Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 14 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 14 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 14 - Đinh Ngọc Tú
Thứ 2, ngày 16 tháng 11 năm 2015 Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Chàng kị sĩ, ông Hòn Đất, chú bé Đất). - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Giáo dục học sinh tự nhận thức về bản thân và thể hiện sự tự tin *KNS: Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân ; Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc. - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 135. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động KTBC: Đọc bài “Văn hay chữ tốt” 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Luyện đọc: - 1 HS đọc bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: (xem SGV) *Tìm hiểu bài: Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì? Các đồ chơi của Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? Vì sao chú Đất lại ra đi ? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? Ông Hòn Rấm nói gì khi chú lùi lại ? Vì sao chú Đất quyết định trở thành Đất Nung ? Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng? Vì sao? Ý chính của đoạn cuối bài là gì? Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Đọc diễn cảm: - 4 HS đọc câu chuyện theo vai - HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn văn và cả bài văn. - Nhận xét về giọng đọc HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục. ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. ----------------------------------------- Toán MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết chia một tổng cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 - Giáo dục tính cẩn thận trong làm toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách vở, đồ dùng bộ môn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1) So sánh giá trị của biểu thức Ghi lên bảng hai biểu thức: ( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 HS tính giá trị của hai biểu thức trên SS giá trị (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7? 2) Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên + Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 35 : 7 + 21 : 7? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1a Bài tập yêu cầu làm gì ? - GV ghi lên bảng biểu thức: (15 + 35) : 5 - Hãy nêu cách tính biểu thức trên. GV: Vì biểu thức có dạng là tổng chia cho một số, các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện theo 2 cách như trên - Nhận xét Bài 1b : Ghi biểu thức : 12 : 4 + 20 : 4 Vì sao có thể viết là : 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài sau đó nhận xét và cho điểm HS Bài 2 GV viết ( 35 – 21 ) : 7 Các em hãy thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách. GV giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số . GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. Dặn dò HS làm bài tập. ------------------------------------------ Chính tả CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài văn ngắn. - Làm đúng BT 2a - Giáo dục ý thức trình bày bài viết, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 2a Giấy khổ to và bút dạ, III. HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC: 1. Khởi động KTBC: Viết các từ khó: Khuya, khủy Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN b. Hướng dẫn viết chính tả: Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào ? Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào? Hướng dẫn viết chữ khó: HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. Nghe viết chính tả: Soát lỗi chấm bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2a HS đọc yêu cầu và nội dung. HS hai dãy lên bảng tiếp sức. Nhận xét và kết luận lời giải đúng. HS đọc các câu văn vừa hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. - Viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------- Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2015 Toán CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (Chia hết, chia có dư ) - Bài tập 1 dòng 1, 2; Bài 2. - Giáo dục ý thức trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách vở, đồ dùng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động KTBC: Làm BT tiết trước 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn thực hiện phép chia Phép chia 128 472 : 6 GV viết phép chia, HS thực hiện phép chia. HS đặt tính thực hiện phép chia. Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào ? Cho HS thực hiện phép chia. HS nhận xét bài làm của bạn. Phép chia 128 472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư ? Phép chia 230 859 : 5 Viết phép chia 230859 : 5, HS đặt tính thực hiện phép chia. Phép chia 230 859 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư ? Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì ? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 (Bỏ dòng 3 câu a,b) Cho HS tự làm bài. GV nhận xét Bài 2 HS đọc yêu cầu của bài. HS tự tóm tắt bài toán và làm. Bài 3 HS đọc đề bài. HS làm bài. GV chữa bài HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học Làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------ Đạo đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. GD thái độ và KNS: Kĩ năng thể hiện sự kính trọng lễ phép với thầy cô giáo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: KT bài tập 2. Bài mới Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20- 21) GV nêu tình huống: GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/22) GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập. + Các tranh 1, 2, 4 : thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. Hoạt động 3: *KNS : Kĩ năng thể hiện sự kính trọng lễ phép với thầy cô giáo Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/22) GV chia HS làm các nhóm. Mỗi nhóm lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo. GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4 - SGK/23) Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23) ĐÁNH GIÁ Nhận xét giờ học -------------------------------------------- Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I. MỤC TIÊU: - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn ấy (BT2, BT3, BT4) - Giáo dục HS cách sử dụng câu hỏi trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Khởi động KTBC: KT vở bài tập 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung. Học sinh tự làm bài, phát biểu ý kiến. Sau mỗi học sinh đặt câu GV hỏi: - Ai còn cách đặt câu khác ? Nhận xét, kết luận. Bài 3: HS đọc yêu cầu. Nội dung bài này yêu cầu làm gì? Học sinh tự làm bài Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu. HS đọc lại từ nghi vấn ở bài tập 3. HS nhận xét chữa bài của bạn. GV nhận xét, chữa lỗi. Gọi 1 hoặc 2 HS dưới lớp đặt câu Cho điểm những câu đặt đúng. Bài : HS đọc yêu cầu. Học sinh trao đổi trong nhóm. GV gợi ý : Thế nào là câu hỏi ? ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. Về nhà đặt 3 câu hỏi và 3 câu có từ nghi vấn, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- Kể chuyện BÚP BÊ CỦA AI ? I. MỤC TIÊU: - Dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước - Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: - GDHS Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh minh hoạ truyện trong SGK trang 138. Các băng giấy nhỏ và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC: 1. Khởi động KTBC: KT vở bài tập 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn kể chuyện: 1/ GV kể chuyện : GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rải, nhẹ nhàng. Lời búp Bê lúc đầu tủi thân, sau sung sướng. Lời Lật Đật: oán trách; Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. GV kể chuyện lần 2: vừa kể, vừa chỉ tranh minh hoạ. Hướng dẫn tìm lời thuyết minh. HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho tranh. Nhóm nào làm xong trước thì dán băng giấy ở dưới mỗi bức tranh. Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. HS kể lại truyện trong nhóm. HS kể lại toàn truyện trước lớp. c/ Kể chuyện bằng lời của búp bê. Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào? Khi kể phải xưng hô thế nào? d/ Phần kết truyện theo tình huống. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học Về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG (TT) I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung). - Hiểu nội dung: Chú Đất Nung dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, trong SGK) - Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 SGK. - GDHS sống có ích và biết yêu thương mọi người *KNS: Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân ; Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc. Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 135. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động KTBC: Đọc bài 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Luyện đọc: - HS đọc toàn bài. - HS đọc từng đoạn của bài - Chú ý câu hỏi và câu cảm (Xem SGV) - HS đọc chú giải. - GV đọc mẫu chú ý cách đọc (Xem SGV) Tìm hiểu bài: - Kể lại tai nạn của hai người bột ? - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Đất Nung đã làm gì khi gặp hai người bột bị nạn ? - Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ? - Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì - Đoạn cuối có nội dung chính là gì? - Truyện kể Đất Nung là người như thế nào ? - Câu chuyện nói lên điều gì? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Đọc diễn cảm: - HS đọc theo vai, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ - Dặn HS về nhà học bài. ------------------------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số - Biết vận dụng chia một tổng, hiệu cho một số. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a), bài 4a. - GD ý thức học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách, vở đồ dùng bộ môn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: Làm BT 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn luyện tập Bài 1Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS làm bài. GV chữa bài, yêu cầu các em nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài GV nhận xét Bài 2 HS đọc yêu cầu bài toán. HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Cho HS làm bài. GV nhận xét Cho HS làm bài. Bài 4 HS tự làm bài. HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. Vậy các em hãy phát biểu 2 tính chất trên ? HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- Tập làm văn THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được như thế nào là miêu tả (Nội dung ghi nhớ) - Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong baì thơ Mưa (BT2). - Yêu thích môn học, đam mê viết văn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to ghi nội dung bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: KT bài học thứ 4 Bài mới : Giới thiệu bài : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm hiểu ví dụ : Bài 1: HS đọc đề bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả và phát biểu ý kiến. Bài 2: HS đọc đề bài. Phát phiếu học tập HS trao đổi và hoàn thành. Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu Bài 3: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi Để tả được hình dáng, màu sắc của lá cây sồi, cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? Để tả được chuyện động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? Còn sự chuyển động của dòng nước tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế người viết phải làm gì ? 2. Ghi nhớ : HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1:Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi HS phát biểu. Nhận xét kết luận : Trong truyện “Chú Đất nung” chỉ có một câu văn miêu tả : “Đó là chàng kị sĩ lầu son” Bài 2: HS đọc nội dung đề bài. HS quan sát tranh minh hoạ và giảng Trong bài thơ “Mưa” em thích nhất hình ảnh nào? HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------- Luyện Toán MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết chia một tổng cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1a Bài tập yêu cầu làm gì ? - GV ghi lên bảng biểu thức: (15 + 35) : 5 - Hãy nêu cách tính biểu thức trên. GV: Vì biểu thức có dạng là tổng chia cho một số, các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện theo 2 cách như trên - Nhận xét và Bài 1b : Ghi biểu thức : 12 : 4 + 20 : 4 Vì sao có thể viết là : 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài sau đó nhận xét HS Bài 2 GV viết ( 35 – 21 ) : 7 Các em hãy thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách. GV giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số . GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2015 Toán CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một số cho một tích . - Bài tập cần làm: (Bài 1, 2). - GD ý thức trong học tập và trình bày II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách, vở, đồ dùng bộ môn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: Làm BT SGK 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích *So sánh giá trị các biểu thức 24 : ( 3 x 2 ) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3 - Cho HS tính giá trị của các biểu thức trên. - So sánh giá trị của ba biểu thức? - Vậy ta có : 24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 =24 : 2 : 3 * Tính chất một số chia cho một tích - Biểu thức 24 : ( 3 x 2 ) có dạng như thế nào? - Khi một số chia cho một tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rối lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 Bài tập yêu cầu chúng làm gì? HS tính giá trị của biểu trong bài theo ba cách khác nhau. HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét Bài 2 HS đọc yêu cầu của bài. Viết biểu thức 60 : 15 và cho HS đọc biểu thức. Vì 15 = 3 x 5 nên ta có: 60 : 15 = 60 : ( 3 x 5 ) HS tính giá trị của 60 : ( 3 x 5 ) Vậy 60 : 15 bằng bao nhiêu ? HS làm tiếp các phần còn lại của bài. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học.Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. MỤC TIÊU: - Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (Nội dung ghi nhớ) - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng câu hỏi thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). *Học sinh khá, giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác (BT3, mục III). *GD và KNS - Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp -Lắng nghe tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp phần nhận xét . Các tình huống ở BT2 viết vào những tờ giấy nhỏ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động KTBC: KT bài đã học 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Bài 1: HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất trong truyện " Chú Đất Nung" Tìm câu hỏi trong đoạn văn. Bài 2: HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không thì chúng được dùng để làm gì ? - Câu "Sao chú mày nhát thế?" ông Hòn Rấm hỏi với ý gì ? + Câu "Chứ sao" của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì? Bài 3: HS đọc nội dung. HS trao đổi trả lời câu hỏi. Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì? Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS đọc yêu cầu đề bài, tự làm bài. - Gọi học sinh phát biểu ý kiến, bổ sung cho đến khi nào chính xác. Bài 2: HS đọc yêu cầu. Nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống. Hoạt động nhóm. Đại diện cho mỗi nhóm phát biểu. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài . Yêu cầu học sinh tự làm bài HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------- LUYỆN TV LUYỆN VIẾT BÀI 2 I. Mục tiêu: Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước. GD HS Có ý thức rèn luyện II. Đồ dùng dạy học Vở luyện viết HS III. Hoạt động dạy - học 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 2 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hướng dẫn viết và trình bày GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. 2. Hướng dẫn viết các chữ khó GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Học sinh viết Theo dõi uốn nắn những em yếu HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Chọn một số bài nhận xét Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết ------------------------------------------------ Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2015 Toán CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một tích cho một số . - Bài tập cần làm Bài 1, 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách, vở, đồ dùng bộ môn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Ổn định: 2. KTBC: Làm BT SGK 3. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số: *So sánh giá trị các biểu thức (9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3) ; (9 : 3) x 15 - HS so sánh giá trị của ba biểu thức. (9 x 15) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 *Ví dụ 2 : - GV viết ( 7 x 15 ) : 3 ; 7 x (15 : 3) - So sánh giá trị của các biểu thức. - Vậy ta có ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) *Tính chất một tích chia cho một số HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 HS đọc đề bài, tự làm bài. - Nhận xét bài làm của HS trên bảng. Hãy phát biểu tính chất đó Bài 2 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Ghi ( 25 x 36 ) : 9 HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện, nhất. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ giáo dục ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------- Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (Nội dung ghi nhớ). - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái tróng trường (mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : Giới thiệu bài : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm hiểu ví dụ : Bài 1: HS đọc đề bài. - HS đọc phần chú giải. - GV cho cả lớp quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu cối xay tre để xay lúa. - Bài văn tả cái gì ? - Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì ? + Mở bài trực tiếp là như thế nào ? + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? Bài 2 : HS đọc đề bài. Khi tả một đồ vật cần chú ý điều gì Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HS đọc nội dung bài. Câu văn nào tả bao quát cái trống ? Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ ... rất phẳng. - Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã ... học sinh được nghỉ. ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập ghi lại đoạn mở bài và kết bài. --------------------------------------------------- HĐNGLL CHÚNG EM VIẾT VỀ CÁC THẦY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU - HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình. - Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy viết HS, giấy A4, giấy A0 - Các loại bút vẽ, màu vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi. - Ban tổ chức phổ biến nội dung, kế hoạch và yêu cầu viết báo tường cho HS trước từ 2 - 4 tuần. a) Nội dung: + Viết về thầy cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy cô giáo. + Viết về những kỉ niệm sâu sắc tình thầy trò. + Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện. b) Hình thức thi và trình bày: + Mỗi lớp tham gia dự thi một tờ báo. + Mỗi bài viết trên giấy HS hoặc giấy khổ A4, trình bày sản phẩm trên giấy khổ A0 + Viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí bài báo đẹp. + Các lớp tham gia cử đại diện trình bày ý tưởng tờ báo của mình. c) Thời gian nộp báo sau khoảng 2 tuần, tính từ thời điểm phổ biến yêu cầu. d) Các giải thưởng nên gồm nhiều giải khác nhau nhằm động viên, khuyến khích HS. Ví dụ như: + Giải nhất, giải nhì, giải ba + Giải thưởng dành cho bài viết hay nhất, giải thưởng dành cho tờ báo, bài báo trình bày đẹp nhất, sáng tạo nhất, - Mỗi lớp thành lập một nhóm phụ trách làm báo tường, bao gồm: Chi đội trưởng/Lớp phó phụ trách văn thể, một vài HS trong lớp có năng khiếu về vẽ, viết chữ đẹp, giỏi văn. - HS các lớp chuẩn bị các bài báo và các tiết mục văn nghệ trong hội thi. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Viết báo - HS các lớp viết báo và gửi bài cho Tiểu ban báo tường của lớp mình. - Các tiểu ban lựa chọn, biên tập, trình bày và trang trí tờ báo của lớp mình. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Công bố kết quả và trao các giải thưởng - Trưởng ban tổ chức công bố các giải thưởng cho cá nhân HS ___________________________________________ Sinh hoạt ĐÁNH GIÁ TUẦN 14 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 14 GV: Kế hoạch tuần 15 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 14: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 15: 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 13, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Tổng kết thi đua chào mừng ngày 20-11 5. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. _______________________________ Ngày tháng 11 năm 2015 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_14_dinh_ngoc_tu.doc