Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 24 - Đinh Ngọc Tú

doc 23 trang vnen 13/11/2023 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 24 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 24 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 24 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 15 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
-Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
-Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 *GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị, nhận biết được những việc làm đúng đắn về an toàn giao thông 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về an toàn giao thông. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động
Bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ.
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- GVNX 
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: 
Cho HS quan sát tranh : ? Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
Hôm nay các em sẽ được học bản tin vẽ về cuộc sống an toàn . Vậy nội dung của bản tin như thế nào ? cách đọc bản tin ra sao ? Các em sẽ tìm hiểu qua bài :Vẽ về cuộc sống an toàn.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV chia đoạn.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn.
+ GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. 
+ Luyện đọc từ khó : UNICEF (Là tên viết tắt của Tổ chức Thiếu niên, nhi đồng của Liên hợp quốc)
+HD đọc câu dài: “ UNICEF Tiền phong/chủ đề/”
“Các hoạ sĩ tai nạn/ hội hoạ/ bất ngờ.”
- GV đọc mẫu toàn bộ bản tin. 
3. Tìm hiểu bài 
Kĩ năng xác định giá trị, nhận biết được những việc làm đúng đắn về an toàn giao thông 
 -Yêu cầu HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
*PP: thảo luận nhóm /KT trình bày ý kiến cá nhân . 
- Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? 
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?	
- Điều gì cho thấy thiếu nhi có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao óc thẩm mĩ của các em ?
KT đặt câu hỏi : 
-Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
-Bài đọc có nội dung chính là gì?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luyện đọc diễn cảm.
- GV giới thiệu đoạn đọc diễn cảm đoạn: “ Được phát động từ  Kiên Giang “
- GV NX 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV cho HS nêu lại nội dung bài 
GDKNS: Chúng ta luôn có nhận thức đúng về an toàn giao thông , biết vận động mọi người tham gia tốt luật giao . 
ĐÁNH GIÁ
- Chuẩn bị: Đoàn thuyền đánh cá.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
----------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
-GVYCHS làm BT1/ 128
-Nhận xét phần sửa bài
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HDHS làm bài tập
Bài 1: Tính (theo mẫu)
-GV nêu Ví dụ và HD làm theo mẫu.3 + 
-YCHS làm BT vào PHT
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 3: 
-GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ nhật.
-Cho cả lớp làm vào vở.
-HS nêu cách làm và kết quả.
-GV chữa bài 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-Muốn cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể làm ntn?
-GV giáo dục Hs cẩn thận khi làm bài 
ĐÁNH GIÁ
-HS về xem lại các bài tập
-Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số.
-Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. MỤC TIÊU
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài chính tả văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả 2b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động 
Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết lại vào vở nháp những từ đã viết sai tiết trước. 
-Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
-Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
-Đoạn văn nói điều gì? 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: hoả tuyến, ngã xuống, hội hoạ. 
-GVNX.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
-Nhắc cách trình bày bài
-Giáo viên đọc cho HS viết 
-Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HS làm bài tập chính tả 
-Bài tập 2b.
GVNX chốt lời giải đúng.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nhắc lại nội dung học tập
-GV giáo dục HS Có ý thức rèn chữ viết đúng.
ĐÁNH GIÁ
-Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
-Chuẩn bị tiết sau: Nghe-viết: Khuất phục tên cướp biển
-Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
HS tự khám phá để tìm ra cách trừ hai phân số cungfd mẫu số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- HS tự nghiên cứu SKG
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
-YCHS làm vở nháp 
-GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài tập 2a,b:
- GV YCHS làm vào vở BT
-GV lưu ý: Có thể rút gọn trước khi trừ. 
-GV nhận xét.
ĐÁNH GIÁ : 
-Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016
 TOÁN
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
Biết trừ hai phân số cùng mẫu số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
-HS lên bảng làm bài tập . 
-GV nhận xét. 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Phép trừ phân số. 
2. Hướng dẫn phép trừ phân số 
-GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị sẵn, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. cắt lấy 5 phần. Còn bao nhiêu phần của băng giấy. 
-Cho HS cắt lấy từ băng giấy, đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. Còn lại bao nhiêu phần băng giấy? 
-Có băng giấy cắt lấy còn lại băng giấy.
Hoạt động 2: Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số. 
Ghi bảng: - . Hãy thực hiện phép trừ để được kết quả .
GV NX hỏi: Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: 
-GV cho HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
-YCHS làm vở nháp 
-GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài tập 2a,b:
- GV YCHS làm vào vở BT
-GV lưu ý: Có thể rút gọn trước khi trừ. 
-GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu cách trừ 2 phân số 
-GV giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
ĐÁNH GIÁ : 
-HS về học bài, xem lại các bài tập
-Chuẩn bị bài sau: Phép trừ phân số (tiếp theo).
-Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU :
- Biết được vì sao phải bảo vệ , giữ gìn các công trình công cộng .
- Nêu được một số việc can làm để bảo vệ các công trình công cộng .
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương . 
*HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn can bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng . 
*GDKNS: Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương . 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
GV : - SGK 
 - Phiếu điều tra dành cho HS
HS : - SGK
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng 
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng? 
- Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ? 
GV nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài :
Kể một số công trình công cộng mà em biết ? 
Để các em có ý thức tốt về việc bảo vệ các công trình công cộng thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Giữ gìn các công trình công cộng ( T2 )
2. Báo cáo về kết quả điều tra
 Mục tiêu: HS biết thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương
* Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương . 
 -GV hướng dẫn 
Kĩ thuật trình bày một phút . 
GV rút ra kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Bày tỏ ý kiến (bài tập 3 SGK)
*Mục tiêu: Hs biết bày tỏ ý kiến về việc giữ gìn các công trình công cộng
-GV HD HS bày tỏ thái độ và NX.
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
*Kết luận : 
+ Các ý kiến (a) là đúng .
+ Các ý kiến (b) , (c) là sai .
2. Kể chuyện các tấm gương.
*Mục tiêu: HS biết sưu tầm và kể chuyện về những tấm gương biết giữ gìn các công trình công cộng.
 -YC HS kể chuyện các tấm gương, các mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
* Phương pháp đóng vai / kĩ thuật giao nhiệm vụ
GVNX tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc ghi nhớ trong SGK 
GV giáo dục HS tích cực giữ gìn vệ sinh nơi công vộng.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
ĐÁNH GIÁ
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU
- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn (BT1, mục III); Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DÂY HỌC
Bảng phụ viết ghi nhớ.
Anh gia đình của mỗi HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động 
Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
- YCHS làm BT4/52
- GV nhận xét
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Câu kể Ai là gì?
2. Nhận xét
a) Yêu cầu 1: Tìm câu dùng để giới thiệu, để nhận định trong 3 câu in nghiêng. 
- GV nhận xét.
b) Yêu cầu 2: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( Cái gì? con gì?) ; bộ phận nào TLCH là gì? ( là ai, là con gì?)
GV chốt lại lời giải đúng. 
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?
-Câu 1: Ai là Diệu Chi?
 + Đây là ai?
-Câu 2: Ai là HS  Thành Công?
 + Bạn Diệu Chi là ai? 
-Câu 3: Ai là hoạ sĩ nhỏ tuổi?
 + Bạn ấy là ai?
c) Yêu cầu 3: Phân biệt kiểu câu Ai – là gì và kiểu câu Ai – thế nào?, Ai- làm gì?. 3 kiểu này khác nhau ở bộ phận nào?
GV chốt lại lời giải đúng
2. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- GV nhắc HS chú ý: BT yêu cầu là tìm câu kể Ai là gì và nêu tác dụng của câu tìm được.
GV nhận xét và chữa bài cho HS.
Bài tập 2: (HS khá, giỏi: Viết được 4, 5 câu kể )
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
-GV chữa bài
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu lại ghi nhớ 
-GV giáo dục HS dùng đúng các mẫu câu theo YC.
ĐÁNH GIÁ
- HS về học bài, xem lại các bài tập 
-CBB: Vị ngữ trong câu: “Ai – là gì?”
-Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN 
ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU
- Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn làng xóm (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
*GDKNS: Thể hiện sự tự tin (mạnh dạn trình bày trước lớp các sự việc của câu chuyện) 
 Ra quyết định (Biết lựa chọn câu chuện đúng chủ điểm ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Tranh minh họa thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe đã đọc.
GV nhận xét
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: 
Em nào đã chứng kiến hoặc tham gia một một việc làm góp phần giữ gìn xóm làng xanh, sạch đẹp chưa nào? 
Vậy để các em hiểu rõ hơn tại sao ta phải giữ gìn vệ sinh xóm làng, trường học xanh, sạch, đẹp thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Hướng dẫn hs kể chuyện
2. Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
KT: Trình bày ý kiến cá nhân
-Yêu cầu 3 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Lưu ý hs :
+Ngoài những việc đã nêu ở gợi ý 1, có thể kể về buổi em làm trực nhật, em tham gia trang trí lớp học, em cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón năm mới, em giúp các cô chú công nhân khi các cô chú làm cống thoát nước cho xóm em.
+Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh) đã làm, thể hiện ý thức làm đẹp môi trường. Nếu hs kể về chuyện em không tham gia mà chỉ chứng kiến vẫn chấp nhận được.
-Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình muốn kể.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Thảo luận nhóm / kĩ thuật giao nhiệm vụ . 
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Nhắc nhở khi kể cần có mở đầu-diễn biến-kết thúc.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV giáo dục HS Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. 
ĐÁNH GIÁ
- CB nội dung tiết sau. Gv nhận xét tiết học
-GV khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
--------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 17 tháng 2 năm 2016
 TẬP ĐỌC
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1,2 khổ thơ theo ý thích)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh mặt trời đang lặn xuống biển, đang nhô lên khỏi mặt biển, cảnh những đoàn thuyền đánh cá trên biển, đang trở về hay đang ra khơi.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động
Bài cũ: Vẽ về cuộc sống an toàn
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- GVNX 
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Đoàn thuyền đánh cá 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- HD ngắt nhịp các dòng thơ.
+ Nhịp ¾
Mặt trờibiển/ lửa.
Sóngthen/cửa.
Đoàn cá/khơi.
Câu hátbuồm/khơi.
+ Nhịp 2/5:
Hát rằng/
Gõ thuyền/
Sao mờ/
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
3. Tìm hiểu bài 
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào và trở về vào lúc nào ? 
- Những câu thơ nào cho em biết đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn, trở về vào lúc bình minh ? 
- Những hình nào nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển ? 
Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
-Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? 
Ý đoạn 2 là gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Đọc diễn cảm 
-GV HD luyện đọc diễn cảm đoạn : “Mặt trời xuống biển  tự buổi nào”
-GV đọc mẫu
GV nhận xét
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu lại nội dung bài 
-GV giáo dục HS- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua vẻ đẹp về sự trù phú của biển cả, sự giàu đẹp của đất nước. 
ĐÁNH GIÁ
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
-Chuẩn bị : Khuất phục tên cướp biển.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
---------------------------------------------------
TOÁN
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
Biết trừ hai phân số khác mẫu số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Phép trừ hai phân số
-YCHS làm bài tập . 
-Nhận xét 
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Phép trừ hai phân số (TT).
Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số.
-HS nêu ví dụ trong SGK 
-Ghi bảng: 
-Muốn thực hiện phép tính trừ ta phải làm như thế nào? 
-GV cho HS quy đồng hai phân số. 
-Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? 
 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính 
- YCHS làm PHT
- YCHS trình bày bài làm
GV nhận xét, chốt bài làm đúng 
Bài 3: HS nêu bài toán, tóm tắt, giải bài toán
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu lại cách trừ 2 phân số 
-GD: Tính cẩn thận, chính xác.
ĐÁNH GIÁ 
- HS về xem lại bài 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I. MỤC TIÊU
Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động
Bài cũ: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
-1 HS đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây.
GV nhận xét
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài tập 1:
GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? 
Bài tập 2: 
Lưu ý HS : Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ()
-GV tuyên dương những HS làm tốt. 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu lại nội dung bài học 
-GV giáo dục HS biết vận dụng các kiểu câu đã học để miêu tả. 
----------------------------------------------------
LUYỆN TV
LUYỆN VIẾT BÀI 12
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 9
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 18 tháng 2 năm 2016
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Thực hiện được phép trừ hai phân số, trừ một số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Phép trừ phân số (tiếp theo).
-HS làm BT1,3/130
-Nhận xét.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập. 
-GV HD HS luyện tập
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính 
-YCHS làm bài vào vở
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng 
Bài 2a,b,c: Tính
HS tự làm vào nháp
a / ; b/ ; c/ 
GV nhận xét
Bài 3: Tính (Theo mẫu)
Lưu ý HS: Phải viết một số tự nhiên thành phân số sau đó mới thực hiện tính trừ hai phân số đó. 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV giáo dục HS Tính cẩn thận, chính xác.
ĐÁNH GIÁ
-HS về học bài, xem lại các bài tập 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
-Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? (ND ghi nhớ)
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? Bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1,2, mục III); Biết đặt 2,3 câu kể Ai là gì? Dựa theo 2,3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
- Bìa ghi các từ ngữ ở bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động
Bài cũ: Câu kể “Ai, là gì”. 
- Gọi HS đọc thầm giới thiệu các thành viên có trong ảnh gia đình hoặc giới thiệu các bạn trong lớp em.
- GV nhận xét 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: VN của câu kể Ai là gì ?
2. Phần nhận xét
a) Yêu cầu 1: Tìm câu kể kiểu “Ai, là gì?” trong đoạn văn. 
+ Đoạn văn này có mấy câu?
+ Câu nào có dạng Ai là gì?
- Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi trên.
- Lưu ý: Câu “Em là con nhà ai... thế này? à là câu hỏi, không phải câu kể.
b) Yêu cầu 2: Xác định vị ngữ trong câu trên.
GV hỏi
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì?
c) Yêu cầu 3: Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai – là gì?
3. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- GV nhắc nhở: Tìm câu kiểu “Ai – là gì” trong những câu thơ sau đó xác định vị ngữ.
- YCHS trao đổi nhóm, trình bày KQ
Lưu ý: Từ “là” không thuộc vị ngữ chỉ là từ để nối CN với VN.
Bài tập 2:
- Gợi ý: Nối cột A và B sao cho ra được những kiểu Ai – là gì thích hợp về nội dung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3
- Gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận vị ngữ của câu kể Ai là gì? Các em hãy tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm CN trong câu. Cần đặt câu hỏi : Cái gì?, Ai? Ơ trước để tìm CN của câu.
- GV giúp HS yếu
- GV chữa bài và nhận xét
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu nội dung bài học 
-GV giáo dục HS Biết dùng đúng câu kể có đủ chủ ngữ, vị ngữ. 
ĐÁNH GIÁ
-Chuẩn bị bài: chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
-Nhận xét tiết học 
 	----------------------------------------------------
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống
II. Đồ dùng dạy học 
 -HS mang đến lớp cây đã trồng từ tiết truớc.
 -Hình minh hoạ trang 94,95 SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
2. KTBC
GV gọi HS lên hỏi:
-Bóng tối xuất hiện ở đâu? khi nào? Có thể làm cho bóng của vật thay đổi bằng cách nào?
-Lấy ví dụ chứng tỏ bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
3. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài:
2. Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
-Yêu cầu : Các nhóm đổi cây cho nhau để đảm bảo nhóm nào cũng có cây gieo hạt và cây trồng. Cho các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi:
 +Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu ?
 +Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào ?
 +Cây sống nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
 +Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ?
-Gọi HS trình bày ý kiến.
-Nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm.
*Anh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản, . Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 / 94 SGK và hỏi: Tại sao những bông hoa này lại có tên là hoa hướng dương ?
3. Nhu cầu về ánh sáng của thực vật
-GV giới thiệu : cây xanh không thể thiếu ánh sáng Mặt trời nhưng có phải mỗi loài cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh yếu như nhau không ? Các em cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.
-Cho HS hoạt động nhóm.
-Gv treo câu hỏi lên bảng:
 +Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên,  được chiếu sáng nhiều ? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động ?
+Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng ?
-GV gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. Nhưng mỗi loài thực vật lại có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, ít nhiều khác nhau. Vì vậy có những loài cây chỉ sống ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên thoáng đãng đầy đủ ánh sáng, đó là những cây ưa ánh sáng như: cây gỗ tếch, phi lao, bồ đề, xà cừ, bạch đàn và các cây nông nghiệp. Một số loài cây khác ưa sống nơi ít ánh sáng nên có thể sống được trong hang động. Một số loài cây lại không thích hợp với ánh sáng mạnh nên cần được che bớt nhờ bóng của cây khác như : Cây dọc, một số loài hoa, vạn liên thanh, các loại thuộc họ gừng, họ cà phê, 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Liên hệ thực tế
-GV giảng: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, ngưòi ta đã ứng dụng những kiến thức khoa học đó để tìm ra những biện pháp kĩ thuật trồng trọt sao cho cây vừa được chiếu sáng thích hợp và đem lại hiệu quả năng suất cao. Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao?
-Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS có kinh nghiệm và hiểu biết
 ĐÁNH GIÁ
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 2 năm 2016
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
- Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ phân số.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
-YCHS làm BT3 .
-GV nhận xét
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1b,c: Tính 
-Gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số. 
-YCHS làm nháp và trình bày KQ
-GV HS nhận xét chốt bài làm đúng
Bài 2b,c: Tính 
YCHS làm vào PHT, trình bày.
GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm đúng
Bài 3: Tìm x 
-Lưu ý HS: Đây là dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
-YCHS làm bài vào vở
GV nhận xét, tuyên dương những em làm đúng. 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-HS nêu nội dung bài học 
ĐÁNH GIÁ
-Dặn HS về xem lại các bài tập 
-Chuẩn bị bài sau: Phép nhân phân số 
-Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
(Bài thay thế)
I. MỤC TIÊU
Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động
Bài cũ: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
-1 HS đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây.
GV nhận xét
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài tập 1:
GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? 
Bài tập 2: 
Lưu ý HS : Bốn đoạn văn của bạn Ngọc Anh chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ()
-GV tuyên dương những HS làm tốt. 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV cho HS nêu lại nội dung bài học 
-GV giáo dục HS biết vận dụng các kiểu câu đã học để miêu tả. 
ĐÁNH GIÁ
-Nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. Đồ dùng dạy học
 -Khăn dài sạch.
 -Các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK.
 -Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
2. KTBC
-Kiểm tra 3 em
 +Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật ?
-GV nhận xét 
 3. Bài mới
Giới thiệu bài:
 Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Con người và động vật cần ánh sáng cho sự sống của mình như thế nào ? Các em cùng học bài.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
-Yêu cầu: trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 +Anh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ?
 +Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người.
-Gọi HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành 2 cột:
 +Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
-Nhận xét các ý kiến của HS.
-GV giảng bài: Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Anh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
-GV hỏi tiếp:
 +Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời ?+Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
-GV chuyển hoạt động: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng. Còn động vật thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
2. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
-Treo bảng phụ có ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
-Yêu cầu: Trao đổi, thảo luận, thống nhất câu trả lời và ghi câu trả lời ra giấy.
-Gọi đại diện HS trình bày các câu hỏi thảo luận là:
 Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
 Kể tên một số động vật kiếm ăn ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
 Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ?
Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Kết luận: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Anh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 +Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ?
 +Ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thuộc bài ngay tại lớp.
----------------------------------------------------
HĐNGLL
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :	
- Giúp HS hiểu được và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- HS chấp hành và giữ an toàn khi đi học, đi làm .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC :
a, Nội dung :
- Hiểu đuợc và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- Chấp hành và giữ an toàn khi đi đường 
b, Hình thức :	
- Báo cáo kết quả , thảo luận, trao đổi, về chấp hành an toàn giao thông đường bộ .
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :	
- Một số biển báo về giao thông .
- Tranh ảnh một số làn đường quy định cho người đi bộ và các phương tiện .
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :	
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát .
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Trình bày nhóm
*Yêu cầu HS trình bày kết quả về ý thức tuân theo luật giao thông và chấp hành giữ an toàn khi đi đường .
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Vẽ tranh về luật giao thông đường bộ .
- Cho HS vẽ tranh . 
- Cho HS trưng bày sản phẩm .
- Nhận xét, khen ngợi .
ĐÁNH GIÁ
- Tổng kết giờ học .
------------------------------------------
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 24
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 24
 GV: Kế hoạch tuần 25
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
Nhận xét lớp tuần 24:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 25:
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 24, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
___________________________________
 Ngày tháng 2 năm 2016
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_24_dinh_ngoc_tu.doc