Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 21
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 21
TUẦN 21 Thứ hai, ngày 23 tháng 1 năm 2017 Tiếng Việt Bài 21A:NHỮNG CÔNG DÂN ƯU TÚ(tiết 1) I. Mục tiêu: -Đọc – hiểu bàiAnh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 1, 2, 3, 4, 5 củaHoạt động cơ bảntrang 37, 38, 39. III. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa cho người thân nghe. .. .. .. Toán Bài 65:PHÂN SỐ BẰNG NHAU(tiết 2) I. Mục tiêu: Em biết được: - Tính chất cơ bản của phân số. - Phân số bằng nhau. II. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động thực hànhtrang 30, 31. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 31. .. .. .. Giáo dục Lối sống Bài 10:LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI(tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. II. Đồ dùng: - Tranh trong SGK. Thẻ xanh – đỏ. -Một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi đóng vai III. Các hoạt động học: * Khởi động:BVN cho lớp hát. - GV ghi tên bài lên bảng, HS ghi vở tên bài. *) Mục tiêu: - Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). - Việc 2: Chia sẻ mục tiêu trong nhóm. - Việc 3: Chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. Hoạt động cơ bản: 1. Truyện “Chuyện ở tiệm may” SGK/31): - Việc 1: Đọc thầm truyện Buổi học đầu tiên. - Việc 2: Tự trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên? + Nếu là bạn Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? + Nếu là cô thợ may, em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi khi đã nói như vậy? Vì sao? - Việc 1: Nhóm trưởng cho nhóm chia sẻ từng câu hỏi. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: Nhóm thống nhất câu trả lời đúng. Nhóm trưởng chốt lại câu trả lời đúngcủa cả nhóm : + Em đồng ý và tán thành cách cư xử của cả hai bạn. Mặc dù lúc đầu bạn Hà cư xử như thế chưa đúng, nhưng bạn đã nhận ra và sửa lỗi của mình. + Nếu là bạn Hà, em sẽ khuyên bạn là: Lần sau Hà nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may. + Nếu là cô thợ may, em sẽ cảm thấy bực mình, không vui vì Hà là người bé hơn mà lại có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn. - Việc 1: BHT cho lớp chia sẻ từng câu hỏi. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: GV nhận xét, chốt: Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Còn Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến. Vì vậy, chúng ta cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh. 2. Ghi nhớ: - Việc 1: Đọc Ghi nhớ - SGK. - Việc 1: Nhóm trưởngcho từng bạn nêu lại ghi nhớ. B. Hoạt động thực hành: 1. Bài tập 1: - Việc 1: Đọc thầm bài tập 1. - Việc 2: Tự suy nghĩ xem hành vi, việc làm nào nên làm và giải thích vì sao. - Việc 1: Trao đổi cùng bạn về từng hành vi, việc làm. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 1: BHT cho lớp chia sẻ bài tập 1: BHT nêu từng hành vi, việc làm. Từng cặp trình bày. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: GV chốt lại cách ứng xử đúng trong từng hành vi, việc làm: + Hành vi, việc làm a là sai vì dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép. + Hành vi, việc làm b là đúng. Vì chị phụ nữ đó đang mang bầu, không thể đứng lâu được nên chị cần một chỗ ngồi trên xe buýt. + Hành vi, việc làm c là sai vì đó là việc làm không tôn trọng và làm ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. + Hành vi, việc làm d là đúng, vì Lâm đã biết xin lỗi và đỡ em bé dậy. + Hành vi, việc làm đ là sai vì Nam đã trêu đùa quá mức làm cho bạn sợ. 2. Bài tập 2: - Việc 1:Đọc thầm bài tập 2. - Việc 2: Tự suy nghĩ về từng ý kiến. - Việc 1: Nhóm trưởng nêu từng ý kiến,các bạn trong nhóm giơ thẻ xanh – đỏ. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: Nhóm thống nhất câu trả lời đúng. Nhóm trưởng chốt lại câu trả lời đúngcủa cả nhóm: + Đồng ý: c, d. + Không đồng ý: a, b, đ. 3. Bài tập 3: - Việc 1: Đọc thầm bài tập 3. - Việc 2: Suy nghĩ về các biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi,. - Việc 1: Nhóm trưởng nêu từng ý kiến,các bạn trong nhóm giơ thẻ xanh – đỏ. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: Nhóm thống nhất câu trả lời đúng. Nhóm trưởng chốt lại câu trả lời đúngcủa cả nhóm. * Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. - Việc 1: BHT cho lớp chia sẻ bài tập 3: Từng nhóm trình bày. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: GV chốt lại: * Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở: + Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy. + Biết lắng nghe khi người khác đang nói. + Chào hỏi khi gặp gỡ. + Cảm ơn khi được giúp đỡ. + Xin lỗi khi làm phiền người khác. + Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. + Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác. + Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói...... - Việc 4: Cùng nhau trao đổi nội dung vừa học ở Nhịp cầu bè bạn. C. Hoạt động ứng dụng - Thực hiện mục Thực hành trang 33. - Cùng người thân sưu tầm ca dao, tục ngữ, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người. .. .. .. Tiếng Việt Bài 21A:NHỮNG CÔNG DÂN ƯU TÚ(tiết 2) I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? - Tìm được vị ngữ trong câu. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 6 của Hoạt động cơ bản và hoạt động 1, 2của Hoạt động thực hành trang 39, 40, 41. .. .. .. Tiếng Việt Bài 21A:NHỮNG CÔNG DÂN ƯU TÚ(tiết 3) I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng đoạn thơ. - Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, hoặc từ ngữ chứa tiếng có thanhhỏi /ngã. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động3, 4 của Hoạt động thực hành trang 41, 42. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 42. .. .. .. Giáo dục Thể chất NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY” I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây, bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. II. Đồ dùng: - Trên sân trường đã vệ sinh. Còi, bóng, dây nhảy, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tập hợp lớp theo 2 hàng ngang. - Khởi động các khớp: 1 - 2 phút. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần, 4 x 8 nhịp. - GV phổ biến mục tiêu giờ học: 1 - 2 phút. - Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”: 2 - 3 phút. A. Hoạt động thực hành: 1. Bài tập RLTTCB: 12 - 14 phút: - GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để HS nắm được. - HĐTQ điều khiển cả lớp tập. GV quan sát, sửa sai. + Lỗi HS thường mắc: So dây dài hoặc ngắn quá; quay dây không đều, phối hợp giữa tay quay dây và hai chân bật nhảy không nhịp nhàng làm cho dây vướng chân; động tác chụm chân bật nhảy không nhanh gọn hoặc bật nhảy chân trước chân sau. + Cách sửa: Trước khi tập nhảy dây, GV cho HS nhảy không có dây vài lần cho quen, sau đó quay dây chậm để nhảy. Động tác bật nhảy nên nhẹ nhàng, nhanh gọn và có nhịp đệm. - HS tập theo tổ. Tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, sửa sai. 2. Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”:5 - 6 phút: - Việc 1: GV phổ biến luật chơi và làm mẫu. HS quan sát. - Việc 2: HS chơi thử rồi chơi chính thức. GV quan sát, nhắc HS đảm bảo an toàn khi chơi. B. Hoạt động kết thúc tiết học. - Việc 1: HS đứng tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 - 2 phút. - Việc 2: GV cùng HS hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Việc 3: GV nhận xét giờ học: 1 - 2 phút. C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng với người thân ôn lại nội dung nhảy dây vừa học. .. .. .. Thứ ba, ngày 24 tháng 1 năm 2017 Toán Bài 66:RÚT GỌN PHÂN SỐ (tiết 1) I. Mục tiêu: - Em biết cách rút gọn phân số và bước đầu nhận biết được phân số tối giản. III. Các hoạt động học: - HS thực hiện Hoạt động cơ bảntrang 32, 33, 34. .. .. .. Tiếng Việt Bài 21B:ĐẤT NƯỚC ĐỔI THAY(tiết 1) I. Mục tiêu: - Đọc – hiểu bài Bè xuôi sông La. II. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động cơ bảntrang 43, 44, 45. III. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Bè xuôi sông Lacho người thân nghe. .. .. .. Thứ tư, ngày 25 tháng 1 năm 2017 Tiếng Việt Bài 21B:ĐẤT NƯỚC ĐỔI THAY(tiết 2) I. Mục tiêu: - Kể được câu chuyện về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 1, 2của Hoạt động thực hành trang 45, 46. .. .. .. Tiếng Việt Bài 21B:ĐẤT NƯỚC ĐỔI THAY(tiết 3) I. Mục tiêu: -Sửa bài văn miêu tả đồ vật. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 3, 4, 5 của Hoạt động thực hànhtrang 46, 47. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 47. .. .. .. Toán Bài 66:RÚT GỌN PHÂN SỐ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Em biết cách rút gọn phân số và bước đầu nhận biết được phân số tối giản. III. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động thực hànhtrang 34, 35. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 35. .. .. .. Giáo dục Kĩ thuật ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA I. Mục tiêu: - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng tới cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. II. Đồ dùng: - Tranh ảnh các loại rau, hoa...... và một số cây rau hoa thật. III. Các hoạt động học: *Khởi động: - GV ghi tên bài lên bảng, HS ghi vở tên bài. *) Mục tiêu: - Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). - Việc 2: Chia sẻ mục tiêu trong nhóm. - Việc 3: Chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. Hoạt động cơ bản: 1. Tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa: - Liên hệ thực tếvà trả lời câu hỏi: Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển? - Việc 1: Nhóm trưởng cho từng bạn nêu câu trả lời. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: Nhóm thống nhất câu trả lời đúng. Nhóm trưởng chốt lại câu trả lời đúngcủa cả nhóm. - Việc 1: BHT cho các bạn chia sẻ câu trả lời. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: GV chốt: Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây rau, hoa cần có đủ nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng và không khí. 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tới sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa: - Đọc SGKvà trả lời câu hỏi: a. Nhiệt độ: + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? + Nhiệt độ các mùa có giống nhau không? + Hãy kể tên một số cây rau, hoa sống ở các mùa khác nhau? b. Nước: + Cây rau, hoa lấy nước từ đâu? + Tác dụng của nước đối với cây? + Thiếu nước cây sẽ ra sao? c. Ánh sáng: + Cây nhận ánh sáng từ đâu? + Ánh sáng có tác dụng thế nào đối với cây trồng? + Muốn cây sống khỏe mạnh ta phải làm gì? d. Chất dinh dưỡng: + Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây gồm những chất gì? + Cây lấy chất dinh dưỡng từ đâu? + Khi thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ ra sao? e. Không khí: + Tác dụng của không khí với cây trồng? + Phải làm thế nào để đảm bảo không khí cho cây? - Việc 1: Nhóm trưởng cho từng bạn nêu câu trả lời. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: Nhóm thống nhất câu trả lời đúng. Nhóm trưởng chốt lại câu trả lời đúngcủa cả nhóm. a. Nhiệt độ: + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ mặt trời là chủ yếu... + Nhiệt độ các mùa không giống nhau, mùa hè nóng... + Tên một số cây rau, hoa sống ở các mùa khác nhau: Mùa hè có rau muống, rau đay.. Mùa đông có su hào, bắp cải... b. Nước: + Cây rau, hoa lấy nước từ đất, không khí, mưa... + Tác dụng của nước đối với cây: Giúp cây sinh trưởng và phát triển. + Thiếu nước cây sẽ cằn cỗi, khô héo và chết. c. Ánh sáng: + Cây nhận ánh sáng từ mặt trời. + Ánh sáng có tác dụng giúp cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây. + Muốn cây sống khỏe mạnh ta phải trồng cây nơi thoáng mát có đủ ánh sáng... d. Chất dinh dưỡng: + Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây gồm đạm, lân, khoáng, canxi... + Cây lấy chất dinh dưỡng từ đất, nước... + Khi thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, phát triển chậm. e. Không khí: + Tác dụng của không khí với cây trồng: Giúp cây quang hợp, hô hấp.. + Để đảm bảo không khí cho cây ta phải trồng cây đúng khoảng cách, thường xuyên làm đất tơi, xốp... B. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. - Việc 1: BHT cho lớp chia sẻ hoạt động 2: Từng nhóm trình bày. - Việc 2: Nhận xét, bổ sung. - Việc 3: GV chốtlại câu trả lời đúng. - Việc 4: Vài HS đọc Ghi nhớ cuối bài. - Việc 5: Cùng nhau trao đổi nội dung vừa học ở Nhịp cầu bè bạn. C. Hoạt động ứng dụng: - Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tìm hiểu về các loại chất dinh dưỡng mà gia đình em bón cho cây. .. .. .. Khoa học Bài 22:ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG(tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, em: - Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống. - Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 1, 2, 3, 4 của Hoạt động cơ bản trang 8, 9, 10. .. .. .. Lịch sử Bài 7:CHIẾN THẮNG CHI LĂNG VÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ(Thế kỉ XV)(tiết1) I. Mục tiêu: Sau bài học, em cần: - Kể lại được sự kiện chiến thắng Chi Lăng. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 1, 2 củaHoạt động cơ bản trang 10, 11, 12 và hoạt động 1.1, 2 củaHoạt động thực hành trang14, 15. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 15. .. .. .. Thứ năm, ngày 26 tháng 1 năm 2017 Tiếng Việt Bài 21C:TỪ NGỮ VỀ SỨC KHỎE(tiết 1) I. Mục tiêu: - Nhận biết được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả cây cối. - Ứng dụng để viết bài văn miêu tả cây cối. II. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động cơ bảntrang 48, 49 và hoạt động 1, 2 của Hoạt động thực hành trang 50, 51. .. .. .. Địa lí Bài 8:ĐỒNG BẰNG NAM BỘ(tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, em: - Chỉ được trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ và các con sông chính chảy qua đồng bằng. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, dân tộc, nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Nêu được sự thích ứng với thiên nhiên của con người ở đồng bằng Nam Bộ. III. Các hoạt động học: - HS thực hiệnhoạt động 1, 2, 3, 4, 5 củaHoạt động cơ bảntrang 60, 61, 61, 63. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 66. .. .. .. Toán Bài 67:QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁCPHÂN SỐ (tiết 1) I. Mục tiêu: - Em biết cách quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản. III. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động cơ bảntrang 36, 37, 38. .. .. .. Giáo dục Thể chất NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY” I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây, bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. II. Đồ dùng: - Trên sân trường đã vệ sinh. Còi, bóng, dây nhảy, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tập hợp lớp theo 2 hàng ngang. - Khởi động các khớp: 1 - 2 phút. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần, 4 x 8 nhịp. - GV phổ biến mục tiêu giờ học: 1 - 2 phút. - Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”: 2 - 3 phút. A. Hoạt động thực hành: 1. Bài tập RLTTCB: 12 - 14 phút: - GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để HS nắm được. - HĐTQ điều khiển cả lớp tập. GV quan sát, sửa sai. + Lỗi HS thường mắc: So dây dài hoặc ngắn quá; quay dây không đều, phối hợp giữa tay quay dây và hai chân bật nhảy không nhịp nhàng làm cho dây vướng chân; động tác chụm chân bật nhảy không nhanh gọn hoặc bật nhảy chân trước chân sau. + Cách sửa: Trước khi tập nhảy dây, GV cho HS nhảy không có dây vài lần cho quen, sau đó quay dây chậm để nhảy. Động tác bật nhảy nên nhẹ nhàng, nhanh gọn và có nhịp đệm. - HS tập theo tổ. Tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, sửa sai. 2. Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”:5 - 6 phút: - Việc 1: GV phổ biến luật chơi và làm mẫu. HS quan sát. - Việc 2: HS chơi thử rồi chơi chính thức. GV quan sát, nhắc HS đảm bảo an toàn khi chơi. B. Hoạt động kết thúc tiết học. - Việc 1: HS đứng tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 - 2 phút. - Việc 2: GV cùng HS hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Việc 3: GV nhận xét giờ học: 1 - 2 phút. C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng với người thân ôn lại nội dung nhảy dây vừa học. .. .. .. Tiếng Việt Bài 21C:TỪ NGỮ VỀ SỨC KHỎE (tiết 2) I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ: Sức khỏe. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 3, 4, 5, 6, 7 củaHoạt động thực hành trang 51, 52, 53. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 53. .. .. .. Thứ sáu, ngày 27 tháng 1 năm 2017 Toán Bài 67:QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Em biết cách quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản. III. Các hoạt động học: - HS thực hiệnHoạt động thực hànhtrang 38, 39. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiệnHoạt động ứng dụng trang 39. .. .. .. Khoa học Bài21:ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiết 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, em: - Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống. - Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. II. Các hoạt động học: - HS thực hiện hoạt động 5 của Hoạt động cơ bản vàHoạt động thực hànhtrang 10, 11, 12. III. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 12, 13. .. .. ..
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_21.docx