Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

docx 3 trang vnen 23/03/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN (Công văn 2345) - Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Bài 7. TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I/ Mục tiêu:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vitamin và chất khoáng ; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối.
KNS : +Tự nhận thức về sự cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
+Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
*MTR: HSKT hiểu được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-Phiếu học tập theo nhóm.Giấy khổ to.
-HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng hỏi:
 1.Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min?
 2.Em hãy cho biết vai trò của chất khoáng và một số loại thức ăn có chứa nhiều chất 
khoáng ?
 3. Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có chứa nhiều chất xơ ?
 -GV nhận xét HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi 
món ?
 ªMục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 ªCách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm 4 HS.
 -Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 +Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?
 +Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào ?
 +Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
*HSKT: GV yêu cầu HSKT nêu lại ý kiến của bạn với sự hỗ trợ của GV.
 -Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 
17 / SGK.
 * Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. 
-Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
-Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm, mỗi nhóm có 6 HS, phát bảng phụ cho HS.
 -Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
 -Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
 § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày.
 -Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
 -KNS : Yêu cầu HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi : Những nhóm thức ăn nào cần : Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ?
 * GV kết luận :
-Hàng ngày các em cần lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe .
- Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối tốt.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Đi chợ”
 ªMục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
ªCách tiến hành:
 -Giới thiệu trò chơi
-hướng dẫn cách chơi , luật chơi 
 -Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
 -Gọi các nhóm lên trình bày
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
 -Yêu cầu HS chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất.
 -Tuyên dương.
-Hoạt động theo nhóm.
-Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
-2 đến 3 HS đại diện cho các nhóm lên trình bày.
-HSKT nêu.
-2 HS chậm lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
.
-Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
-Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.
-1 HS đại diện thuyết minh cho các bạn trong nhóm nghe và bổ sung, sửa chữa.
-2 đến 3 năng khiếu HS đại diện trình bày.
-Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, 5 HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu một tên một nhóm thức ăn.
Câu trả lời đúng là :
+Nhóm thức ăn cần ăn đủ : Lương thực, rau quả chín.
+Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải : Thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.
+Nhóm thức ăn cần ăn có mức độ : Dầu, mỡ, vừng, lạc.
+Nhóm thức ăn cần ăn ít : Đường.
+Nhóm thức ăn cần ăn hạn chế: Muối.
-HS lắng nghe.
-Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.
-Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.
-HS lắng nghe.
-HS nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:
*GDKN: Tại sao em cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
-HS trả lời-> GV GDHS
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia sôi nổi các hoạt động, nhắc nhở những HS, nhóm HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 -Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_vnen_cong_van_2345_bai_7_tai_sao_can.docx