Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 20: Nước có những tính chất gì
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 20: Nước có những tính chất gì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 20: Nước có những tính chất gì

Bài 20. NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I/ Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng,trong suốt,không màu,không mùi,không vị,không có hình dạng nhất định;nước chảy từ cao xuống thấp,chảy lan ra khắp mọi phía,tấm qua một số vật và hòa tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặt không bị ướt, - GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dể làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm. * MTR: HS biết nhắc lại 1-2 tính chất của nước. II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43. -HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ. +2 cốc thuỷ tinh giống nhau (có dán số) +Nước lọc, sữa. +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, ). +Một ít đường, muối, cát. +Thìa 3 cái. -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm. III/ Hoạt động dạy- học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: . 3.Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước. ØMục tiêu: -Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. -Phân biệt nước và các chất lỏng khác. ØCách tiến hành: -GV tiến hành hoat động trong nhóm theo định hướng -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 1.Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? 2.Làm thế nào, bạn biết điều đó ? 3.Em có nhận xét gì về màu,mùi,vị của nước? -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. * HSKT tham gia cùng bạn -GV nhận xét kết luận đúng : Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. * Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. Ø Mục tiêu: HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”. -Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm TN tìm hiểu hình dạng của nước. -Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. -Nêu được ứng dụng thực tế này. Ø Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước. -Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. -Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi. 1) Nước có hình dạng như thế nào ? 2) Nước chảy như thế nào ? -GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm. * HSKT tham gia cùng bạn -Hỏi : Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ? * Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. Ø Mục tiêu: -Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật. Nước hoà tan và không hoà tan một số chất. -Nêu ứng dụng của thực tế này. Ø Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động nhóm. -Hỏi: 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ? 2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? 3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ? -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK. -Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp. +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? +Yêu cầu 3 HS ở 3 nhóm lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. +Hỏi: 1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ? GDBVMT : -Nước có thể thấm qua hết các vật mà nước đọng lại, vật ao cá, hố xí phải xây chỗ nào mới hợp lý ? -Nếu nhà ở thành phố không có ao nước sinh hoạt ? -Môi trường xung quanh phải thế nào để khỏi ảnh hưởng đến những tính chất của nước ? KL : Nước thấm qua mọi vật, do đó phải giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ để tránh sự thấm vào khu vực gia đình sinh hoạt. -Tiến hành hoạt động nhóm. -Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp. -Hs nêu : -Nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. * HSKT nhắc lại lời bạn -Học sinh lập lại : Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. -HS làm thí nghiệm. -Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. -Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. + Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. + Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. * HSKT nhắc lại lời bạn -HS trả lời. -Học sinh lập lại : tính chất của nước : Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phía. -Trả lời. -HS thí nghiệm. -1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước. +Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước. +3 HS đem 3 loại li thí nghiệm lên bảng để Hs cả lớp đều được thấy lại kết quả sau khi thực hiện. + Em thấy đường tan trong nước ; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước. + Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - 4 em đọc + Ao cá, hố xí phải xây xa ao nước xài sinh hoạt. +Nếu nhà ở thành phố chỉ nên sử dụng nước máy trong sinh hoạt. + Môi trường xung quanh phải sạch sẽ để tránh nước thấm vào khu vực gia đình sinh hoạt. 3.Củng cố- dặn dò: -GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước. -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.
File đính kèm:
giao_an_khoa_hoc_lop_4_vnen_cong_van_2345_bai_20_nuoc_co_nhu.docx