Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 - Đinh Ngọc Tú

doc 21 trang vnen 13/11/2023 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.1)
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch,tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội nội dung cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/2 lớp ) 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.(xem lại khỏang 1-2 phút )
- Gọi 1 HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 - Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyên kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS chỉ tóm tắt ND các bài tập là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. 
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
- Kết luận về lời giải đúng.
ĐÁNH GIÁ
 - Nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
 - Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? ) chuẩn bị tiết sau.
____________________________________
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động 
Kiểm tra bài cũ: 
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
- HS nêu yêu cầu và làm miệng. 
- Gv nhận xét. 
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu và làm miệng.
- GV nhận xét. 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- HS tính diện tích từng hình rồi so sánh để tìm hình có diện tích lớn nhất.
- GV nhận xét
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại BT và làm VBT.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Giới thiệu tỉ số.
-------------------------------------------------
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.2)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả. 
- Biết đặt theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?) để kể, tả hay giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học, ghi bài lên bảng. 
2. Nghe - Viết chính tả (Hoa giấy ) 
- GV đọc bài Hoa giấy. Sau đó 1 HS đọc lại.
HS theo dõi SGK - HS đọc thầm lại đoạn văn. 
- Hỏi:
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nở rất nhiều?
+ Em hiểu “nở tưng bừng” nghĩa là thế nào?
+ Đoạn văn có gì hay ?
ò Hướng dẫn HS viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
òĐọc chính tả cho HS viết bài:
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn. 
- GV yêu cầu HS gấp sách và đọc chính tả cho HS viết.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
 GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi: 
+ Bài 2a yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học ? 
+ Bài 2b yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
+ Bài 2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
- GV yêu cầu HS đặt câu kể Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì ? làm vào vở.
- GV và HS nhận xét.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Mỗi HS thực hiện cả 3 yêu cầu a,b,c, 3 HS viết ra giấy thực hiện 1 yêu cầu.
- Gọi 3 HS dán bài làm lên bảng lớp, đọc bài.
- GV cùng HS dưới lớp nhận xét, sửa chữa về lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.GV sửa lỗi cho từng HS.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS, về nhà làm lại BT2.
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------
Luyện Toán
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I. MỤC TIÊU:
Củng cố lại các kiến thức đã học
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HS làm bài tập theo đề sau
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
1. Trong các số sau: 502; 520; 205; 250 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:
A. 502; 520	B. 520 	 C. 520; 250	 D. 502; 205	
2. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 3km2 50m2 =..m2 là:
A. 3 050 m	 B. 30 050	C. 300 050 m2	 D. 3 000 050
3. Rút gọn phân số thành phân số tối giản, ta được:
A. 	 B. 	 C. 	 D. 
4. Dãy phân số nào sau đây được viết từ bé đến lớn:
A. 	 B. 	 C. 	 D. 
Tự luận 
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức: 
a, =	 b, =
Bài 2. Tìm x
a, 	b, 
Bài 3. Một đội công nhân sửa đường, ngày thứ nhất sửa được quãng đường, ngày thứ 2 sửa được quãng đường. Hỏi họ còn phải sửa mấy phần quãng đường?
Bài 4. Một hình bình hành có độ dài đáy là 92m, chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích của khu đất đó. 
Bài 5. Tìm năm phân số nằm giữa hai phân số và 
ĐÁNH GIÁ
Chữa bài, nhận xét
(Đáp án phần tự luận có ở ôn luyện Toán 4)
___________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2016
Toán 
GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Khởi động: 
Kiểm tra bài cũ: 
GV nhận xét chung về bài ôn tập.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
- GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải và 7 xe khách. 
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- GV đặt vấn đề: Số xe tải bằng mấy phần số xe khách ?
- GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay . Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách. 
- GV tiếp tục đặt vấn đề: Số xe khách bằng mấy phần số xe tải GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải và số xe khách là 7 : 5 hay . Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
Chú ý:
+ Khi viết tỉ số của số 5 và 7 thì phải viết theo thứ tự là 5 : 7 hoặc .
+ Khi viết tỉ số của số 7 và 5 thì phải viết theo thứ tự là 7 : 5 hoặc.
Hoạt động 2: Giới thiệu tỉ số a: b (b khác 0)
- HS lập tỉ số của 5 và 7, 3 và 6.
Sau đó lập tỉ số a và b (b khác 0): 
 là a : b = .
- Kết luận chung: Tỉ số của số a và số b là a : b hay .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: HS lập tỉ số theo yêu cầu. 
- Viết tỉ số của a và b.
- GV nhận xét
Bài 3: HS viết câu trả lời.
- GV hướng dẫn học sinh cách viết tỉ số của số bạn trai và bạn gái trong tổ.
- GV mời 2 học sinh lên bảng viết.
- GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
---------------------------------------------------------
Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
GDKNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
 Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì để thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở trường, ở lớp hoặc ở ngoài xã hội?
- GV nhận xét
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài 	
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40)
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin & thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn
- GV kết luận:
- Vài HS nêu lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bt 1)
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- GV kết luận:
- Vài HS nhắc lại.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bt 2)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
*Tôn trọng luật giao thông là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
- GV mời vài HS đọc ghi nhớ.
ĐÁNH GIÁ
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- Chuẩn bị bài tập 4.
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.3)
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài thơ lục bát. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – 27.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Gv tiến hành kiểm tra HS đọc các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 tương tự như ở tiết 1.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu: Hãy kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm cùng thảo luận và làm bài.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Gv cùng HS nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu chính xác.
- Gọi HS đọc lại phiếu được bổ sung đầy đủ trên bảng.
Viết chính tả:
- GV đọc bài thơ “ Cô Tấm của mẹ”, sau đó gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm bài thơ và trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Cô Tấm của mẹ là ai ?
+ Cô Tấm của mẹ làm những gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc cho HS viết bài và hướng đãn HS cách trình bày bài thơ lục bát.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chuẩn bị tốt tiết sau để ôn tập.
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.4)
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm(BT1,BT2); biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý ( BT3). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bài tập 3a viết sẵn trên bảng lớp theo hàng ngang.
- Phiếu khổ to kẻ sẵn bảng sau và bút dạ (đủ dùng cho nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- GV ghi lại các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học trong tiết MRVT thuộc 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
Bài 1-2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, vốn tục ngữ thuộc 1 chủ điểm, phát phiếu và kẻ bảng cho các nhóm làm bài. 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. GV cùng HS nhận xét, bổ sung các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ còn thiếu.
- GV nhận xét, kết luận phiếu đầy đủ nhất.
Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Gọi HS tiếp nối đọc yêu cầu BT3. 
- Hỏi: Để làm được bài tập này các em làm như thế nào ?
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở BT hoặc vào vở.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà làm BT3 chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2016
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.5)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyên kể đã học trong chủ điểm: Những người quả cảm.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV yêu cầu: Hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm.
- Gv phát phiếu cho HS tự làm bài theo nhóm 
- Gọi HS chữa bài bổ sung, báo cáo kết quả. 
Lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt. 
- Kết luận phiếu đúng.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG 
VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài toán 1
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Phân tích đề toán: Số bé là mấy phần? Số lớn là mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn HS giải:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần?
+ Tìm số bé?
+ Tìm số lớn?
3. Hướng dẫn HS làm bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Phân tích đề toán: Số vở của Minh là mấy phần? Số vở của Khôi là mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn HS giải:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần?
+ Tìm số vở của Minh?
+ Tìm số vở của Khôi?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
- Mục đích làm rõ mối quan hệ giữa tổng của hai số phải tìm và tổng số phần mà mỗi số đó biểu thị.
ĐÁNH GIÁ
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Làm bài trong SGK.
- GV nhận xét.
------------------------------------------------
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T 6)
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã hoc: Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì? (BT1).
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng(BT2), bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu của tiết học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- Hỏi:
+ Các em đã được học những kiểu câu nào?
- GV phát phiếu cho các nhóm HS làm bài 
( xem lại các tiết LTVC tuần 17 -19 ; 21-22; 24-25 ) SGK 
- Yêu cầu nhóm HS tự làm bài điền nhanh vào bảng so sánh.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
- Nhận xét, kết luận bài làm của HS.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT2. 
- GV hướng dẫn HS lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn, suy nghĩ làm bài theo yêu cầu. 
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến, HS trình bày chốt lại lời giải đúng:
Câu - Kiểu câu – tác dụng
Câu 1:(Ai là gì ?) - Giới thiệu nhân vật tôi. 
Câu 2:(Ai làm gì ?) - Kể các hoạt động nhân vật tôi. 
Câu 3:(Ai thế nào ?) - Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. 
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS cần sử dụng: 
+ Câu kể Ai là gì ? để giới thiệu Bác sĩ Ly 
+ Câu kể Ai làm gì ? để kể về hành động của Bác sĩ Ly.
+ Câu kể Ai thế nào ? đẻ nói về đặc điểm, tính cách của Bác sĩ Ly.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn. 
- HS nối tiếp đọc bài làm, HS khác nhận xét (sửa sai ). 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị bài kiểm tra.
------------------------------------------------------
Luyện TV
LUYỆN VIẾT BÀI 16
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 16
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
---------------------------------------------------
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2016
Toán 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
Bài cũ: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nêu các bước tính trước khi làm bài để HS nhớ lại cách thực hiện các bước giải toán.
- GV hướng dẫn học sinh làm và mời 1 học sinh lên bảng giải.
- GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- GV nhận xét.
----------------------------------------------------
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Kiểm tra)
I. MỤC TIÊU:
Củng có các kiến thức đã học về đọc hiểu
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Cho HS làm bài tập Kiểm tra theo đề sau
 1. Đọc thành tiếng (Bắt thăm bài) 
 2. Đọc thầm và làm bài tập :Thời gian 30 phút 
 Học sinh đọc thầm bài Hoa học trò Tiếng việt 4 tập 2 trang 43 và làm bài tập sau khoanh vào ý em cho là đúng nhất :
 Câu 1 Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
 A ) Vì hoa phượng không phải là một đóa, không phải vài cành.
 B) Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
 C) Vì hoa phượng là loại hoa đẹp.
 Câu 2 Câu nào thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò ?
 A) Lòng cậu học trò phới phới làm sao!
 B) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
 C) Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?
 Câu 3 Hãy nêu câu văn tả vẻ đẹp của lá phượng. (SGK)
Câu 4 Câu “Mùa xuân, phượng ra lá” thuộc kiểu câu gì ?
 A) Ai làm gì ? 
 B) Ai thế nào? 
 C) Ai là gì ?
 Chủ ngữ của câu là: (Phượng) .Vị ngữ của câu là (ra lá)
 Câu 5 Ghi lại một câu tục ngữ nói lên phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài.
(tốt gỗ hơn tốt nước sơn)
ĐÁNH GIÁ
Chữa bài, nhận xét giờ học
-----------------------------------------------------------
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu 
 - Ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt..
II. Đồ dùng dạy học 
 -Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
KTBC
-Gọi 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài học trước.
 +Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật ?
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
2. Bài mới
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Các kiến thức khoa học cơ bản
-GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Chốt lại lời giải đúng.
-Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.
-Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
-Câu 4, 5, 6 (tiến hành như câu hỏi 3).
4. Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
5. Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
2. Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”
 Cách tiến hành:
-GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.
-Yêu cầu đại diện 5 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước. 5 nhóm đầu được chuẩn bị trong 3 phút. Sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày. 2 nhóm trình bày xong tiếp tục 2 nhóm lên bốc thăm câu hỏi để đảm bảo công bằng về thời gian.
-GV nhận xét từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.
-Công bố kết quả: Nhóm nào đạt 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.
-Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí. Nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí cácbôníc, nước tiểu, các chất thải khác.
ĐÁNH GIÁ
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước. Âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
----------------------------------------------------------
	Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Khởi động: 
Kiểm tra bài cũ: 
Luyện tập
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân biệt tổng của hai số và tổng số phần biểu thị hai số; tỉ số của hai số, sự so sánh hai số theo tỉ số.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ.
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số và tỉ số của hai số đó. 
 Lưu ý cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần 
ĐÁNH GIÁ
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
 Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.8)
(Kiểm tra)
I. MỤC TIÊU:
Củng có các kiến thức đã học về tập làm văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Cho HS làm bài tập Kiểm tra theo đề sau
 Thời gian 1 tiết. 
 Đề bài : Hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết.
ĐÁNH GIÁ
Chữa bài, nhận xét giờ học
Đáp án tham khảo
 Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.
 Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú  ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần.  Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng  óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe  mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.
 Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.
___________________________________
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu 
- Rèn các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe
II. Đồ dùng dạy học 
 -Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, 
III.Các hoạt động dạy học 
1. Triển lãm
 Cách tiến hành:
-GV phát giấy khổ to cho nhóm 
-Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
-Trong lúc các nhóm dán tranh ảnh, GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
 +Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 
-Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
-Ban giám khảo đánh giá và thông báo kết quả.
-Nhận xét, kết luận chung.
2. Thực hành
 GV vẽ các hình sau lên bảng.
 ï
 ï
 ï
 1 2 3
-Yêu cầu HS: 
 +Quan sát các hình minh họa.
 +Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Kết luận:
1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
2. Buổi trứa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
ĐÁNH GIÁ
-Nhận xét tiết học.
HĐNGLL
GIÁO DUÏC AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Yêu cầu giáo dục :	
- Giúp HS hiểu được và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- HS chấp hành và giữ an toàn khi đi học, đi làm .
II. Nội dung và hình thức :
a, Nội dụng :
- Hiểu đuợc và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- Chấp hành và giữ an toàn khi đi đường 
b, Hình thức :	
- Báo cáo kết quả , thảo luận, trao đổi, về chấp hành an toàn giao thông đường bộ .
III. Chuẩn bị hoạt động :	
- Một số biển báo về giao thông .
- Tranh ảnh một số làn đường quy định cho người đi bộ và các phương tiện .
IV. Tiến hành hoạt động :	
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu nội dung bài học .
2. Yêu cầu HS trình bày kết quả về ý thức tuân theo luật giao thông và chấp hành giữ an toàn khi đi đường .
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Cho HS vẽ tranh về luật giao thông đường bộ .
- Cho HS vẽ tranh . 
- Cho HS trưng bày sản phẩm .
- Nhận xét, khen ngợi .
ĐÁNH GIÁ
- Tổng kết giờ học .
-------------------------------------------------
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 28
I. MỤC TIÊU:	
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 28
 GV: Kế hoạch tuần 29
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 28:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 29
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 28, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
__________________________________
Ngày tháng 3 năm 2016
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_28_dinh_ngoc_tu.doc