.
- HS sửa bài.
a. 10261; 1590; 1567; 897
b. 4270; 2518; 2490; 2476
Tập làm văn
LUYỆN TẬP
 MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của con vật trong đoạn văn ( BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh một số con vật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả 
Bài tập 1, 2
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV dùng phấn đỏ gạch dưới những từ ngữ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả; dùng phấn vàng gạch chân các từ ngữ miêu tả từng bộ phận đó.
GV nhận xét, dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi bộ phận.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn miêu tả từng bộ phận của con vật 
Bài tập 3
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV treo ảnh một số con vật
GV nhắc HS: 
+ Đọc 2 ví dụ trong SGK để hiểu yêu cầu bài.
+ Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như ở BT2.
GV chọn đọc trước lớp 5 bài hay; chấm điểm một số bài thể hiện sự quan sát các bộ phận của con vật (BT3).
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát các bộ phận của con vật, viết lại vào vở.
- Dặn HS quan sát con gà trống. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2.
- HS đọc kĩ đoạn Con ngựa, phát hiện cách tả của tác giả có gì đáng chú ý.
- HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp cùng nhận xét.
- 1 HS nhìn phiếu, nói lại.
* Các bộ phận; Từ ngữ miêu tả:
- Hai tai : To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
- Hai lỗ mũi: Ươn ướt, động đậy. 
- Hai hàm răng: Trắng muốt.
- Bàn: Được cắt rất phẳng.
- Ngực : Nở.
- Bốn chân: Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
- Cái đuôi: Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
- 1HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận.
- Một vài HS phát biểu mình chọn con vật nào, tả bộ phận nào của con vật.
- HS viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
* VD: Chị mèo mướp nhà em rất xinh đẹp, chị có cái đầu tròn vo như trái bóng con, đôi tai bẹt, nhẵn thín luôn dựng đứng. Đôi mắt chị long lanh như thủy tinh. Bộ ria mép dài nhỏ như sợi tóc thỉnh thoảng lại động đậy. Cái mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt mà lại rất thính. Cái cổ ngắn của chị được nối với thân hình dài thon. Chị khoác trên mình chiếc áo choàng màu tro mịn màng, óng mượt. Cái đuôi dài như con lương thỉnh thoảng lại ngoe ngoẩy, uống cong lên.
Thứ 5, ngày 03 tháng 3 năm 2015
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- BT4 và 5 HS khá, giỏi làm.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Trước khi làm bài, GV yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; GV giúp HS củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 (xét chữ số tận cùng); cho 3, 9 (xét tổng các chữ số của số đã cho).
Bài tập 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu của số chia hết cho cả 2 và 5 (tận cùng bằng 0)
- GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
- HS sửa bài.
- HS nhận xét.
a. Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136
Số chia hết cho 5: 605; 2640
b. Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601
Số chia hết cho 9: 7362; 20601
c. Số chia hết cho cả 2 và 5: 2640
d. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3: 605
e. Số nào không chia hết cho cả hai và 9
605; 1207
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa và giải thích cách làm.
a. 552 chgia hết cho 3
b, 108 chia hết cho 9
c, 920 chia hết cho 5
d. 255 chia hết cho 5 và 3
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu ( trả lời câu hỏi Ở đâu?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước ( BT3).
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ:
Thêm trạng ngữ cho câu.
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài:
- Hỏi: Trạng ngữ có tác dụng gì? 
2. Hướng dẫn phần nhận xét
 Hoạt động1: Hình thành khái niệm
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
- GV nhắc HS: trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần TrN.
- GV mời 1 HS lên bảng, gạch dưới bộ phận TrN trong câu, chốt lại lời giải đúng. 
3. Ghi nhớ kiến thức
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
- GV nhắc HS: trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần TrN.
- GV mời 1 HS lên bảng, gạch dưới bộ phận TrN trong câu, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhắc HS: phải thêm đúng là TrN chỉ nơi chốn cho câu. 
- GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3:
- GV nêu câu hỏi: Bộ phận cần điền để hoàn chỉnh các câu văn là bộ phận nào? bộ phận nào đã có sẵn?
- GV dán 4 băng giấy lên bảng, mời 4 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; đặt thêm 2 câu có TrN chỉ nơi chốn, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. 
- 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng TrN. 
- HS nhận xét.
+ Trạng ngữ có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.
+ Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại các câu văn ở BT1, suy nghĩ, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TrN trong câu. 
a. Trước nhà, /mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng. ( trạng ngữ chỉ nơi chốn)
b. Trên lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. (trạng ngữ chỉ nơi chốn ).
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- 3-4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại các câu văn ở BT1, suy nghĩ, là bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TrN trong câu. 
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp 1 hàng ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
- Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi, sau một ngày lao động cật lực.
- 2HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
a. Ở nhà em giúp bố mẹ làm việc gia đình 
b. Ở lớp, em rất chăm chú nghe thầy côc giảng bài.
c. Ngoài vườn, hoa đã nở.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 4 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng.
a. Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. 
b. Trong nhà, em bé đang ngủ say.
c. Trên đường đến trườngem gặp rất nhiều người.
d. Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.
Luyện Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chỉ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Viết theo mẫu 
- Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số.
- GV hướng dẫn HS làm câu mẫu.
- GV nhận xét 
Bài tập 3:
Bài tập 4:
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt)
- HS làm bài cá nhân
- HS nhận xét
Đọc số
Viết số
Số gồm có 
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2chục nghìn,4nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư
160274
1 trăm nghìn,
6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm
1237005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị 
Tám triệu, không trăm linh bốn nghìn, không trăm chín mươi
8004090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục 
- HS nêu lại mẫu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân
- HS sửa bài và nêu kết quả bài làm của mình.
Chính tả (Nghe – Viết)
NGHE LỜI CHIM NÓI 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ (2) a
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt.
+ Loài chim nói về điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài.
- GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết.
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS 
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
+ Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thủy điện.
- HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết...
- HS nhận xét.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.
Thứ 6, ngày 04 tháng 4 năm 2015
Toán 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Củng cố về kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính).
Bài tập 2: Tìm x
- Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết”.
- GV nhận xét 
Bài tập 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Chú ý: Nên khuyến khích HS tính nhẩm, nêu bằng lời tính chất được vận dụng ở từng bước.
Câu a bỏ 
Bài tập 5: Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm.
- GV mời học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bai và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt).
- HS sửa bài.
- HS nhận xét.
- HS tự làm bài.
- Từng HS đổi vở chéo để sửa & thống nhất kết quả.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
Giải
Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết các câu văn ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
Bài cũ: 
Luyện tập miêu tả bộ phận của con vật.
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 1. Ôn lại kiến thức về đoạn văn 
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV nhận xét. 
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 câu văn.
GV nhận xét.
2. Viết đoạn văn
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhắc HS: 
+ Mỗi em phải viết 1 đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
+ Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống (theo gợi ý), làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào?
GV gắn lên bảng ảnh gà trống.
GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- 2 HS đọc lại những kết quả đã ghi chép được sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.
- HS nhận xét.
- HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính từng đoạn.
+ Đoạn 1: (từ đầu  như đang còn phân vân) Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: (còn lại) Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS chú ý nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS viết đoạn văn. 
- Một số HS đọc đoạn viết.
VD: Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống. Cái mào dày và đỏ chót như đó hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênhnghênh, trông chú ta oai vệ lắm. Cái mỏ vàng ươm, nhọn và hơi khoằm. Đôi mắt như hai hạt đậu đen, tròn sáng và tinh nhanh đưa đi đưa lại như có nước. Chú khoác trên mình tấm áo choàng rực rỡ, đủ màu sắc. Lông cổ đỏ lửa pha xanh biếc. Lông thân và cánh màu đen pha nâu. Mấy cái lông đuôi cong vút màu mận chín pha xanh. Cặp giò chắc nịch với cái cẳng cao và đôi cựa dài, cứng. Đây là vũ khí tự vệ của chú đấy.
Luyện Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 (HS làm BT trang 161)
Bài tập 1:
- Trước khi làm bài, GV yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; GV giúp HS củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 (xét chữ số tận cùng); cho 3, 9 (xét tổng các chữ số của số đã cho).
Bài tập 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu của số chia hết cho cả 2 và 5 (tận cùng bằng 0)
- GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ 
Nhận xét giờ học
a. Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136
Số chia hết cho 5: 605; 2640
b. Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601
Số chia hết cho 9: 7362; 20601
c. Số chia hết cho cả 2 và 5: 2640
d. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3: 605
e. Số nào không chia hết cho cả hai và 9
605; 1207
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa và giải thích cách làm.
a. 552 chgia hết cho 3
b, 108 chia hết cho 9
c, 920 chia hết cho 5
d. 255 chia hết cho 5 và 3
Luyện TV
LUYỆN VIẾT BÀI 30
I. MỤC TIÊU
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở luyện viết HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
Bài cũ: Viết chữ hoa
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài: Luyện viết bài viết số 30
b) Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
*Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
3 HS lên bảng
Theo dõi
Theo dõi
Viết vào vở luyện viết
Lắng nghe
HĐNGLL
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM 
I. Yêu cầu giáo dục :
+ Giúp HS :
- Mình được quyền làm gì và bổn phận phải làm gì ?
- Rèn cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày .
II. Nội dung và hình thức :
a, Nội dụng :
- Giúp HS có ý thức tốt về quyền và bổn phận trẻ em .
b, Hình thức :
- Thảo luận trao đổi, báo cáo kết quả và tự liên hệ .
III. Chuẩn bị hoạt động :	
- Chuẩn bị về các điều về quyền và bổn phận của HS (trẻ em) .
- Một số tình huống .
- Bộ thẻ màu: xanh, đỏ, vàng .
IV. Tiến hành hoạt động :	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu nội dung bài học .
2. Giúp HS biết được quyền và bổn phận trẻ em . 
- Đọc các điều về quyền và bổn phận của trẻ em .
- Giảng cho HS hiểu hơn về các điều, khoản .
- Hướng dẫn HS nêu phổn phận của mình phải làm gì ?
- Gọi vài HS nêu trước lớp .
- Nhận xét, tuyên dương .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Xử lí tình huống (bày tỏ ý kiến) .
- Lần lượt nêu các tình huống có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em - -Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình đúng hay sai . 
- Nhận xét .
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế ở trường, lớp, địa phương .
- Nhận xét, kết luận .
ĐÁNH GIÁ .
- Cả lớp hát 
- Lắng nghe
-Lắng nghe và ghi nhớ .
- Thảo luận theo cặp và thình bày kết quả 
- Các cặp trình bày trước lớp 
- Lắng nghe suy nghĩ và giơ thẻ 
- Liên hệ thực tế 
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm . 
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 31
I. MỤC TIÊU:	
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 31
 GV: Kế hoạch tuần 32
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 31:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 32
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 31, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
__________________________________
Ngày tháng 3 năm 2015
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_31_dinh_ngoc_tu.doc