Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 (Bản đẹp)

doc 20 trang vnen 13/11/2023 1150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 (Bản đẹp)
TUẦN 25
 Thứ hai 27 tháng 2 năm 2017
Toán: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số .
- Vận dụng kiến thức. HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 3.
- GDHS yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng 1 bài hát. 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Phép nhân phân số.
 Ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng 
 Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân x dựa vào hình vẽ 
- Cá nhân thực hiện theo phiếu học tập. x= 
- Cùng bạn chia sẻ - đánh giá.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn báo cáo kết quả thực hiện.
-: Gv giúp học sinh chốt cách nhân phân số. Lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Thực hành làm bài tập. 
Bài 1: Tính: 
- Cá nhân tự làm vào vở bt. 
- Cùng bạn chia sẻ - đánh giá. Nhắc lại cách nhân phân số.
- Trình bày cách làm trên bảng lớp
 x =; b. 
Bài 3: Giải toán: 
- Cá nhân tự làm vào vở bt. 
- Cùng bạn chia sẻ - đánh giá.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn báo cáo, chốt kết quả 
- Trình bày bài giải trước lớp. Nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Xem lại cách nhân phân số.
Địa lí: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long, bên Sông Hậu
+ Trung tâm kinh tế văn hóa và khoa học của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ.
* Giải thích được thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- TBVN: Cho lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Việc 1: Tìm hiểu vị trí giới hạn của TP Cần Thơ trên bản đồ Hành chính Việt Nam
 Hoạt động cá nhân: Quan sát bản đồ tìm vị trí giới hạn của TP. Cần Thơ
 Hoạt động cả lớp: + Cá nhân lên chỉ vị trí, giới hạn.
	 + Cả lớp cùng chia sẽ, thống nhất vị trí giới hạn của thành phố.
	 + Nêu được các tuyến đường giao thông từ Thành phố đi các tỉnh khác
* Giáo viên nhắc lại ý chính của việc 1.
Việc 2: Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu học tập
 Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến
 Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm, thống nhất ý kiến
* Giáo viên chốt ý.
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK/tr133
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hãy so sánh tìm ra sự khác nhau giữa hai trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2017
Tập đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.(TL các CH trong SGK)
- GD học sinh ý thức dũng cảm, gan dạ trước người hung hăng.
- THGDKNS:Xác định giá trị cá nhân, ứng phó, thương lượng,ra quyết định
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh họa bài dọc; Bảng phụ ghi câu dài càn luyện đọc
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc:
Việc 1: GV hoặc 1HS đọc mẫu toàn bài
- Cá nhân đọc thầm
Việc 2: Tìm hiểu từ khó
- đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
Việc 3: Luyện đọc theo đoạn
- Mỗi em đọc một đoạn, đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
- Các nhóm luyện đọc trước lớp
2. Tìm hiểu bài:
- Đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi ở SGK
 - Hoạt động nhóm lớn. Chia sẻ với bạn câu trả lời
 - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Cùng thảo luận nêu nội dung bài.
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn 1;2
- Luyện đọc diễn cảm 
 - Hoạt động nhóm đôi: Chia sẻ cách đọc cùng bạn.
-. Luyện đọc diễn cảm trong nhóm, nhóm trưởng báo cáo.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét bạn đọc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em hãy đọc bài cho người thân nghe.
Luyện từ và câu: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).
- GDHS yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở BTTV
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Phần nhận xét:
-: Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần nhận xét
-: Chia sẻ cho nhau, nêu các câu có dạng câu kể Ai là gì.
 Nêu CN trong mỗi câu đó.
 CN do những từ ngữ nào tạo thành?
-- Chia sẻ trước lớp, chốt câu trả lời đúng.
2. Ghi nhớ:
- Thảo luận về đặc điểm của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? 
- Cá nhân đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Sgk-T69. Tìm câu kể Ai làm gì? Xác định CN trong các đoạn văn
-: Cá nhân làm bài.
- Đổi chéo kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu sai).
- Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
Bài tập 2,: Sgk-T69, Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
 - Cá nhân làm bài vào vở
-: Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
-: Chia sẻ trước lớp.
 Bài tập 3: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Em chia sẻ với người thân về cách dùng câu kể Ai là gì?.
Toán: LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
- Vận dụng làm được bài tập 1, bài 2, bài 4(a).
- GDHS tính toán cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính: (Theo mẫu) nhân phân số với số tự nhiên
- Chia sẻ mẫu: x 5 = x 
- Làm vào vở bài tập theo mẫu
- Chia sẻ cùng bạn - đánh giá kết quả, nhắc lại cách nhân phân số.
- HS trình bày kết quả tước lớp, chốt cách nhân phân số với số TN
Bài 2: Tính: (Theo mẫu) nhân số tự nhiên với phân số
- Hoạt động cá nhân: Làm vào vở bài tập theo mẫu 
- Chia sẻ cùng bạn - đánh giá kết quả cùng bạn, nêu cách nhân số tự nhiên với phân số
- Chốt cách nhân số TN với PS
Bài 4a: Tính rồi rút gọn 
- Làm vào vở bài tập. 
- chia sẻ - đánh giá kết quả 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em chia sẻ cùng người thân về cách tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh 
Tập đọc: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc 1, 2 khổ thơ).
- GDHS tình yêu quê hương, tự hào về quê hương, đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Hát: Bầu bí thương nhau
- Hoạt động nhóm: Quan sát tranh minh họa bài đọc và cho biết: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc:
Việc 1: GV hoặc 1HS đọc mẫu toàn bài
- Cá nhân đọc thầm
Việc 2: Tìm hiểu từ khó
- Hoạt động cá nhân: đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài 
- Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: Luyện đọc từng khổ thơ
- Mỗi em đọc một đoạn, đọc nối tiếp nhau đến hết bài. 
 - Đọc trước lớp từng khổ thơ, cả bài
2. Tìm hiểu bài:
 - Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc và tìm hiểu bài theo các câu hỏi ở cuối bài
- Đại diện nhóm trình bày nội dung câu hỏi, nhóm khác bổ sung
Nêu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Nghe cô giáo hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,2
- Luyện đọc diễn cảm 
- Luyện đọc cùng bạn, thuộc khổ thơ 1,2
-- Một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp khổ thơ 1,2. Lớp nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em hãy đọc bài cho người thân nghe.
Ôn Toán : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Thực hiện được cộng, trừ 2 PS, cộng trừ số tự nhiên với PS; Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng trừ có PS.
- Vận dụng kiến thức để thực hành đúng, chính xác các bài tập 
* HS hoàn thµnh các BT 1; 2, 3,4;5 (32; 33) ; HS KG làm thêm BT 6,8 (34).
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 31 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: Quy tắc cộng, trừ 2 PS.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
Bài 1;2(Tr 32): 5 - 6’
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và cử bạn nêu cách làm .... - HĐKQ: Chốt quy tắc trừ 2 PS.
 Bài 3;5 ( Tr 33): 8-10’
- Việc 1: Y/c cá nhân thực hiện vào vở.
- Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh.....
- Việc 3: Nhóm lớn tổng hợp KQ cử đại diện trình bày... 
 * C cố: Chốt quy tắc cộng, trừ 2 PS.
Bài 4 (Tr 33): 5 - 6’
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và cử bạn nêu cách làm .... - HĐKQ: Chốt kiến thức về cộng, trừ 2 PS, PS với số tự nhiên.
Bài 6 ( Tr 34): 6- 7’
- Việc 1: Y/c cá nhân đọc và tìm kế hoạch giải.
- Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh.....
- Việc 3: Nhóm lớn tổng hợp KQ cử đại diện trình bày.. ( Thực hiện nếu còn thời gian
- HĐKQ : Chốt cách giải toán có áp dụng phép tình cộng, trừ PS.
Bài 8 ( Tr 29): 7-8’
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ.. 
- HĐKQ : Chốt kiến thức về thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ có PS.
* YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện, HTBT Tuần 24.
 Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2017
Toán: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số
- Vận dụng làm bài tập Bài 2, bài 3.
- GDHS tính toán cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 2: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m . 
 Nhớ lại cách tính chu vi hình chữ nhật. Làm vào vở bài tập. 
: Chia sẽ cùng bạn - đánh giá.
- HS trình bày bài giải trước lớp. Chốt lại kết quả đúng
 - Một số HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 3: Giải toán dạng gấp một số lên nhièu lần: 
 Đọc bài toán, nắm cách giải. Làm vào vở bài tập.
- Chia sẻ cách làm bài trong nhóm, trình bày bài giải trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Xem lại các tính chất của phân số. 
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).
- GDHS biết vượt qua thử thách, dũng cảm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1,2: SGK - T73,74Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm (VBT)
 Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ.
- Cá nhân làm bài vào vở
- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài
- Emtrình bày trước lớp, bạn chia sẻ cùng em. Lớp chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 3: SGK - T74: Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B
- Cá nhân làm bài vào SGK
- Thống nhất kết quả. Gan dạ - không sợ nguy hiểm
 Gan góc – (chống chọi) kiên cường không lùi bước
 Gan lì – gan đến mức trơ ra, không biết sợ là gì.
Bài tập 4: SGK - T74: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống.... 
- : Chia sẻ cùng bạn, chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm trong đoạn văn 
- Trình bày trước lớp, hoàn chỉnh đoạn văn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em hãy cùng người thân tìm thêm các từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm 
 Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017
Tập làm văn: MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU:
- Biết vị trí của đoạn văn trong toàn bài văn, nội dung miêu tả của từng đoạn và dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cây cối mà em thích. Cây bóng mát hoặc cây ăn quả . - HS biết quan sát cây cối bằng các giác quan, biết chọn từ viết câu phù hợp
* ĐC: Tóm tắt tin tức không dạy, day bài: miêu tả cây cối.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Nêu các đặc điểm cần tả của cây
 Cá nhân viết ra giấy nháp
Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ
2. Nêu miệng một số câu tả về các bộ phận
 Cá nhân viết ra giấy nháp
Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ về đặc điểm riêng biẹt của mỗi loài cây, của một cây cụ thể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập: : “Hãy viết đoạn văn tả lá một bộ phận của một cây mà em đã có dịp quan sát ”.
HD HS cần quan sát một cây; có thể là cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa
viết ra nháp một bộ phận của cây mà em đã quan sát, sau đó sắp xếp lại những điều em dã quan sát được thành câu văn và đoạn văn. 
 Cá nhân làm bài vào vở
: Đọc cho bạn nghe bài viết của mình, tự sửa lỗi cho nhau
 - Một số em đọc trước lớp, các bạn nhận xét, bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà đọc lại đoạn văn cho cả nhà cùng nghe.
Toán: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách giải bài toán dạng “Tìm phân số của một số”
- Vận dụng kiến thức thực hiện Tìm phân số của một số. 
HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 2
- Giáo dục H tính cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng 1 bài hát. 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Tìm phân số của một số.
- HD HS đọc ví dụ, nắm cách giải bài toán 
 Thực hiện theo hướng dẫn ở sgk . 
: Chia sẻ về cách tìm phân số của một số
- Hoạt động cả lớp: Gv giúp học sinh chốt cách tìm phân số của một số. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Thực hành làm bài tập. 
Bài 1: Giải toán: sgk/135
- Đọc bài toán, nắm y/c bài tập, tự làm vào vở bt. 
: chia sẻ cùng bạn - đánh giá.
 - Trình bày trước lớp, chốt cách giải đúng
 Giải
 Số HS xếp loại khá của lớp đó là: 35 x = 21 ( HS)
 Đáp số: 21 học sinh xếp loại khá
Bài 2: Giải toán: sgk/135
- Đọc bài toán, năm cách làm, tự làm vào vở bt. 
 Chia sẽ bài giải với bạn - đánh giá , Chốt kết quả. 
 Giải
 Chiều rộng của sân trường là 
 120 x = 100 (m)
. Đáp số: 100 mét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em cùng người thân tìm hiểu bài tập 3 trang 135
¤LTV: ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU 
- Đọc và hiểu bài Vì sao trên bầu trời lại có mây? Biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc trước những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên. 
- Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr...; Nói, viết được câu kể Ai là gì? Và xác định được VN trong câu..Viết được đoạn văn hoặc bài văn tả cây cối.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 2”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
 - Y/cầu HĐTQ điều hành lớp tổ chức trò chơi - HĐKQ; NX.
- Giáo viên nhận xét
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Luyện đọc và tìm hiểu: Vì sao trên bầu trời lại có mây?(10-12 phút)
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. 
Việc 2: Từng cặp đôi thảo luận ND các câu hỏi Tr 37,38. 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ cử đại diện nêu trước lớp. NX, chốt câu đúng.
2/ BT3(39): (5-6 phút) 
 - Cá nhân làm bài, thảo luận cùng bạn bên cạnh, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng...
- Củng cố: Cách viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr, dấu hỏi/ngã...
giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
3/ BT 4(39): (5-7 phút) 
Việc 1: Cá nhân làm bài Tr 39. 
Việc 2: Từng cặp đôi chia sẻ KQ 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu ... Nhận xét, chia sẻ
GV chốt: Các câu kể Ai là gì?.
2. BT6 (40) 
- Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. 
Việc 2:Thảo luận cùng bạn bên cạnh. 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ 
* GV nhận xét chốt: Cách lập dàn ý (đoạn văn)tả cây cối “ Cây nguyệt quế” theo ba phần (MB, TB, KB)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại.
Lịch sử: 	 TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU :
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc Triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do tranh giành quyền lực của các phe pháo Phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn Phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: Đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam để chỉ ranh giới chia cắt Đàng Ngoài và Đàng Trong.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ: Chơi trò chơi: Đi chợ
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
B/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: Tìm hiểu nước ta lâm vào thời kỳ bị chia cắt
 Hoạt động cá nhân: Làm theo phiếu học tập
Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến
 Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ trước lớp – thống nhất nội dung
* Giáo viên quan sát bổ sung ý kiến từng câu hỏi nếu cần
Việc 2: Các cuộc xung đột tranh giành quyền lực dẫn đến hậu quả gì?
 Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự đọc bài để tìm nội dung việc 2
 Hoạt động nhóm đôi: Nêu ý kiến của bản thân để thống nhất ý kiến.
 Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ - thống nhất ý kiến
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK
.B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Quan sát bản đồ Hành chính Việt Nam chỉ được ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2017
Toán: PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia hai PS: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Vận dụng làm được bài tập 1 (3 số đầu), bài 2, bài 3 (a)
- GDHS yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng nhóm, bảng bià, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng 1 bài hát. 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Phép chia phân số.
 Thực hiện phép chia 
: Thực hiện theo hướng dẫn: = . x = 
: chia sẽ cách chia hai phân số
 - Gợi ý Hs nêu được cách chia phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số: 
: tự làm vào vở bt. 
: chia sẽ - đánh giá.
 - Trình bày trước lớp 
Bài 2: Tính: Chia hai phân số.
: tự làm vào vở bt. 
: Chia sẻ cùng bạn, chốt kết quả. Nhắc lại cách làm
Bài 3a: Tính: Nhân, chia phân số.
 Tự làm vào vở bt. 
: chia sẽ cùng bạn
- Trình bày két quả trước lớp. Nhắc lại cách nhân, chia phân số.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em cùng người thân tìm hiểu bài tón 4 sgk. 
Chính tả: (Nghe – viết) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I.MỤC TIÊU : 	
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a.
- Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, vở chính tả
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
Việc 1: Tìm hiểu nội dung đoạn văn
 Cá nhân đọc bài chính tả, tìm hiểu nội dung và cách trình bày bài 
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
- : Chia sẻ thống nhất kết quả.
Việc 2: Viết từ khó
 Cá nhân viết ra bảng con các từ dễ lẫn khi viết.
: Đổi chéo bảng, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
-: Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
Việc 3: Viết chính tả
- GV đọc bài chính tả cho HS viết bài, dò bài.
- : HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
- : Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Tìm những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi thích hợp với mỗi ô trống.
 2b. Điền vào chỗ chám ên/ ênh
 Cá nhân tự làm bài.
: Chia sẻ cùng bạn kết quả bài làm của mình.
 - Trình bày kết quả trước lớp, thống nhât kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với ngừơi thân bài viết của mình.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- GDHS yêu thích môn văn.
*GDBVMT: Thông qua các BT cụ thể, GV hướng dẫn HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả, có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh một số cây, hoa để HS quan sát.
 Bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT3)
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1. Tìm hiểu về hai cách mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng nhung. Nêu điểm giống nhau và khác nhau.
: Đọc hai đoạn mở bài, nêu điểm khác nhau giữa hai mở bài đó 
: Chia sẻ cùng bạn
- Trình bày trước lớp: Mở bài 1: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả
 - Mở bài 2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa càn tả.
Bài tập 2: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa theo cách mở bài gián tiếp. 
- Cá nhân làm bài vào vở
: Chia sẻ mở bài của mình với bạn
- Một số HS đọc trước lớp, các bạn nhận xét cách mở bài gián tiếp của bạn.
 Bài tập 3: Đọc ở bảng phụ. Quan sát một cây em thích và cho biết :
 a. cây đó là cây gì ? 
 b. Cây được trồng ở đâu? 
 C. Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào?
 d. Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó ?
- Thảo luận, trình bày nội dung các câu hỏi
 - Trả lời trước lớp.
 Bài 4: Dựa vào các câu trả lời trên, viết đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả
- Tự viết vào vở BT
 - Trình bày trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà đọc lại phần mở đầu bài văn cho cả nhà cùng nghe.
- Cần có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên
Kể chuyện: NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU: Tranh minh họa câu chuyện- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa sách giáo khoa kể lại được từng đoạn của cây chuyện “Những chú bé không chết”. rõ ràng, đủ ý ( BT1), kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện ( Bt2).
- Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung. 
- Giáo dục học sinh biết ơn , khâm phục tấm gương anh dũng của các bạn nhỏ trong kháng chiến, noi gương các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa truyện 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
 Nghe cô giáo kể chuyện ( 2-3 lần). Lớp lắng nghe, năm nội dung câu chuyện qua lời kể của cô và quan sát các tranh.
.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
: Cá nhân đọc nhiệm vụ của bài KC .
:Cùng bạn kể từn đoạn và nêu ý nghĩa câu chuyện.
 Kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện, 
: Kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện, sửa bài.
 Nghe cô giáo củng cố lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện, nhắc nhở HS kham phục sự hi sinh anh dũn để bảo vệ Tổ Quốc các các chiến sĩ du kích nhỏ tuổi trong thời kì kháng chiến. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT ĐỘI
GIỚI THIỆU CÁC ĐỘNG TÁC CẦM CỜ. BÀI TRỐNG CHÀO CỜ
I. MỤC TIÊU: 
-Giới thiệu cách cầm cờ, Tập bài trống chào cờ
-Rèn tính nhanh nhẹn, kỉ luật.
-Giáo dục đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn.
-Biết những việc làm tốt và chưa tốt tháng qua.
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Sinh hoạt văn nghệ: 
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Tiến trình sinh hoạt 
1/ Kiểm tra kết quả rèn luyện tuần qua:
Yêu cầu ĐV thực hành tập hợp hàng dọc, hàng ngang
-Nhận xét
2/Nội dung sinh hoạt:
a/ Giới thiệu: Giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Động tác cầm cờ
-Hướng dẫn cho ĐV xem
-ACPT vừa nói vừa thực hành: Bàn tay phải nắm cán cờcao ngang thắt lưng, dốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.
-Nhận xét, sửa sai cho ĐV
Hoạt động 2: Giới thiệu bài trống chào cờ 
 X X X X X (Trống cái)
 X X X (Trống cái)
 12345 1211 (Trống con)
 X X X (Trống cái)
 12345 1212 (Trống con)
 X X X (Trống cái)
 12345 1213 (Trống con)
 X X X (Trống cái)
 12345 1214 (Trống con)
 X X X (Trống cái)
 12345 1215 (Trống con)
 X x X x X (Trống cái)
 123456789 (Trống con)
*Tổng kết- đánh giá:
 - Nêu những ưu khuyết điểm chính:
Học tập tiến bộ, thực hiện nội qui nhà trường, giữ vệ sinh, không ăn quà vặt, thực hiện an toàn giao thông, lễ phép, vâng lời, đoàn kết giúp đỡ bạn,
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Nhắc nhở HS thực hành các nội dung đã học trong tháng

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_25_ban_dep.doc