Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 10 - Đinh Ngọc Tú

doc 24 trang vnen 13/11/2023 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 10 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 10 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 10 - Đinh Ngọc Tú
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức và kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
Năng lực
- Đọc trôi chảy và hiểu nội dung bài đọc
-HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc 75 tiếng/ phút)
Thái độ
Giáo dục HS biết bênh vực người yếu, thông cảm, sẻ chia trước nổi bất hạnh của người khác.
II. CHUẨN BỊ : phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: 
-Kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu HKI đến nay.
Gv nhận xét.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài: Ôn tập (Tiết 1), nêu mục tiêu.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
b) Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
GV tổ chức cho HS lần lượt lên bốc thăm đọc các bài TĐ đã học.
-GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV: HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai
Bài tập 2: 
-Những bài Tập đọc như thế nào là truyện kể?
-Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” (Tuần 1,2,3 )
-GV yêu cầu HS đọc lại hai bài này.
-GV phát phiếu học tập cho HS làm bài cá nhân.
-GV nhận xét, chốt nội dung đúng:
Bài tập 3: 
GV yêu cầu HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc .
-GV-HS nhận xét sửa sai đoạn văn có giọng đọc:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha ,trìu mến 
b) Đoạn văn có giọng đọc giọng đọc thảm thiết
c) ) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe 
-GV cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó
-Gv nhận xét
ĐÁNH GIÁ
-GV nhận xét, yêu cầu những HS đọc chưa đạt hoặc chưa được đọc về luyện đọc để tiết sau kiểm tra tiếp.
-GV giáo dục HS biết bênh vực người yếu, thông cảm, sẻ chia trước nổi bất hạnh của người khác.
*Dặn dò:
Xem lại quy tắc viết hoa để Ôn tập (tiết 2)
Nhận xét tiết học .
____________________________________
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
-Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
Năng lực
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
Thái độ
Tích cực tự giác trong học tập, HS khá giỏi có tinh thần cứu trợ cho các bạn trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Khởi động
Bài cũ: 
Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật và hình vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. 
-Yêu cầu HS hình vuông có cạnh là 4 cm. 
GV nhận xét
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập. (Nêu mục tiêu)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
-HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. 
Hình a) A
 M
 B C
Hình b)
 A B
 D C
Bài tập 2:
-Yêu cầu HS đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 
GV đính BT, yêu cầu đại diện 2 dãy thi đua.
-Giải thích vì sao AH không phải là đường cao tam giác ABC.
-Vì sao AB là đường cao của tam giác ABC?
Bài tập 3:
-GV phát phiếu các nhóm vẽ
HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. 
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 4a
a) HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
Gv theo dõi
Gv nhận xét
ĐÁNH GIÁ
- GV tổng kết giờ học. Chúng ta vừa ôn những nội dung gì của hình học?
-GV giáo dục HS ham thích học toán.
*Dặn dò 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học
____________________________
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức, kĩ năng
 - Nghe -viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
Năng lực
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
- HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả( tốc độ trên 75 chữ/ 15 phút); hiểu nội dung của bài.
Thái độ
Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết hoa.
II. CHUẨN BỊ ;
Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 1 )
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 2 ) 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
GV hướng dẫn HS nghe-viết: Bài : “Lời hứa”
-GV đọc bài Lời hứa 
-GV cho HS đọc lại phần bài viết 
-GV lưu ý HS: 
Chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày các lời thoại với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; hai chấm mở ngặc kép, đóng ngoặc kép.
-GV cho HS tìm từ khó viết, 
GV ghi bảng và cho HS lần lượt viết vào bảng con.
-GV đọc bài cho HS viết vào vở
-GV đọc lại HS soát bài 
Bài tập 2: 
? Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả.
?Vì sao trời đã tối mà em không về .
?Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để làm gì .
?Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?
-Bài tập 3:
-GV nhắc HS: Xem lại các kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết Luyện từ &câu tuần 7 (trang 68) và tuần 8 (trang 78)
-Phần quy tắc ghi vắn tắt.
-GV cho HS làm vào vở. 
ĐÁNH GIÁ
-GV giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết hoa.
*Dặn dò -Về học bài chuẩn bị: Ôn tập (Tiết 3) 
-Nhận xét tiết học.
________________________________
Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2015
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. 
-Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
Năng lực 
-Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
Thái độ
Giáo dục HS ham thích học toán và vận dụng những kiến thức toán đã học trong tính toán hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Khởi động
Bài cũ: Luyện tập 
- Nêu đặc điểm đường cao của tam giác.
- HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
-GV nhận xét
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH : 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ.
-GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài 1b) ( dành cho HS khá, giỏi) 
GV theo dõi
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
? Để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện . 
-Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Bài 2a)
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2b) ( dành cho HS khá, giỏi)
GV theo dõi
Bài 3: 
HS vẽ hình theo yêu cầu và trả lời câu hỏi 
b) Cho HS làm bài.
Gv nhận xét kết quả đúng.
a) ( dành cho HS khá, giỏi) 
Gv theo dõi
c) ( dành cho HS khá, giỏi) 
- Gv theo dõi, giúp đỡ
Bài 4: 
GV tóm tắt đề toán . 
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu HS xác định tổng, hiệu và hai số.
-Cho HS làm vào vở.
-GV nhận xét .
ĐÁNHI GIÁ
-GV giáo dục HS ham thích học toán và vận dụng những kiến thức toán đã học trong tính toán hằng ngày.
*Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
_____________________________________
ĐẠO ĐỨC 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ 
(TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
Năng lực
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. Biết được vì sao cần phải biết kiệm thời giờ.
Thái độ
Biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí.
*KNS :Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
 Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày .
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
-3 thẻ màu:+ xanh, đỏ, vàng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Khởi động
Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ
 - Thế nào tiết kiệm thời giờ ? 
 - Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? 
GV nhận xét, tuyên dương.
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
- Em đã tiết kiệm thời gian chưa?
- Em đã tiết kiệm thời gian như thế nào?
GV: Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học và biết cách tiết kiệm thời giờ.
2. Những việc làm tiết kiệm thời giờ
*Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm nào là tiết kiệm thời giờ
*Cách tiến hành:
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập.
=>Kết luận : 
3. Sử dụng thời giờ một cách hợp lý trong sinh hoạt.
*Mục tiêu: HS biết sử dụng thời giờ một cách hợp lý trong sinh hoạt.
*KNS: Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày
PP: Thảo luận
KT:Trình bày cá nhân
*Cách tiến hành:
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
-> Kết luận : 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
ĐÁNH GIÁ
- GV giáo dục HS thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
*Dặn dò 
- Chuẩn bị : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
-Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 3 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
Năng lực
-Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
Thái độ
GD HS sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng.
II. CHUẨN BỊ :phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: Ôn tập (tiết 2)
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp )
GV tổ chức cho HS lần lượt lên bốc thăm đọc các bài TĐ đã học.
-GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV nhận xét .
Bài tập 2
? Nêu các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng 
-GV cho HS đọc thầm các truyện trên, suy nghĩ, trao đổi trong nhóm để hoàn thành kết quả vào phiếu học tập
. GV mời một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung của bài mà các em vừa tìm.
ĐÁNH GÍA
-Những truyện kể mà các em vừa nêu, có chung một lời nhắn nhủ gì?
Dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
-Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tực ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc cả chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
Năng lực
-Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Thái độ
Giáo dục HS biết vận dụng yêu thương, giúp đỡ mọi người và sống trung thực, biết ước mơ
 II. CHUẨN BỊ : bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ : Ôn tập (Tiết 3 )
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Bài tập 1: 
 Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm 
-GV cho HS nêu tên bài, số trang:
-GV phát phiếu cho 2 nhóm
-GV HS nhận xét, chốt nội dung đúng:
-Bài tập 2 :
Tìm một thành ngữ, tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm đã nêu ở BT1
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3: 
Gọi HS đọc nội dung 
GV yêu cầu: 
-GV theo dõi, giúp đỡ kịp thời những em yếu.
-GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
ĐÁNH GIÁ
-GV giáo dục HS biết vận dụng yêu thương, giúp đỡ mọi người và sống trung thực, biết ước mơ 
*Dặn dò -Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiết 5 )
Nhận xét tiết học.
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng 
Dựa vào công thức tìm hai chữ số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để làm bài.
Năng lực
Rèn kĩ năng nhân số tự nhiên.
Thái độ
Tích cực trong ôn luyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: 
Hỏi lại công thức tìm số bé, số lớn
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV giới thiệu bài và ra đề cho HS làm
Bài 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là
a) 24 và 6 b) 60 và 12
Bài 2: (Tính) Đặt tính rồi tính
a) 2152 x 2 b) 102 426 x 5
214 325 x 4 2150 x 3
Bài 3: Một trường học được cấp 980 quyển sách giáo khoa và số vở gấp đôi số sách giáo khoa. Hỏi trường học đó được cấp bao nhiêu quyển vở ?
Sau khi HS làm bài xong. GV chữa bài, nhận xét, hướng dẫn lại cách làm bài.
ĐÁNH GIÁ
Về nhà học lại công thức tìm số lớn. số bé. 
___________________________________
Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2015
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 5
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong bài. 
Năng lực
Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
Thái độ
GDHS sống có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc sẽ mang lại bất hạnh.
II. CHUẨN BỊ :
-Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động
Bài cũ: Ôn tập (tiết 4 )
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng ( số HS còn lại trong lớp )
GV tổ chức cho HS lần lượt lên bốc thăm đọc các bài TĐ đã học.
-GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
-GV nhận xét sửa sai
Bài tập 2 
-Gv yêu cầu: 
-GV yêu cầu HS nói tên, số trang của 6 bài tập đọc trong chủ điểm.
GV cho HS làm bài theo nhóm bằng phiếu
GV nhận xét, chốt nội dung đúng.
-GV-HS nhận xét, sửa sai
-Bài tập 3 : 
-Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm.
-Nhân vật:
-Tính cách :
- GV-HS nhận xét sửa sai
ĐÁNH GIÁ
 -Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp em hiểu điều gì?
* Dặn dò
 -Về học bài: Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi – đát .
Nhận xét tiết học.
___________________________________
TOÁN 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK 1
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Dựa vào công thức tìm hai chữ số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để làm bài.
Rèn kĩ năng nhân số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: 
Hỏi lại công thức tìm số bé, số lớn
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV giới thiệu bài và ra đề cho HS làm
Bài 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là
a) 12 và 8 b) 120 và 24
Bài 2: (Tính) Đặt tính rồi tính
a) 2152 x 3 b) 102 426 x 2
214 325 x 3 2150 x 4
Bài 3: Một máy bơm ngày đầu bơm được 1020 lít nước, ngày hôm sau bơm được nhiều hơn ngày đầu 120 lít, ngày thứ ba bơm được bằng ½ ngày đầu. Hỏi cac ba ngày bơm được bao nhiêu lít nước
Sau khi HS làm bài xong. GV chữa bài, nhận xét, hướng dẫn lại cách làm bài.
ĐÁNH GIÁ
Về nhà học lại công thức tìm số lớn. số bé. 
__________________________________________
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật), động từ trong đoạn văn ngắn.
Năng lực
- Như yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
- HS khá, giỏi phân biệt sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
Thái độ
Giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức trong viết văn, dùng từ.
II. CHUẨN BỊ :
-Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ : Ôn tập (tiết 5)
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1, 2:
- GV cho HS đọc đoạn văn và yêu cầu của bài tập.
-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình, chỉ cần tìm một tiếng.
-GV nhận xét, sửa sai .
- GV hướng dẫn HS làm BT3
- GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ đơn, từ láy, từ ghép .
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương HS .
-GV lưu ý: Nếu HS có cho luỹ tre, cánh đồng, dòng sông là từ ghép thì vẫn chấp nhận.
-BT4: 
Gọi HS đọc YC
?Thế nào là danh từ ?
?Thế nào là động từ?
ĐÁNH GIÁ
-GV giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức trong viết văn, dùng từ.
-Nhận xét tiết học
LUYỆN TOÁN 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. 
-Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
Năng lực 
-Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
Thái độ
Giáo dục HS ham thích học toán và vận dụng những kiến thức toán đã học trong tính toán hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Khởi động
Bài cũ: 
- HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
-GV nhận xét
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Yêu cầu: HS làm BT ở bài Luyện tập chung (tr56) 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ.
-GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
? Để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện . 
-Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Bài 2a) GV yêu cầu HS làm bài PHT
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: HS vẽ hình theo yêu cầu và trả lời câu hỏi 
Cho HS làm bài.
Gv nhận xét kết quả đúng.
Bài 4: 
GV tóm tắt đề toán . 
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu HS xác định tổng, hiệu và hai số.
-Cho HS làm vào vở.
-GV nhận xét .
ĐÁNH GIÁ
-GV giáo dục HS ham thích học toán và vận dụng những kiến thức toán đã học trong tính toán hằng ngày.
*Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
______________________________
Thứ năm 22 tháng 10 năm2015 
TOÁN 
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
-Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số). 
Năng lực
Thực hiện được phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số
Thái độ
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Bài cũ: Nhận xét bài ôn tập
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Nhân với số có một chữ số
2. Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ)
GV viết bảng phép nhân: 
241324 x 2
Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân?
Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
Các em đã biết nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số
-GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. 
-Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính & cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?)
-Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
3. Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
GV ghi lên bảng phép nhân: 
136 204 x 4=?
Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con.
GV nhắc lại cách làm:
Nhân theo thứ tự từ phải sang trái:
Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
HS làm 
1 số nhân với 0 thì bằng mấy?
Bài tập 2:
 (dành cho HS khá, giỏi)
GV theo dõi.
Bài tập 3:
a) Cho HS làm vào vở
GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
GV nhận xét .
b) (dành cho HS khá, giỏi) 
Bài tập 4:
 (dành cho HS khá,giỏi)
- GV theo dõi
- Nhận xét cá nhân.
ĐÁNH GIÁ
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
-GV giáo dục HS – Đặt thừa số này dưới số hạng kia sao cho những chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự phải sang trái.
*Dặn dò 
-Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân
-Nhận xét tiết học.
______________________________
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA HK I
ÔN TẬP (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật), động từ trong đoạn văn ngắn.
Năng lực
- Như yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
- HS khá, giỏi phân biệt sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
Thái độ
Giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức trong viết văn, dùng từ.
II. CHUẨN BỊ :
-Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động: hát
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1, 2:
-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình, chỉ cần tìm một tiếng.
-GV nhận xét, sửa sai .
BT3
- GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ đơn, từ láy, từ ghép .
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương HS .
-GV lưu ý: Nếu HS có cho luỹ tre, cánh đồng, dòng sông là từ ghép thì vẫn chấp nhận.
BT4: 
Gọi HS đọc YC
?Thế nào là danh từ ?
?Thế nào là động từ?
ĐÁNH GIÁ
-Nhận xét tiết học
________________________________
LUYỆN TIẾNG VIỆT
CHÍNH TẢ
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
Nhớ và viết đúng bài chính tả “Gà Trống và Cáo”
Năng lực
Trình bày sạch đẹp bài chính tả.
Thái độ
Yêu quý sự trung thực, ghét giả dối
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Bài cũ
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- GV cho HS nhìn sách đọc lại bài chính tả 
- Cho HS lần lượt đọc thuộc lòng bài chính tả
- Cho HS gạch dưới các từ khó: vắt vẻo, lõi đời, đon đả, l oan, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, 
- Cho HS đọc và viết lại các từ khó.
- HS nhớ viết bài
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét và sửa bài cho HS.
ĐÁNH GIÁ
- Dặn HS đọc lại bài cho thuộc
- Viết lại nhiều lần các từ viết sai. 
Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2015
TOÁN 
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN 
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
Năng lực
- Bước đầu vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
Thái độ
Giáo dục HS tính cẩn thận và ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN :
1. Khởi động
Bài cũ: Nhân với số có một chữ số.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 102426 x 5 410536 x 3	 
GV nhận xét
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Tính chất giao hoán của phép nhân. 
- Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Tính và so sánh giá trị hai biểu thức.
YC HS tính 5 x 7 và 7 x5
 Nhận xét 5 x 7 = 7 x 5
GV treo bảng phụ ghi như SGK
Yêu cầu HS thực hiện: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a.
Nếu ta thay từng giá trị của của a & b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này.
GV ghi bảng: a x b = b x a
a & b là thành phần nào của phép nhân?
Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào?
Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
Bài này cần cho HS thấy rõ: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân.
Bài tập 2:
Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
Ví dụ:7 x 835 tính bình thường.
ĐÁNH GIÁ
-Nêu công thức và tính chất giao hoán của phép nhân.
-GV giáo dục HS tính cẩn thận và ham thích học toán.
* Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000
-Nhận xét tiết học.
__________________________________
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKI 
ÔN TẬP: TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU: 
Kiến thức, kĩ năng
Viết được 1 lá thư theo đề bài cho sẵn.
Năng lực
Trình bày sạch đẹp và rõ ràng 3 phần của 1 lá thư.
Thái độ
Yêu quý, trân trọng tình cảm dành cho người thân, bày tỏ thái độ qua viết thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động
Bài cũ:
Lá thư gồm có mấy phần?
Nội dung chính của từng phần?( HS dựa vào ghi nhớ trang 34/ STV 4/ T1)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Viết đề bài lên bảng:
 Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
Cho HS đọc đề.
Giúp hS phân tích đề
Hướng dẫn trình bày
Cho hs viết nháp
Sửa bài cho hs trình bày vào vở.
 Chữa bài, nhận xét hs
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét
- Dặn Hs về nhà kham khảo sách văn mẫu để tích lũy vốn từ.
____________________________________________
HĐNGLL
HOẠT ĐỘNG 
LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng
- HS biết làm vệ sinh và trang trí lớp học.
Năng lực
- Làm được các công việc vệ sinh, trang trí đơn giản
Thái độ
- Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh: khẩu trang, chổi, xẻng, giẻ lau, chậu nước,
- Các nguyên liệu trang trí lớp học: chậu hoa, hoa giấy, tranh ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động.
- Thảo luận, phổ biến những công việc cần làm để lớp học sạch và đẹp.
Lưu ý: Ngoài những quy định trang trí lớp học chung của toàn trường, GV đề nghị cả lớp cùng suy nghĩ để đề xuất cách trang trí lớp học của mình. GV có thể gợi ý cho HS, ví dụ:
+ Bố trí gọn gàng khu vực dành cho chỗ để mũ
+ Trang trí góc (hoặc phần tường) để treo bảng hay treo khung dán giấy khổ to dành cho nơi dán những tư liệu học tập hằng tuần.
+ Trang trí bảng thi đua, hay bảng giới thiệu những thành tích nổi bật của tập thể, của cá nhân trong lớp.
+ Treo tranh, ảnh, cây cảnh, chậu hoa (nếu có điều kiện).
- Phân công công việc cho các nhóm, cá nhân.
- Nhóm trưởng phân công chuẩn bị dụng cụ.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Từng nhóm làm vệ sinh lớp học theo sự phân công.
- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tiến hành trang trí lớp học theo kế hoạch đã đề ra.
ĐÁNH GIÁ
- Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi lớp học được vệ sinh và trang trí xong.
- GV nhận xét, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt công việc được giao. Khuyến khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học luôn khang trang, sạch đẹp. 
__________________________________
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ TUẦN 10
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng
- Giúp HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
Năng lực
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
Thái độ
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐTQ lập báo cáo
 GV: phương hướng tuần 11.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Ổn định: Hát 
Hoạt động
Đánh giá hoạt động tuần 10 
 -> 
 - Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của nhóm về các mặt: Học tập, đạo đức, chuyên cần,lao động, vệ sinh,phong trào, cá nhân xuất sắc, tiến bộ.
 *CT HĐTQ tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 10
 * Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung.
- GV tổng hợp những hoạt động trong tuần qua:
+ GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần
+ HS bình chọn HS danh dự trong tuần: 
 Phương hướng tuần 11
- HS thảo luận đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
a. Học tập:
-Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. 
-HS thực hiện thi giữa học kì I nghiêm túc. 
 -Nhắc HS có thói quen học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập
b. Đạo đức : 
-Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Rèn luyện tác phong của người đội viên.
c. Chuyên cần: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ; tránh nghỉ học không phép.
d. Vệ sinh: 
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ gìn cơ thể, trường lớp.
e. Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội
ĐÁNH GIÁ
GV nhắc nhở chung học sinh thực hiện tốt tuần 11
________________________________
Ngày tháng 10 năm 2015
CM kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_10_dinh_ngoc_tu.doc