Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 34 - Đinh Ngọc Tú

doc 19 trang vnen 13/11/2023 1390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 34 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 34 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 34 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2016 
Tập đọc: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục tiêu 
 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rõ ràng dứt khoát
 - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các CH trong SGK)
II. Chuẩn bị 
 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
 - Bảng phụ ghi đoạn văn ( Tiếng cười làm hẹp mạch máu )
III. Hoạt động dạy học 
1. Khởi động
HĐTQ
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 1: HD luyện đọc 
- Chia 3 đoạn
- Cho lớp đọc nối tiếp 
- HD đọc từ khó
- HD giải nghĩa từ
- Đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài
- CT HĐTQ tổ chức 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Đọc diễn cảm 
- Cho 3 HS đọc nối tiếp
- Treo bảng phụ, HD luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Nhận xét, tuyên dương 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học, dặn về học bài
..
Toán: 
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
( TT )
I. Mục tiêu 
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích 
-Thực hiện được phép tính với số đo diện tích .
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ ghi BT 2
III. Hoạt động dạy học 
1. Khởi động 
HĐTQ 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS nhắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Nhận xét, KL
BT 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Treo bảng phụ
- Cho HS nhắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Nhận xét
BT 4: Cho HS đọc đề
- HD cách giải
- Nhận xét và kết luận
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau
. 
Chính tả: ( nghe - viết ) 
NÓI NGƯỢC
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng bài CT ; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát
 - Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn)
II. Chuẩn bị 
 - Một số giấy khổ rộng viết nội dung BT2. 
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- Giới thiệu bài
2)Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 1: Nghe- viết
- GV đọc đoạn văn
+ Hỏi: Nội dung chính của đoạn văn là gì? 
- HD viết từ khó: liếm lông, nậm rượi, lao đao, trúm, đổ, vồ, diều hâu
- Nhắc HS trình bày bài , chú ý từ dễ viết sai .
- Đọc từng câu
- Đọc toàn bài
- HD chữa lỗi
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 2: Chọn những chữ viết đúng vào đoạn văn
- Phát phiếu cho các nhóm 
- Nhận xét, chốt ý đúng: giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị - theo dõi - bộ não - kết quả - bộ não - bộ não – không thể
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau
Luyện toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
Ôn tập tổng hợp kiến thức kì 2
II. Tiến trình lên lớp
Khởi động: HĐTQ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV ra đề cho HS làm bài
III. Đề ra
I. Trắc nghiệm (4 điểm). Mỗi bài cho 0,5 điểm.
Chọn đáp án đúng
Bài 1 Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó là 30 và .
	A. 75 và 45	B. 30 và 5	C. 30 và 3	D. 30 và 45
Bài 2. Tìm trung bình cộng của số sau: 350 ; 470 ; 653
	A. 349	B. 394	C. 493	D. 439
Bài 3. Số thích hợp điền vào ô trống là:
478£65 < 478165	A. 0	B. 1	C. 2	D. 3
26589 > £6589	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
75687£ = 756873	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
297658 < £97658	A. 0	B. 1	C. 2	 D. 3
Bài 4. Giá trị của biểu thức: 876 – m với m = 432 là:
	 A. 444	B. 434	C. 424	D. 414
 .. 
Điền đáp số vào ô trống
Bài 5. Cho số 957638. Số 5 thuộc hàng , lớp của số: 
Bài 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
975 chia hết cho 3 £
6894 không chia hết cho 9 £
345 chia hết cho 2 và 5 £
675 chia hết cho 5 và 9 £
 Bài 7 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 96 m và chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng.
.  
Diện tích thửa ruộng là: 
....... 
Bài 8. Tổng hai số là 5735 và hiệu 2 số là 651. Hai số đó là: 
II. Tự luận( 6 điểm). 
Bài 1: ( 1,5 điểm). 
a; b; c; x= d; 
Bài 2: ( 1,5 điểm). Mét cöa hµng cã 180 kg ®­êng, buæi s¸ng ®· b¸n ®­îc 30 kg ®­êng, buæichiÒu b¸n sè ®­êng cßn l¹i. Hái c¶ 2 buæi cöa hµng ®· b¸n ®­îc bao nhiªu Ki-l«-gam ®­êng?
Bài 3: ( 1,5 điểm).Điền số hoặc chữ thích hợp.
a. Viết tất cả các giá trị của X biết 33 < X < 48 và X chia hết cho 3 :
b. Tính giá trị của biểu thức:
*1081 : (64 - 41) * 149 + 608 : 8 – 56
Bài 4: ( 1.5 điểm).
Một nền nhà hình chữ nhật có nửa chu vi 14m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta lát nền nhà bằng các viên gạch hình vuông có cạnh 4dm. Hỏi cần mua bao nhiêu viên gạch để lát kín nền nhà đó? (phần mạch vữa không đáng kể)
.
Thứ ba, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Toán: 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu 
 -Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 -Tính được diện tích hình vuông ,hình chữ nhật.. 
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ ghi BT 3
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
HĐTQ 
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 1: Quan sát hình bên chỉ ra các cạnh song song, vuông góc với nhau
- Nhận xét, KL
BT 3: Ghi đúng, sai vào ô trống
- Treo bảng phụ, đọc từng câu hỏi
- Nhận xét, KL
BT 4: Ghi tóm tắt
- HD tính diện của 1 viên gạch, tính diện tích của lớp học sau đó tìm số gạch cần để lát nền
- Nhận xét và kết luận
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau
ĐẠO ĐỨC 
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
AN TOÀN GIAO THÔNG (T2)
I.MỤC TIÊU:
- HS ý thức được việc thực hiện đúng Luật Giao thông là việc làm thường xuyên của tất cả mọi người ở mọi lúc, mọi nơi
- Biết tham gia giao thông đúng luật 
-Tự giác tham gia và vận động mọi người cùng thực hiện.
II.CHUẨN BỊ:
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Khởi động: Hát
2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a - Hoạt động 1 : Dành cho địa phương.An toàn giao thông
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu: HS nắm được những nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.
* Cách tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân , hậu quả của tai nạn giao thông , cách tham gia giao thông an toàn . 
-> GV kết luận : 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết, người bị thương , bị tàn tật, xe bị hỏng , giao thông bị ngừng trệ , . . ) 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân : do thiên tai ( bão lụt, động đất, sạt lỡ núi . . .), nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông ,  )
+ Mọi người dân đều có trách nhiện tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. 
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS phân biệt được những việc nên và không nên làm để chấp hành tốt Luật an toàn giao thông.
* Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
- GV kết luận : Những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. 
d - Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu: HS biết dự đoán đúng những sự việc có thể xảy ra nếu không tham gia giao thông an toàn
* Cách tiến hành:
- giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống . 
-> GV kết luận :
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV giáo dục HS - HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại , ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. Mục tiêu
 Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2,BT3)
II. Chuẩn bị 
 - Một số giấy khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- KTBC: yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ và đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ chỉ mục đích
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
BT 1: Xếp các từ vui vào các nhóm sau
- Phát phiếu cho các nhóm 
- Chốt lại ý đúng
BT 2: Đặt câu với 1 từ ở BT 1
- GV nhận xét, khen ngợi
BT 3: Tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với từ đó
- HD mẫu cho HS
- Nhận xét, tuyên dương
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Kể chuyện: 
ÔN TẬP KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu 
 - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật, hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật 
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ viết nội dung gợi ý chuyện mẫu
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- KTBC: Gọi HS kể chuyện đã nghe đã đọc về người có tinh thần lạc quan, yêu đời
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 1: HD tìm hiểu đề bài
- Ghi đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan trọng
- HD cho HS phải kể câu chuyện về người vui tính mà em được chứng kiến hoặc tham gia. Đó là những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
- Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể
HĐ 2: HD kể chuyện
- Cho lớp tập kể chuyện
- GV cùng HS bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
Tập đọc: 
ĂN MẦM ĐÁ
I. Mục tiêu 
 - Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện
- Hiểu ND; Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho vua chúa ăn ngon miệng, vừa khéo léo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.
II. Chuẩn bị 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong 
 - Bảng phụ ghi đoạn 3 và 4
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- KTBC: Gọi HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 HĐ 1: HD luyện đọc 
- GV chia 4 đoạn
- Cho lớp đọc nối tiếp 
- HD đọc từ khó
- HD giải nghĩa từ
- Đọc diễn cảm bài
HĐ 2 : Tìm hiểu bài 
Thảo luận và trả lời trong nhóm
CT HĐTQ điều khiển
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Cho 3 HS đọc theo cách phân vai
- Treo bảng phụ, HD luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Nhận xét, tuyên dương 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài 
.
Toán: 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
( TT )
I. Mục tiêu 
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình bình hành. 
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ ghi BT 4
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động: HĐTQ
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 1: Quan sát hình bên chỉ ra đoạn thẳng song song với AB, đoạn thẳng vuông góc với BC
- Nhận xét, KL
BT 2: Yêu cầu HS quan sát hình và chỉ ra số đo đúng chiều dài của HCN
- Nhận xét, KL
BT 4: Treo bảng phụ
- HD tính diện tích HBH, HCN sau đó tính diện tích hình H
- Nhận xét và kết luận
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau
Tập làm văn: 
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu 
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV
II. Chuẩn bị
 - Phiếu học tập để HS thống kê lỗi 
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 1: Nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Viết đề lên bảng 
- Nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm trong bài viết.
- Trả bài 
HĐ 2: HD chữa bài 
- Phát phiếu cho HS 
- HD cách viết lỗi và chữa lỗi.
- Theo dõi kiểm tra HD làm việc 
- HD sữa lỗi chung 
- Chép các lỗi thường gặp lên bảng 
- GV nhận xét và chữa lại bằng phấn màu 
HĐ 3: HD đọc đoạn, bài văn hay 
- GV đọc bài - đoạn hay.
- Hướng dẫn HS tìm ra cái hay, tốt trong bài, đoạn văn 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Luyện TV
LUYỆN VIẾT BÀI 26
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 26
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
Toán: 
ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu 
 - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng. 
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ ghi BT 1
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
HĐTQ 
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau
- Nhắc lại cách tìm số bình cộng của nhiều số 
BT 2: Ghi tóm tắt
- HD cho HS cách tính số người tăng trong 5 năm, sau đó tìm số người tăng trung bình hằng năm
BT 3: Ghi tóm tắt
- HD như bài 2
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau 
Luyện từ và câu: 
THÊM TRẠNG NGỮ 
CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
 I. Mục tiêu
 - Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2)
II. Chuẩn bị 
 - Một tờ phiếu viết nội dung BT1 ( phần luyện tập)
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- KTBC: yêu cầu 2 HS BT 1 và 3 của tiết trước
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Phần nhận xét 
HS nghiên cứu SGK 10 phút
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luỵên tập 
BT 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau
- Treo bảng phụ
- Nhận xét, chốt ý 
BT 2: Viết đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, có dùng câu chỉ phương tiện
- GV nhận xét, tuyên dương
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
Khoa học
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu 
 -Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to).
 -Giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
KTBC
-Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 *Giới thiệu bài:
1. Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.
GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.
-Dán lên bảng 1 trong các sơ đồ HS vẽ từ tiết trước và hỏi:
 +Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này ?
-Gọi 1 HS giải thích lại sơ đồ chuỗi thức ăn.
-GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: 
Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Vẽ lưới thức ăn
 Cách tiến hành
-GV cho HS hoạt động theo nhóm
-Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
ĐÁNH GIÁ
-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
	 Thứ sáu ngày29 tháng 4 năm 2016
Toán: 
ÔN TẬP
VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG
VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu 
 -Giải được bài toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. 
II. Chuẩn bị 
 - Bảng phụ ghi BT 1
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
HĐTQ Kiêm tra BC
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
BT 1: Treo bảng phụ cho HS viết số thích hợp vào ô trống
- Nhắc lại cách tìm số lớn và số bé
BT 2: Vẽ sơ đồ ghi tóm tắt
- HD cho HS tính đội thứ nhất và đội thứ 2
BT 3: Vẽ sơ đồ ghi tóm tắt, HD các bước
- Tìm nửa chu vi
- Vẽ sơ đồ
- Tìm chiều rộng, chiều dài
- Tính diện tích
- Nhận xét, ghi điểm
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn: 
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu 
 Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và mua giấy đặt mua báo chí
II. Chuẩn bị 
 - Phô tô mẫu điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước
III. Hoạt động dạy học 
1)Khởi động 
- KTBC: Gọi 2 HS đọc thư chuyển tiền đã làm ở tiết trước
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
BT 1: Yêu cầu HS điền vào điện chuyển tiền
- GV giải nghĩa cho HS những từ viết tắt trong điện và HD cho HS cách điền 
- Phát phiếu
 - Nhận xét, chốt ý 
BT 2: Điền vào giấy mua báo 
- Nhắc 1 số yêu cầu khi viết, HD cách viết 
- Phát phiếu 
- GV nhận xét, tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
Khoa học
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu 
 -Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II. Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to).
 -Giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
KTBC
-Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
3. Bài mới
 *Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Vai trò của nhân tố con người – Một mắc xích trong chuỗi thức ăn
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi sau:
 +Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ?
 +Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ?
-Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
-Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
-Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát trien, con người phải tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
+Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
+Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
+Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
+Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
-Kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
ĐÁNH GIÁ
-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
HĐNGLL
VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I. Yêu cầu giáo dục :
+ Giúp HS :
- Hiểu rõ về những việc cần làm để trường lớp sạch đẹp .
- Giáo dục cho HS có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh khi đến trường .
II.Nội dung và hình thức :
a, Nội dụng :
- Giúp các em biết về một số việc cần làm để bảo vệ trường lớp sạch đẹp .
- Các khẩu hiệu .
b, Hình thức :
- Thảo luận trao đổi, báo cáo kết quả, tự liên hệ 
III. Chuẩn bị hoạt động :	
- Chuẩn bị một số câu hỏi .
- Một số tình huống .
IV. Tiến hành hoạt động :
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát .
- Giới thiệu yêu cầu bài học.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nêu yêu cầu thảo luận :
- HS thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp .
- Gọi các nhóm trình bày các bài hát, bài thơ, khẩu hiệu 
- Nhận xét, tuyên dương .
Nêu một số tình huống .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, và đóng vai trước lớp .
- Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp .
- Nhận xét, tuyên dương .
ĐÁNH GIÁ
- Tổng kết giờ học .
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 34
I. MỤC TIÊU:	
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 34
 GV: Kế hoạch tuần 35
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 33:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 35
1. Ôn tập Kiểm tra HK 2
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
5. Kiểm tra học kì 2
______________________________________
Ngày tháng 4 năm 2016
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_34_dinh_ngoc_tu.doc