Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 13 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 13 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 13 - Đinh Ngọc Tú

Thứ 2, ngày 9 tháng 11 năm 2015 TẬP ĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nguyên cứu kiên trì, bền bỉ sốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Giáo dục Hs tính kiên trì, bền bỉ trong thực hiện công việc. KNS: - Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Quản lí thời gian - Đặt mục tiêu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh về khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Bài cũ - HS đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gv nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài Người tìm đường lên các vì sao. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Luyện đọc: - Gọi 1 hs giỏi đọc cả bài. - Yêu cầu hs đọc nối tiếp, kết hợp giải nghĩa từ: khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ. - Bài chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Bốn dòng đầu. + Đoạn 2: Bảy dòng tiếp. + Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo + Đoạn 4: Ba dòng còn lại. - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm bài văn 2. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? - Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? - Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công? - GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki. Em hãy đặt tên khác cho truyện. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc diễn cảm Đọc một đoạn trong bài: “Từ nhỏ, . trăm lần.” - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Câu chuyện giúp em hiểu gì? - Em hãy nêu nội dung chính của bài. ĐÁNH GIÁ - Qua bài học, em học hỏi được điều gì ở ông Xi-ôn-cốp-xki? - Liên hệ giáo dục hs. - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. - Về nhà chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt. ------------------------------------------- TOÁN GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. MỤC TIÊU: - HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - HS làm bài tập 1, 3. - HS khá, giỏi làm luôn các bài còn lại. - Giáo dục tính cẩn thận, khám phá trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS có SGK, vở toán, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. - GV nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN a. Tính 27 x 11 - Gv yêu cầu hs đặt tính, tính kết quả - Gv nói: Hai tích riêng đều là 27. Khi cộng hai tích riêng ta chỉ cộng hai chữ số của số 27 Ta có cách nhẩm: 2 cộng 7 bằng 9 Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297 - Gv yêu cầu hs thực hiện cách nhẩm 27 x 11 - Gọi vài hs nhắc lại cách tính. b. Tính 48 x 11 - Dựa vào cách tính nhẩm 27 x 11 ta làm như sau: 4 cộng 8 bằng 12 Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 526. Vậy: 48 x 11 = 526. Chú ý : trường hợp tổng của hai số bằng 10 giống như trên. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. - GV nhận xét sửa chữa (nếu có) Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. - GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy nêu lại cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11? ĐÁNH GIÁ Nhận xét giờ học ----------------------------------------------------- CHÍNH TẢ NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao. - Làm đúng BT 2b, 3b - Giáo dục học biết ước mơ và chinh phục II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. - Nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn viết chính tả: Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ đầu đến có khi đến hàng trăm lần. - Gọi HS đọc thầm đoạn chính tả - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: nhảy, rủi ro, non nớt. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Viết chính tả: - Nhắc cách trình bày bài - Giáo viên đọc cho HS viết - Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên nhận xét chung HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: 2b, 3b. - Giáo viên giao việc : HS thi làm bài 2b. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài 2b: nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiệm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm. Bài 3b: Kim khâu, tiết kiệm, tim. ĐÁNH GIÁ - Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có) - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs viết tốt. ---------------------------------------------- Thứ 3, ngày 10 tháng 11 năm 2015 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết cách nhân với số có ba chữ số . - Tính được giá trị của biểu thức. HS làm được bài tập bài 1; bài 3. - GD tính cẩn thận trong tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, SGK, vở toán 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài Nhân với số có 3 chữ số HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm cách tính 154 x 123 - GV hướng dẫn: 154 x 123 = 154 x (100 + 20 + 3) Giới thiệu cách đặt tính và tính (GV thực hiện và nêu cách tính.) 164 x 123 Đặt tính 164 Nhân theo thứ tự từ phải sang trái x 123 tính từ hàng đơn vị. 492 (Tích riêng thứ nhất) 328 (Tích riêng thứ hai) 164 (Tích riêng thứ ba) 20172 (Tích chung) Lưu ý : Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất; viết tích riêng thứ ba lùi sang trang hai cột so với tích riệng thứ nhất. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS đặt tính rồi tính và chữa bài. - Gv viết bảng: Gọi 3 hs lên bảng đặt tính. a) 248 x 321 ; b) 1163 x 125 ; c) 3124 x 213 - GV nhận xét sửa chữa. Bài 3: Gọi hs đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu gì? Muốn tính diện tích mảnh đất đó ta làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài. - GV nhận xét sửa bài cho học sinh HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân số có 3 chữ số. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. - Chuẩn bị bài nhân với số có 3 chữ số(tt) ĐẠO ĐỨC HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU - Biết được: Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - GD HS biết yêu quý, kính trọng biết vâng lời.ông bà, cha mẹ. KNS: Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cái Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ Kĩ năng thể hiện tình yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: GV : - SGK HS : - SGK III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? - Điều gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ? - Gv nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành đóng vai tình huống theo tranh: - Chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ: nhóm 1 đóng vai theo tình huống tranh 1, nhóm 2, 3 đóng vai theo tình huống tranh 2 - Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu . - Kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm , chăm sóc ông bà , cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu , ốm đau . - Nêu yêu cầu bài tập . - Khen những hs đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn . - Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập. - Gv gợi ý giúp đỡ hs trình bày. Kết luận : - Ông bà cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người . - Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà , cha mẹ. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Tại sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Liên hệ bài giáo dục hs. - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị : Biết ơn thầy giáo, cô giáo. ------------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU Biết thêm một số từ ngữ nói về ý nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2) , viết đoạn văn (BT3) có sử dụng từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. - Đối với HS giỏi cần biết thêm: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm. - GD Hs có ý chí nghị lực trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ: bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - Tìm những từ chỉ mức độ trắng, mức độ đỏ? - Gv nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Tìm từ ngữ nói lên ý chí nghị lực và những thử thách con người cần vượt qua. Bài tập 1: a) Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người: - GV nhận xét và đính bảng phụ: quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, vững tâm. b) Những thử thách đối với ý chí, nghị lực: - GV nhận xét và đính bảng phụ: khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, ghềnh thác, chông gai. *Bài tập 2 - HS đặt 2 câu với từ tìm được ở bài tập 1 (một từ nhóm a, một từ nhóm b). * Ví dụ1: Nhờ quyết tâm học tập, bạn Hoa đã được thầy cô khen. * Ví dụ 2: Con đường đến với học vấn là con đường gian nan. - GV nhận xét chốt lại *Bài tập 3: - GV nhắc HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của bài. - Có thể kể về một người mà em biết (đọc sách báo, người hàng xóm) * VD: Bạn Hoà lớp em viết chữ rất xấu. Cô và các bạn đông viên bạn Hoà tập viết. Sau mấy tháng, chữ Tùng đã đẹp hẳn lên. Kiểm tra học kì I, môn Chính tả bạn ấy được cô khen tiến bộ. Mẹ Tùng khen: Có chí thì nên, có công mài sắt, có ngày nên kim. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét và chốt lại. - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị: Câu hỏi và dấu chấm hỏi. ------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN LUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS có thể kể lại chuyện trong SGK hoặc nghe GV đọc hoặc nghe GV kể một câu chuyện rồi kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - GDHS tự tin trong trình bày II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Một số truyện viết về nghị lực (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Bài mới Giới thiệu bài: GV Nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài - Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. - Yêu cầu 4 hs nối tiếp đọc các gợi ý. - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs : + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). + Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho hs thi kể trước lớp. - Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. --------------------------------------------------- Thứ 4, ngày 11 tháng 11 năm 2015 TẬP ĐỌC VĂN HAY CHỮ TỐT I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. (trả lời câu hỏi trong SGK). - GDHS biết kiên trì, quyết tâm, rèn luyện trong học tập cũng như trong cuộc sống KNS: - Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Đặt mục tiêu - Kiên định II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh học bài đọc. - Một số tập học sinh viết đẹp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Luyện đọc: - Gọi 1 hs giỏi đọc bài. (chia bài 3 đoạn) - HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài + Đoạn 1: Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng. + Đoạn 2: Tiếp theo đến ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. + Đoạn 3: Phần còn lại. + Kết hợp giải nghĩa từ: khẩn khoản, huyện đường, ân hận - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng từ tốn, phân biệt lời các nhân vật. 2. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu hs đọc thầm bài để trả lời câu hỏi. - Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? Gv nói: Mặc dù bài văn của ông viết rất hay những chữ ông viết quá xấu, thầy đọc không được nên bị điểm kém. - Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà hàng xóm viết đơn? - Gọi HS đọc đoạn 2. Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận? - Gv nói: Vì chữ xấu nên dù văn ông viết có cũng không thể giúp bà cụ được. - Gọi HS đọc đoạn 3 - Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào ? - Tìm đọan mở bài, thân bài, kết luận của truyện? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn đọc diễn cảm. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thuở đi họcsẵn lòng. - GV đọc mẫu HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em hãy nêu nội dung chính của bài. - Câu chuyện khuyên các em điều gì? - Liên hệ truyện để giáo dục học sinh. ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh đọc tốt. - Chuẩn bị bài Chú Đất Nung. ------------------------------------------------------ TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 - HS làm được các bài tập 1; 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Khởi động Bài cũ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD đặt tính: GV viết bảng: 258 x 203 258 258 x 203 x 203 774 774 000 516 516 52374 52374 - GV hướng dẫn HS chép vào vở, lưu ý: viết 516 lùi vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm trên bảng con. - GV cần lưu ý: Yêu cầu kiểm tra kĩ từ tích riêng viết có đúng cột, hàng trước khi cộng tích chung. - Gv nhận xét. Bài tập 2: - Mục đích của bài này là củng cố để HS nắm chắc vị trí viết tích riêng thứ hai. - Sau khi HS chỉ ra phép nhân đúng (c), GV hỏi thêm vì sao các phép nhân còn lại sai. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu HS nói lại cách đặt tính nhân số có 3 chữ số. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. - Chuẩn bị bài: Luyện tập --------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Đối với HS khá giỏi: Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay. - Tích cực, tự giác trong học tập, biết lắng nghe và tiếp nhận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bài viết của HS. - Bảng phụ ghi tóm tắt lỗi làm bài của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. - Gọi hs đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ) HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét đánh giá chung bài làm của hs: - Cho hs nêu lại yêu cầu đề bài - GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của việc nắm yêu cầu đề, dàn bài, diễn đạt, lỗi chính tả, từ, câu + GV nêu một số bài viết đúng yêu cầu, lời văn hay, hấp dẫn, ý mạch lạc. + GV nêu một số lỗi chung của hs mắc phải trong bài viết. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV phát bài cho cả lớp - GV yêu cầu hs đọc lại bài viết và lời nhận xét của gv. - Y/c hs tự sửa lại những lỗi sai mà gv nêu - Cho hs tự kiểm tra, sửa lỗi cho nhau. - GV quan sát, hướng dẫn hs còn lúng túng - GV đọc một đoạn hoặc bài văn hay của hs - GV cùng hs trao đổi với nhau điểm hay của bài viết mà bạn viết - GV yêu cầu hs chọn và viết lại đoạn văn của bạn mà em cho là hay, thích. - Gọi hs đọc đoạn viết vừa viết được - Cho hs so sánh đoạn viết của mình và của bạn (mà mình vừa viết) - GV nhận xét chung và chốt ý. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV nhắc lại một số điều cần lưu ý khi viết văn kể chuyện ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương bài học sinh viết hay. ------------------------------------------------------ LUYỆN TOÁN NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. MỤC TIÊU: - HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN a. Tính 27 x 11 - Gv yêu cầu hs đặt tính, tính kết quả - Gv nói: Hai tích riêng đều là 27. Khi cộng hai tích riêng ta chỉ cộng hai chữ số của số 27 Ta có cách nhẩm: 2 cộng 7 bằng 9 Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297 - Gv yêu cầu hs thực hiện cách nhẩm 27 x 11 - Gọi vài hs nhắc lại cách tính. b. Tính 48 x 11 - Dựa vào cách tính nhẩm 27 x 11 ta làm như sau: 4 cộng 8 bằng 12 Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 526. Vậy: 48 x 11 = 526. Chú ý : trường hợp tổng của hai số bằng 10 giống như trên. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. - GV nhận xét sửa chữa (nếu có) Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. - GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy nêu lại cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11? ĐÁNH GIÁ Nhận xét giờ học -------------------------------------------- Thứ 5, ngày 12 tháng 11 năm 2015 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. - Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật. - Tại lớp HS cần làm : Bài 1 ; bài 3 ; bài 5 (a) - GD HS biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn bài tập 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động Bài cũ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con. - GV nhận xét Bài tập 3: - HS làm theo cách thuận tiện nhất. Bài tập 4: (dành choHS khá giỏi) Bài này có 2 cách giải, HS giải cách nào trước cũng được Bài tập 5: - GV đưa bảng phụ có bài tập 5: HS thi đua điền nhanh. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. -------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết chúng (ND ghi nhớ). - Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1 mục III) ; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2 , BT3). - GD HS biết sử dụng câu hỏi một cách phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ có viết sẵn một bảng gồm các cột : câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – dấu hiệu theo nội dung các bài tập 1, 2, 3 ( Phần nhận xét ). - 4, 5 tờ giấy to bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ - Yêu cầu HS làm bài tập 1. - Nêu một trường hợp sử dụng thành ngữ, tục ngữ (nói về ý chí, nghị lực) để nhận xét, khuyên răn. - GV nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm hiều về câu hỏi qua phần Nhận xét: *Bài tập 1: - Viết những câu hỏi có trong bài tập đọc “Người tìm đường lên những vì sao” - Viết vào cột câu hỏi : * Bài tập 2 , 3: HS đọc yêu cầu và trả lời - Yêu cầu HS đọc lại bài Người tìm đường lên các vì sao. - GV ghi kết quả vào bảng Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu 1 - Vì sao quả bong bóng không có cánh mà vẫn bay được ? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi mình - Từ vì sao - Dấu chấm hỏi 1 - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thề? Một bạn học Xi-ôn-cốp-xki -Từ thế nào - dấu chấm hỏi - GV gợi ý cho HS rút ra ghi nhớ. - Qua ba bài tập đã tìm hiểu các em hãy cho biết: câu hỏi dùng để làm gì? Để hỏi ai? - Trong câu hỏi thường có dấu hiều gì? - Khi viết câu hỏi phải viết thế nào? - GV đính phần ghi nhớ lên bảng - Gọi vài hs đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu - Phát phiếu cho từng nhóm trao đổi, thảo luận, ghi lại kết quả. - Nhận xét, đi đến lời giải đúng. Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai ? Từ nghi vấn Bài : Thưa chuyện với mẹ Con vừa bảo gì? Ai xui con thế? Mẹ Cương Mẹ Cương Cương Cương Gì Ai thế Bài : Hai bàn tay Anh có yêu nước không ? Anh có thể giữ bí mật không ? Anh có muốn đi với tôi không ? Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ? Anh sẽ đi với tôi chứ ? Bác Hồ Bác Hồ Bác Hồ Bác Lê Bác Hồ Bác Lê Bác Lê Bác Lê Bác Hồ Bác Lê Có - không Có - không Có - không Đâu Chứ. - GV nhận xét. * Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV chia lớp làm 3 nhóm. Các nhóm thảo luận và viết các câu hỏi vào phiếu. Nhật xét chốt lại. 1. Về nhà bà cụ kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. -> Về nhà bà cụ làm gì? + Vì sao Cao Bá Quát ân hận ? + Chuyện gì đã làm Cao bá Quát vô cùng ân hận ? * Bài tập 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu BT3. HS tự đặt câu hỏi về mình. - Nhận xét đúng sai từng câu . +Vì sao mình không giải được bài tập này ? + Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì nhỉ ? + Không biết mình để quyển Đô-rê-mon ở đâu ? - Cho hs thi đua đặt câu hỏi. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Làm lại bài tập 2. - Chuẩn bị : Luyện tập về câu hỏi. --------------------------------------------------------- LTV - TẬP ĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Luyện đọc: - Gọi 1 hs giỏi đọc cả bài. - Yêu cầu hs đọc nối tiếp, kết hợp giải nghĩa từ: khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ. - Bài chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Bốn dòng đầu. + Đoạn 2: Bảy dòng tiếp. + Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo + Đoạn 4: Ba dòng còn lại. - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm bài văn HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc diễn cảm Đọc một đoạn trong bài: “Từ nhỏ, . trăm lần.” - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Câu chuyện giúp em hiểu gì? - Em hãy nêu nội dung chính của bài. ĐÁNH GIÁ - Qua bài học, em học hỏi được điều gì ở ông Xi-ôn-cốp-xki? - Liên hệ giáo dục hs. ----------------------------------------------- Thứ 6, ngày 13 tháng 11 năm 2015 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. - HS làm bài tập: Bài 1; bài 2 (dòng 1) ; bài 3. - GD tính cẩn thận trong làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK - Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng, một số đơn vị đo diện tích. - HS : SGK, vở toán, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động Bài cũ - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học Luyện tập chung. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gọi HS dọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài vào SGK. - GV nhận xét sửa sai. Bài 2: HS chỉ làm dòng 1 của bài. - GV viết 3 bài tính lên bảng, gọi 3 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét sửa sai. Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. - Yêu cầu HS tính vào vở bằng cách thuận tiện nhất. Gọi lần lượt HS trình bày cách tính và nêu kết quả. - GV nhận xét. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. - Về làm lại những bài tập đã làm sai. - Chuẩn bị bài chia một tổng cho một số. ------------------------------------------------------ TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN. I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện) ; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện đó để trao đổi với bạn. - GD HS mạnh dạn tự tin khi kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK - Bảng phụ kẻ sẵn 3 đề bài như ở SGK. - HS : SGK, vở bài tập TV4 T1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động : Hát 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Xác định đề bài văn kể chuyện: Bài 1: - Gọi hs đọc 3 đề bài. (ghi sẵn ở bảng phụ) - Gv nêu yêu cầu” Trong 3 đề trên thì đề nào thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao? - Nhận xét. Bài 2: - Gọi hs đọc nội dung đề bài. - Gv yêu cầu hs chọn đề bài theo nhóm và lập dàn ý theo chuyện đó. - Cho hs kể cho nhau nghe câu chuyện mà nhóm mình chọn. - Gọi hs kể trước lớp . - Cả lớp nhận xét về cách kể của bạn. Bài 3: - GV nêu yêu cầu đề bài - Cho hs trao đổi theo từng nhóm về: nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện và cách mở bài, kết bài. - Gọi lần lượt đại diện của từng nhóm nhắc lại tên câu chuyện mà nhóm vừa kể, trả lời câu hỏi SGK - Gv nhận xét chung và cho hs quan sát và đọc lại bảng tóm tắt dàn bài chung văn kể chuyện. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Trao đổi ý nghĩa của câu chuyện bạn vừa kể. 1. Văn kể chuyện: Kể lại một chuổi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật, có ý nghĩa. 2. Nhân vật: Là người, con vật, vật được nhân hoá, có hình dáng, hành, lời nói ý nghĩthể hiện được tính cách. 3. Bố cục: Có mở bài, thân bài và kết luận, mở bài trực tiếp hay gián tiếp, kết bài tự nhiên hay mở rộng. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thế nào là văn kể chuyện? - Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ - Nhận xét chung tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. ------------------------------------------------------- HĐNGLL NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Hoạt động nhằm: - Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS. - Góp phần thay đổi hành vi của HS và cán bộ, viên chức nhà trường trong công tác môi trường và bảo vệ môi trường. - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nơi công cộng. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS. - GD ý thức bảo vệ môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, ảnh, clip về sự ô nhiễm môi trường. - CD các bài hát về môi trường. - Các trò chơi môi trường cho các lứa tuổi tiểu học. - Phần thưởng trong tổ chức trò chơi. - Trang âm và các thiết bị phục vụ cho “ngày hội Môi trường”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Bài cũ Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1) Chương trình ca nhạc chào mừng. 2) Tuyên bố lí do 3) Trường ban tổ chức phát biểu khai mạc; Công bố nội dung chương trình, Giới thiệu thành phần BGK cho từng nội dung thi và vị trí, địa điểm dành cho mỗi ND. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - ND 1: Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề Bảo vệ môi trường. - ND 2: Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề Bảo vệ môi trường. Các BGK tổ chức cho các đội thi thực hiện các hoạt động theo đăng kí. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Trường ban giám khảo nêu ý nghĩa của hoạt động công bố kết quả các nội dung thi và mời các đại biểu lên trao tặng phần thưởng, quà lưu niệm của “Ngày hội Môi trường” cho các đội thi. - Văn nghệ mừng thành công của “Ngày hội Môi trường”. - Tuyên bố bế mạc ngày hội. ĐÁNH GIÁ Nhận xét chung về hoạt động ________________________________________ SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 13 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 13 GV: Kế hoạch tuần 14 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 13: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 14: 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 13, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Tiếp tục phát động thi đua chào mừng ngày 20-11 5. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. _______________________________ Ngày tháng 11 năm 2015 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
giao_an_lop_4_vnen_tuan_13_dinh_ngoc_tu.doc