Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 22 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 22 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 22 - Đinh Ngọc Tú
Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2016 TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). - GDHS yêu quý cây trái quê hương II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. - Tranh, ảnh về cây, trái sầu riêng. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Bè xuôi sông La Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH: 2. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm bài đọc HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (sau mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) + Lượt 1: HD phát âm: quyến rũ, vảy cá, lác đác, khẳng khiu. + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê Giải nghĩa thêm: thơm đậm, khẳng khiu. - Bài đọc với giọng như thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm 2. Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1, TLCH: + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? - Y/c hs đọc thầm toàn bài và thảo luận + Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? + Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - Y/c hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài. - Kết luận giọng đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn GV đọc mẫu Y/c hs luyện đọc trong nhóm Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Hãy nêu nội dung bài - Kết luận nội dung đúng (mục I) - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Về nhà tiếp tục luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả; tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng Nhận xét tiết học ---------------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Rút gọn được phân số. Quy đồng được mẫu số hai phân số. II. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập 2. Bài mới Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Luyện tập: Bài 1: Y/c hs thực hiện vở. Bài 2: Muốn biết phân số nào bằng phân số 2/9, chúng ta làm thế nào? -Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp Bài 3: Y/c hs tự làm bài - Gọi hs lên bảng thực hiện qui đồng mẫu số các phân số - Chữa bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra ĐÁNH GIÁ - Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm sao? - Nhận xét tiết học ----------------------------------------=== CHÍNH TẢ (Nghe – viết) SẦU RIÊNG I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập 3 (Kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) - GD ý thức trình bày và rèn luyện chữ viết II. Đồ dùng dạy-học: - 3 bảng phụ viết nội dung BT3 II. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Đọc cho hs viết vào bảng con: mưa giăng, rắn chắc, rực rỡ. - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD hs nghe-viết - Gv đọc bài Sầu riêng (Hoa sầu riêng...tháng năm ta) - Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tìm các từ mình dễ viết sai, lưu ý cách trình bày. - HD hs phân tích lần lượt các từ khó và viết vào B: lác đác, nhuỵ, vảy cá, cuống hoa. - Gọi hs đọc lại các từ khó - Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì? - Y/c hs gấp SGK, đọc từng cụm từ, câu - Đọc lại đoạn đã viết - Chữa bài - Y/c hs đổi vở kiểm tra - Nhận xét HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào VBT - Dán 3 bảng nhóm viết nội dung lên bảng; gọi đại diện 3 dãy lên thi tiếp sức (dùng bút gạch những chữ không thích hợp) - Gọi hs thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả. HTL khổ thơ ở BT 2 - Bài sau: Nhớ-viết : Chợ tết - Nhận xét tiết học ---------------------------------------------------- LUYỆN TOÁN SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. Mục tiêu: - Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số. II. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD hs so sánh hai phân số cùng mẫu số - Hs tự nghiên cứu phần hướng dẫn ở SGK và khám phá kiến thức HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B Bài 2: a) Nhận xét - HD hs thực hiện: so sánh à 1... đưa đến - Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số như thế nào? - HD hs thực hiện: so sánh và 1...đưa đến - Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số như thế nào? b) Cho hs làm bài 2b và nêu kết quả miệng. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------ Thứ 3 ngày 19 tháng 1 năm 2016 TOÁN SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. Mục tiêu: - Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - Nhận biết được một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. II. Đồ dùng dạy-học: Sử dụng hình vẽ trong SGK III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập 2. Bài mới Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD hs so sánh hai phân số cùng mẫu số - Giới thiệu hình vẽ - Vẽ đoạn thẳng AB, chia đoạn AB thành 5 phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần, ta có phân số bao nhiêu? - Lấy đoạn AD bằng ba phần, ta có phân số bao nhiêu? Ghi bảng. - Hỏi: Độ dài đoạn thẳng AC như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AD? - PS như thế nào so với PS ? - PS như thế nào so với PS - Các em quan sát có nhận xét gì về mẫu số, tử số? - Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào? (nếu tử số bằng nhau thì sao? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B Bài 2: a) Nhận xét - HD hs thực hiện: so sánh à 1... đưa đến - Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số như thế nào? - HD hs thực hiện: so sánh và 1...đưa đến - Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số như thế nào? b) Cho hs làm bài 2b và nêu kết quả miệng. ĐÁNH GIÁ - Muốn số sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2) I. Mục tiêu: Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người. KNS*: -Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. - Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết. II. Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng. - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Lịch sự với mọi người - Thế nào là lịch sự với mọi người? - Nêu 1 tình huống được coi là lịch sự - Kiểm tra sự chuẩn bị đóng vai của học sinh. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK) 1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi? 2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã? 3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn? 4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo? 5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. KNS*: Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK) - Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc - Các em hãy thảo luận để phân công đóng vai tình huống trên - Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b. - Cùng hs nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 1. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. - Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó? - Cách cư xử của bạn Linh là đúng hay sai? Vì sao? - Nếu là Linh thì bạn sẽ cư xử như thế nào? - Qua tình huống này, em rút ra điều gì cho bản thân? 2. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người bạn gái đi ngang qua. - Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó? - Nếu bạn đó bị nặng hơn như chảy máu hay té xỉu, bạn sẽ làm gì? - Các em rút ra điều gì ở tình huống này? Kết luận: Những hành vi, những tình huống các em vừa thảo luận là thể hiện cách cư xử lịch sự với mọi người trong giao tiếp. *Hoạt động 3: Thi "Tập làm người lịch sự" - Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 4 bạn. - Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào gợi ý, xây dựng 1 tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. - Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. - Gắn lên bảng lớp + Có một bà già đi chợ về, tay xách 1 giỏ nặng muốn sang đường + Có một em bé bị lạc đang tìm mẹ. - Gọi 2 dãy lên thể hiện. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc. KNS*: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Gọi hs đọc y/c BT 5 - Câu ca dao này khuyên ta điều gì? - Nêu 1 tình huống em đã thể hiện là người lịch sự. ĐÁNH GIÁ - Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? - Bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng. - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận của Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? (ND Ghi nhớ) - Nhận biết được câu câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ? ( BT2). II. Đồ dùng dạy-học: - Hai tờ phiếu khổ to viết 4 câu kể Ai thế nào? (1,2,4,5) trong đoạn văn ở phần nhận xét - Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? (3, 4, 5, 6, 8) trong đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập) III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC - Gọi hs trả lời câu hỏi. + Vị ngữ trong câu biểu thị nội dung gì? Chúng do từ ngữ nào tạo thành ? - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Phần nhận xét : Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung - Các em hãy thảo luận nhóm đôi, tìm các câu kể trong đoạn văn trên. - Gọi hs phát biểu ý kiến Kết luận: Các câu 1-2-4-5 là các câu kể Ai thế nào? Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c của bài - Các em hãy xác định CN của những câu văn vừa tìm được. - Dán bảng 2 bảng nhóm đã viết 4 câu văn, gọi hs lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phân CN trong mỗi câu. Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c - CN trong các câu trên cho biết điều gì? - CN trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ? Kết luận: CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN. CN của câu 1 do Dt riêng Hà Nội tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành. - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/36 . - Để khắc sâu kiến thức, các em chuyển sang phần uyện tập. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gọi hs đọc nội dung và phần chú giải - Các em hãy đọc thầm đoạn văn, xác định các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, sau đó xác định CN của mỗi câu. - Gọi hs phát biểu - Dán bảng phụ đã viết 5 câu văn. Gọi hs lên bảng xác định CN trong câu. - Các câu còn lại : + Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước đẹp làm sau! ( Không phải là câu kể mà là câu cảm, các em sẽ học sau) + 5. Cái đầu // tròn. (và) hai con mắt // long lanh như thuỷ tinh. (Có hai cụm Chủ – vị) + Chú đậu trên cành lộc vừng ngã dài trên mặt hồ. ( Là câu kể Ai làm gì?) Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây, có dùng một số câu kể Ai thế nào? Không nhất thiết tất cả các câu em viết trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào? - Gọi hs đọc đoạn văn và nói rõ các câu kể Ai thế nào trong đoạn. - Cùng hs nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết tốt. ĐÁNH GIÁ - Gọi hs nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. - Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn Nhận xét tiết học --------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN CON VỊT XẤU XÍ I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn caâu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. - GDHS biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa trong bộ ĐDDH. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Gọi hs lên bảng kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết. - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - Y/c hs quan sát tranh minh họa, đọc thầm nội dung bài KC trong SGK HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. GV kể chuyện - Kể lần 1 giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng, tâm trạng của thiên nga. - Kể lần 2 và chỉ tranh minh họa 2. HD hs thực hiện bài tập Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng. - Gọi hs đọc y/c của BT - Treo 4 tranh minh họa lên bảng theo thứ tự sai như SGK - Gọi hs lên bảng sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Gọi hs đọc yêu cầu của BT 2,3,4. - Các em hãy kể trong nhóm, mỗi em kể 1 tranh, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện. - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Y/c hs đặt câu hỏi khác cho bạn . - Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn muốn nói với các em. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2016 TẬP ĐỌC CHỢ TẾT I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một vài câu thơ yêu thích). - GDHS yêu quý và trân trọng các giá trị văn hóa quê hương. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh chợ tết. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: 1) Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? 2) Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? - Nhận xét 1. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ ( 4 dòng thơ là 1 đoạn) + Lượt 1: HD phát âm: mây trắng, nóc nhà gianh, cô yếm thắm, núi uốn mình + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ: ấp, the, đồi thoa son. - HD hs cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ. - Bài thơ đọc với giọng như thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - Đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? - Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? - Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung? - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Gọi hs đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài thơ - Y/c hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng - Kết luận giọng đọc và những từ ngữ cần nhấn giọng (mục 2a) - HD hs đọc diễn cảm và HTL 1 đoạn + Đọc mẫu + Y/c hs luyện đọc theo cặp + Tổ chức thi đọc diễn cảm - Y/c hs nhẩm bài thơ - Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay, thuộc tốt. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Bài thơ nói lên điều gì? - Kết luận nội dung đúng (Mục I) - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - So sánh được một phân số với 1. - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. II. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Gọi hs lên bảng điền dấu , + thích hợp vào chỗ trống - Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Y/c hs thực hiện B Bài 2: Y/c hs nhắc lại khi nào phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1 - Gọi hs lên bảng làm bài Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? - Y/c hs tự làm bài HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu ta làm sao? ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học ------------------------------------------ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1). - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). - GDHS thói quen quan sát và diễn tả II. Đồ dùng dạy-học: - 3 bảng nhóm kẻ bảng thể hiện nội dung các BT1a, b để các nhóm làm việc - Bảng viết sẵn lời giải BT1d, e. Tranh, ảnh một số loài cây. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Gọi hs đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1 và làm bài trong nhóm đôi trên phiếu - Gọi các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. b)Các giác quan Thị giác (mắt) Khứu giác (mũi) Vị giác (lưỡi) Thính giác (tai) c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì? Nhân hóa 1) Bài Bãi ngô: - Búp ngô non núp trong cuống lá. - Bắp ngô chờ tay người đến bẻ. 2) Bài Cây gạo: - Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín vung mà cười... - Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân. - Cây gạo trở về với dáng trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành. d) Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể? e) Theo em, miêu tả một loài cây có đặc điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Treo tranh, ảnh một số loài cây. - Gọi hs trình bày kết quả quan sát. - Cùng hs nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học LUYỆN TV LUYỆN VIẾT BÀI 10 I. Mục tiêu: Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước. GD HS Có ý thức rèn luyện II. Đồ dùng dạy học Vở luyện viết HS III. Hoạt động dạy - học 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 10 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hướng dẫn viết và trình bày GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. 2. Hướng dẫn viết các chữ khó GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Học sinh viết Theo dõi uốn nắn những em yếu HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Chọn một số bài nhận xét Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết ---------------------------------------------- Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2016 TOÁN SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ I. Mục tiêu: Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. II. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? 2. Bài mới Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD hs so sánh hai phân số khác mẫu số - Viết bảng . Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? - So sánh hai phân số tức là so sánh hai phân số khác mẫu số. - Các em hãy thảo luận tìm cách so sánh hai phân số này với nhau? - Nhận xét cách giải quyết của hs *Hoạt động cả lớp - Cách 1: Đưa ra 2 băng giấy như nhau: Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? + Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? - Hãy so sánh độ dài của băng giấy và băng giấy - Hãy viết kết quả so sánh 2 phân số trên Cách 2: Y/c hs qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số. - Dựa vào hai băng giấy, chúng ta đã so sánh được hai phân số . Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số, mẫu số lớn. Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu khác mẫu số người ta thường làm theo cách 2. - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm sao? - Gọi hs đọc phần ghi nhớ trong SGK/121 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS làm vào vở . Bài 2: Y/c hs tự làm bài - Gọi hs nêu cách làm và lên bảng thực hiện HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta làm sao? - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên hoan đến cái đẹp (BT4). - GDHS yêu quý cái đẹp II. Đồ dùng dạy-học: - Một vài bảng nhóm viết nội dung BT1-2 - Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B BT4 (các câu có chỗ trống để điền thành ngữ). Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A để gắn các thành ngữ vào chỗ trống thích hợp trong câu. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Gọi 2 hs đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy thảo luận để hoàn thành bài tập này (Phát bảng nhóm cho 3 nhóm) - Gọi các nhóm lên dán bảng nhóm và trình bày. a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em thảo luận để hoàn thành bài tập - Gọi đại diện các nhóm trình bày a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người Bài 3: Các em hãy đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT1 hoặc 2 - Gọi hs đọc câu mình đặt - Y/c hs viết 1-2 câu vào vở - Nhận xét nhanh câu của từng hs Bài 4: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài vào VBT - Mở bảng phụ đã viết sẵn vế B của bài, đính bên cạnh các thẻ ghi các thành ngữ ở vế A, mời hs lên bảng làm bài - Cùng hs nhận xét - Gọi hs đọc lại bảng kết quả HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Các em hãy ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa được học. - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------ KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu Giúp HS: -Nêu được ví dụ của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,) II. Đồ dùng dạy học -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau. -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống. -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK. -Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC -GV gọi HS lên kiểm tra bài. +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí. +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD. -Nhận xét. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh. -Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm. -Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng. +Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ? Giới thiệu bài: Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta không những chỉ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây ra rất nhiều điều bất tiện. Âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 1. Vai trò của âm thanh trong cuộc sống -Tổ chức cho HS hoạt động. -Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. -Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp. -GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,.. 2. Em thích và không thích những âm thanh nào? -GV giới thiệu hoạt động: Âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích nhưng người kia lại không thích. Các em thì sao ? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ? -Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp. -Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích và 1 âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích tại sao. -Nhận xét, khen ngợi những HS biết đánh giá âm thanh. -GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp. 3. Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh -GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào? -GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi mà các em thích. -GV hỏi: +Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ? +Hiện nay có những cách ghi âm nào ? Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe. -Gọi HS đọc mục bạn cần biết thứ 2 trang 87. -GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa” -GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau. -Tổ chức cho các nhóm biểu diễn. -Tổng kết: Nhóm nào tạo ra được nhiều âm thanh trầm bỗng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”. -Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn. ĐÁNH GIÁ -Chuẩn bị bài tiết sau. -Nhận xét tiết học. --------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết so sánh hai phân số. II. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm sao? - Gọi hs lên bảng thực hiện: so sánh - Nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS làm vào vở Bài 2: Ghi câu a lên bảng, y/c hs tìm 2 cách so sánh - Kết luận: có 2 cách so sánh: + Qui đồng mẫu số các phân số rồi so sánh + So sánh với 1 - Y/c hs tự làm theo cách qui đồng mẫu số rồi so sánh. *HD hs cách so sánh với 1 - Hãy so sánh từng phân số trên với 1. Bài 3: Ghi bảng câu a - Y/c hs qui đồng mẫu số rồi so sánh - Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên? - Em có nhận xét gì về 2 mẫu số? - Qua nhận xét trên, em rút ra kết luận gì về so sánh hai phân số cùng tử số? b) Y/c hs nêu kết quả. ĐÁNH GIÁ - Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm sao? - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2). - GDHS thói quen quan sát sự vật II. Đồ dùng dạy-học: - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn) III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Gọi hs đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1 - Các em hãy đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ trao đổi cùng bạn bên cạnh để phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Gọi hs phát biểu ý kiến - Dán tờ phiếu viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn lên bảng, gọi hs nhìn phiếu đọc. a) Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi) b) Đoạn tả cây sồi (Lép Tôn-xtôi) Bài tập 2: Các em hãy đọc y/c của bài, suy nghĩ, chọn một bộ phận (lá, thân hay gốc) của cái cây em yêu thích. - Em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây? - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs đọc to đoạn văn mình vừa viết. - Cùng hs nhận xét, một số đoạn viết hay. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở. Đọc 2 đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn - Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học --------------------------------------------------------------- KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS : - Nêu được ví dụ về tác hại tiếng ồn. - Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống. - Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học -Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn. -Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK. -Các tình huống ghi sẵn vào giấy. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC -Gọi HS lên KTBC: +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ? +Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ? -Nhận xét. 3. Bài mới -GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích. + Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ. -GV hỏi: +Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó ? Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Chúng là loại tiếng ồn có tác hại.Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn ? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay. 1. Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. -Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi: +Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ? +Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ? -GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS. -Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp. -GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ? -Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. 2. Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. -Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi: +Tiếng ồn có tác hại gì ? +Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? -GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. -Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả -Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả. -Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính. 3. Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn -Cho HS thảo luận cặp đôi. -Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. -Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. -GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng. -Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai” -GV đưa ra tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?. -Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai. -GV cho HS nhận xét và tuyên dương. ĐÁNH GIÁ -Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu. -Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- HĐNGLL TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG “MỜI BẠN VỀ THĂM QUÊ TÔI” I. MỤC TIÊU - HS trình bày được những hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của quê hương mình. - Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể. - Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước; tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương. II. CHUẨN BỊ *Đối với GV: Phổ biến cho HS nắm được: - Nội dung: Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về các truyền thống tốt đẹp của quê hương; về con người quê hương; về các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. - Hình thức: Thi thi hùng biện theo đội, nhóm. + Phần 1: Chào hỏi (giới thiệu về đội, nhóm dự thi). + Phần 2: Phần thi hùng biện: Đại diện đội, nhóm sẽ cử ra 1 cá nhân diễn thuyết theo nội dung đã thống nhất hoặc mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau. + Phần 3: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm trong phạm vi chủ đề “Mời bạn về thăm quê tôi”. - Thời gian thi theo nhóm trong vòng: 12 - 15 phút. - Tiêu chí chấm điểm: Thang điểm 10 - Thành phần Ban giám khảo gồm từ 3 - 4 người. - Các giải thưởng - Kiểm tra sự chuẩn bị và tập luyện của các nhóm. *Đối với HS: - Phân công trách nhiệm từng thành viên trong nhóm. tập luyện. - Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Giới thiệu nội dung hoạt động 2. Tiến hành hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Phần mở đầu - Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề cuộc thi. - Giới thiệu nội dung, chương trình và thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi. * Tiến hành cuộc thi - MC giới thiệu các đội thi. Các đội thi giới thiệu thành phần dự thi của đội mình. - MC yêu cầu đại diện các đội bốc thăm lựa chọn thứ tự thi. - Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi của đội mình theo thứ tự đã bốc thăm. - Ban giám khảo cho điểm và tổng hợp kết quả cho từng đội. ĐÁNH GIÁ - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Công bố kết quả cuộc thi. - MC mời cá nhân đạt giải hùng biện hay nhất và đại diện các đội đạt giải lên nhận thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp. _____________________________ SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 22 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 22 GV: Kế hoạch tuần 23 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 22: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 23: 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 22, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. ___________________________________ Ngày tháng 1 năm 2016 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_22_dinh_ngoc_tu.doc