Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 (Bản đẹp)

doc 18 trang vnen 13/11/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 28 (Bản đẹp)
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi
- Giáo dục học sinh tính linh hoạt, cẩn thận khi làm bài. 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S. 
: Em đọc và chọn đáp án đúng 
: Trao đổi với bạn về kết quả và giải thích tại sao chọn đáp án đó
 Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả
 Đúng : a, b, c. Sai: d
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S. 
: Em đọc và chọn đáp án đúng 
: Trao đổi với bạn về kết quả và giải thích tại sao chọn đáp án đó
 Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả
 Đúng : b, c, d. Sai: a
Bài 3: Khoanh vào đáp án đúng. 
: Em đọc, tính toán và chọn đáp án đúng 
: Trao đổi với bạn về kết quả và giải thích tại sao chọn đáp án đó
 Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả
 Đúng : A
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Cùng người thân ôn lại kiến thức về hình thoi. 
Địa lí: 
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
 I. MỤC TIÊU :
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- TBVN: Cho lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
* Hình thành kiến thức mới:
Việc 1: Tìm hiểu dân cư và trang phục ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu học tập
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm, thống nhất ý kiến
- Hoạt động cả lớp: Thống nhất kết quả.
Việc 2: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân
- Hoạt động cá nhân: Quan sát các tranh ảnh ở SGK để tìm hiểu nội dung.
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm, thống nhất ý kiến
* Giáo viên chốt ý
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK/tr140
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em hãy sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 21 tháng 3 năm 2017
TIẾNG VIỆT: 
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩ,a trong bài; bước đầu biết nhận xétvề nhân vật trong văn bản tự sự.
* HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
- GD HS tính thích đọc sách 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
 Việc 1: Ban HT tổ chức trò chơi
	 Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài đọc
B. HOẠT ĐỘNG TỰC HÀNH
HĐ 1. Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Nêu y/c kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi
 Cá nhân lên bốc thăm đọc một đoạn trong bài và trả lời 1 câu hỏi về nôị dung đoạn vừa đọc. Lớp lắng nghe ( 4-5 HS)
 - Nghe cô giáo nhận xét, đánh giá từng HS.
 HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất
 Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
 Việc 3:, Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại các bài tập đọc cho người thân nghe 
TIẾNG VIỆT: 
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe- viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 85chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. Trình bày đúng bài văn miêu tả. HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT( tốc độ viết trên 85chữ/ phút); hiểu nội dung bài
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể , tả hay giới thiệu.
- Giáo dục HS nói và viết phù hợp với ngữ cảnh.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nghe- viết: Hoa giấy
 Việc 1: Nghe cô giáo đọc bài Hoa giấy
 Việc 2: HS đọc thầm bài văn, chú ý những từ dễ viết sai
 Việc 3: HS thảo luận, nêu nôi dung bài văn: Vẻ đẹp của hoa giấy
 GV đọc cho HS nghe và viết .
 - Đọc lại một lần cho HS dò bài, soát lỗi.
2. Đặt một vài câu để: 
a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.
b) Tả các bạn trong lớp em
c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của Liên Đội
 - Đọc y/c BT, suy nghĩ và làm bài tập
 Chia sẻ trong nhóm, thảo luận bổ sung cho nhau
- Việc 1: Huy động kết quả: Đại diện một số em trình bày
 Việc 2: Lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
CÙng người thân ôn lại cách đặt câu kể
Toán: 
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I.MỤC TIÊU: 
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại
- Cả lớp hoàn thành bài tập 1,3
- Giáo dục HS yêu thích khám phá các kiến thức toán học
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
1. Giới thiệu tỉ số 5:7 và 7:5
- Vẽ sơ đồ minh họa như SGK
- Giới thiệu tỉ số:
+ Tỉ số của xe tải và xe khách là 5:7 hay . Đọc là năm chia bảy hay năm phần bảy
Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách
+ Tỉ số của xe khách và xe tải là 7:5 hay . Đọc là bảy chia năm hay bảy phần năm.
Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải
2. Giới thiệu tỉ số a:b (b khác 0)
- HS lập tỉ số của a và b (b khác 0) là a : b hoặc .
Lưu ý: cách viết tỉ số của hai số: không kèm theo tên đơn vị.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Viết tỉ số của a và b, biết:
a) a = 2 b) a = 7 c) a = 6 d) a = 4
 b = 3 b = 4 b = 2 b = 10 
- Em thực hiện vào vở 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
 = = = = 
Bài 2: Trong một tổ có 5 bạn trai và 6 bạn gái.
a) Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ
b) Viết tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ
- Em thực hiện vào vở 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
Tổng số bạn trai và số bạn gái của tổ đó là: 5 + 6 = 11 bạn
a) Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là: 
b) Tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ là: 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân về tỉ số
TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP TIẾT 3
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết1.
- Nghe- viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 85chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. Trình bày đoạn thơ lục bát.
- GD HS nắn nót, cẩn thận khi viết. 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
 Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức lớp hát.
 Việc 2: Nghe cô giáo nêu mục tiêu, nội dung tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL ( thực hiện như ở tiết 1)
HĐ 2. Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Cho biết nội dung chính của mỗi bài là gì.
 Mỗi bạn tự đọc yêu cầu và nêu tên các bài tập đọc cũng như nội dng của mỗi bài thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
 Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
 Việc 3:, Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
3. Nghe- viết: Cô Tấm của mẹ
 Việc 1: Nghe cô giáo đọc bài Cô Tấm của mẹ
 Việc 2: HS đọc thầm bài văn, chú ý những từ dễ viết sai
 Việc 3: HS thảo luận, nêu nôi dung bài thơ: 
 GV đọc cho HS nghe và viết .
 - Đọc lại một lần cho HS dò bài, soát lỗi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà đọc lại các bài tập đọc em cho người thân nghe.
Ôn Toán : 
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
: Giúp học sinh :
- Củng cố rút gọn có PS; Giải bài toán có liên quan đến các phép tính với PS; Nhận biết được hình thoi và 1 số đặc điểm của nó, tính được diện tích hình thoi.
- Vận dụng kiến thức để thực hành đúng, chính xác các bài tập 
* HS hoàn thµnh các BT 1;2; 3,4;7 (47 đến 50) ; HS KG làm thêm BT 8 (50).
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 46 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: 1 số đặc điểm của hình thoi.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. Hoạt động thực hành: 
Bài 1(Tr 47): 5 - 6’
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và cử bạn nêu cách làm .... - HĐKQ: Chốt quy tắc rút gọn có PS.
Bài 2 ( Tr 47): 4-5’
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu KQ...... Củng cố: 1 số đặc điểm của hình thoi.
 Bài 3; 4 ( Tr 48; 49): 6-8’
- Việc 1: Y/c cá nhân thực hiện vào vở.
- Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh.....
- Việc 3: Nhóm lớn tổng hợp KQ cử đại diện trình bày... 
 * C cố: Chốt quy tắc tính diện tích hình thoi.
Bài 7 ( Tr 50): 7-8’
- Việc 1: Y/c cá nhân đọc và tìm kế hoạch giải.
- Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh.....
- Việc 3: Nhóm lớn tổng hợp KQ cử đại diện trình bày.. 
- Chốt cách giải toán tìm PS của 1 số.
Bài 8 ( Tr 50): 6- 7’( Thực hiện nếu còn thời gian)
- Việc 1: Y/c cá nhân đọc và tìm kế hoạch giải.
- Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh.....
- Việc 3: Nhóm lớn tổng hợp KQ cử đại diện trình bày.. 
- Chốt cách giải toán có áp dụng quy tắc tính diện tích hình thoi. 
* YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện, HTBT Tuần 27.
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2017
Toán: 
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Học sinh cả lớp hoàn thành BT 1
- Giáo dục H tính cẩn thận khi làm bài 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
1. Bài toán 1: GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng: số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau, số lớn là 5 phần như thế.
- Hướng dẫn giải theo các bước: 
+ Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần)
+ Tìm giá trị 1 phần: 96 : 8 = 12
+ Tìm số bé: 12 x 3 = 36 
+ Tìm số lớn: 12 x 5 = 60 (96 – 36 = 60)
- Khi trình bày bài giải, có thể gộp bước 2 và bước 3 là : 96 : 8 x 3 = 36
1. Bài toán 2: GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng (SGK)
- Hướng dẫn giải theo các bước: 
+ Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)
+ Tìm giá trị 1 phần: 25 : 5 = 5 (quyển)
+ Tìm số vở của Minh: 5 x 2 = 10 (quyển) 
+ Tìm số vở của Khôi : 25 – 10 = 5 ( quyển)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: 
- Em thực hiện vào vở theo các bước mà cô giáo đã hướng dẫn 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
Có thể trình bày như sau:
Giải:
Biểu thị số bé là hai phần bằng nhau thì số lớn là 7 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
7 + 2 = 9 (phần)
Số bé là: 333 : 9 x 2 = 74
Số lớn là: 333 – 74 = 259
Đáp số: Số bé: 74, Số lớn: 259
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em chia sẻ với người thân về Dạng toán Tổng – tỉ
TIẾNG VIỆT: 
ÔN TẬP TIẾT 4
I . MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm từ tuần 19 – 27: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm (BT1, BT2).
- Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).
- GD học sinh biết sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trong cuộc sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu BT 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* 1. Khởi động
Việc 1: Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước.
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1, 2. Ghi lại các từ ngữ đã học và các thành ngữ tục ngữ trong tiết Mở rộng vôn từ theo các chủ điểm (Bảng tr 97)
 Mỗi bạn tự đọc yêu cầu và viết các từ ngữ, thành ngữ theo chủ điểm vào bảng
 Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
 Việc 3:, Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
Mỗi bạn tự đọc yêu cầu và viết các từ ngữ, thành ngữ theo chủ điểm vào bảng
 Thảo luận với bạn bên cạnh để cùng thống nhất kết quả
 Việc 1: Ban HT tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
tài đức, tài hoa, tài năng
đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ
dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm
 Việc 2: Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Em chia sẻ với người thân về các câu tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được trong bài học
 Thứ năm,ngày 23 tháng 3 năm 2017
HĐNG 
GDMT: VỆ SINH, TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN
I.MỤC TIÊU- Giúp Hs nhận biết được cách vệ sinh và trang trí lớp học thân thiện trong sinh hoạt hằng ngày học
- Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cho bản thân: làm cho cuộc sống của mình và mọi người thêm tốt đẹp
- Biết được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng để xử lí tình huống, ứng phó một cách tích cực, đảm bảo an toàn vệ sinh trong cuộc sống
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân và mọi người ở mọi lúc mọi nơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Một số tư liệu về cách trang trí lớp học thân thiện 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động: 
- Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp trò chơi
- Nhận xét trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Hoạt động 1: Tìm hiểu và trao đổi thông tin
a) Những việc làm cần thiết để trang trí lớp học thân thiện
Việc 1: Em đọc đề bài tập 1
 Việc 2: Bày tỏ ý kiến của mình về câu hỏi
 Việc 3: Chia sẻ ý kiến của mình với bạn bên cạnh
 Việc 4: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ ý kiến trước lớp
 Việc 5: GV chốt lại
b) Cách vệ sinh lớp học
Việc 1: Em đọc đề bài tập 2
 Việc 2: Bày tỏ ý kiến của mình về câu hỏi
 Việc 3: Chia sẻ ý kiến của mình với bạn bên cạnh
 Việc 4: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ ý kiến trước lớp
 Việc 5: GV chốt lại 
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Trong thực tế, em đã chứng kiến hoặc đã từng gặp việc làm nào chưa?
Sau việc đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
 Trưởng ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em cùng người thân về nhà nghiên cứu xử lí một số tình huống cho tiết học sau
Toán: 
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Cả lớp hoàn thành BT1, 2
- Giáo dục H tính cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Giải:
Biểu thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 8 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là: 198 – 54 = 144
Đáp số: Số bé: 54, Số lớn: 144
Bài 2:
Giải:
Biểu thị số cam là 2 phần bằng nhau thì số quýt là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 2 = 7 (phần)
Số cam là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quýt là: 280 - 80 = 200 (quả)
Đáp số: 80 quả cam, 200 quả quýt
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em cùng người thân ôn lại các bước giải toán Tổng Tỉ
TIẾNG VIỆT: 
ÔN TẬP - TIẾT 5
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm”.
- Giáo dục H ham thích đọc sách
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
 Cá nhân tự ôn luyện.
: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét 
: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
Bài tập 2: Tóm tắt vào bảng những nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Nhũng người quả cảm 
 Mỗi bạn tự đọc yêu cầu và viết vào bảng tên cũng như nội dung các bài tập đọc theo yêu cầu
 Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
 Việc 3: Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em đọc lại các bài tập đọc cho người thân nghe
¤LTV: 
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- §äc và hiểu bài Một nhà thơ chân chính; hiểu được ý nghĩa câu chuyện, ca gợi nhà thơ có khí phách cao đẹp , thà chết trên giàn thiêu chứ không chịu khuất phục.
- Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x...;Nhận diện được các câu khiến trong các tình huống khác nhau.Viết được đoạn MBGT( KBMR) cho bài văn tả cây cối.
- Gi¸o dôc häc sinh yªu thÝch môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 2”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động: 
 - Y/cầu HĐTQ điều hành lớp tổ chức trò chơi - HĐKQ; NX.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Luyện đọc và tìm hiểu: Một nhà thơ chân chính.(10-12 phút)
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. 
Việc 2: Từng cặp đôi thảo luận ND các câu hỏi Tr 57, 58. 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ cử đại diện nêu trước lớp. NX, chốt câu đúng.
2/ BT3(59): (5-6 phút)
 - Cá nhân làm bài, thảo luận cùng bạn bên cạnh, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng...
- Củng cố: Cách viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x...
3/ BT 5(60): (5-7 phút) 
Việc 1: Cá nhân làm bài Tr 60. 
Việc 2: Từng cặp đôi chia sẻ KQ 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu ... Nhận xét, chia sẻ
GV chốt: Cách chuyển câu kể thành câu khiến.
2. Vận dụng: BT7(61) 
- Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. 
Việc 2:Thảo luận cùng bạn bên cạnh. 
Việc 3: Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ 
* GV nhận xét chốt: Cách viết MBGT(KBMR) cho bài văn tả cây cối.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại.
Lịch sử: 	
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. MỤC TIÊU :- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đố, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ: Cả lớp sinh hoạt văn nghệ
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Việc 1: Nguyên nhân của nghĩa quân của Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- Hoạt động cá nhân: Làm theo phiếu học tập
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ trước lớp – thống nhất nội dung
* Giáo viên quan sát bổ sung ý kiến từng câu hỏi nếu cần
Việc 2: Diễn biến của Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự đọc bài để tìm nội dung việc 2
- Hoạt động nhóm đôi: Nêu ý kiến của bản thân để thống nhất ý kiến.
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ - thống nhất ý kiến
Việc 3: Kết quả của nghĩa quân Tây sơn tiến ra Thăng Long
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự đọc bài 
- Hoạt động nhóm đôi: Nêu ý kiến của bản thân để thống nhất ý kiến.
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ - thống nhất ý kiến
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:	
- Hãy kể cho gia đình cùng nghe việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2017
Toán: 
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Cả lớp hoàn thành BT1, 3
- Giáo dục H tính cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Giải:
Biểu thị đoạn dây thứ nhất là 3 phần bằng nhau thì đoạn dây thứ hai là 1 phần nhưu thế
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ hai dài là: 28 : 4 x 1 = 7 (m)
Đoạn thứ nhất dài là: 28 – 7 = 21 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21m, Đoạn 2: 7m
Bài 3:
Giải:
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé
Biểu thị số lớn là 5 phần bằng nhau thì số bé là 1phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12 
Số lớn là: 72 – 12 = 60
Đáp số: Số bé: 12, số lớn: 60
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em cùng người thân ôn lại các bước giải toán Tổng Tỉ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
ÔN TẬP - TIẾT 6
I. MỤC TIÊU:- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì?; Ai thế nào?; Ai là gì? (BT1)
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3)
* Học sinh khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu)
 Mỗi bạn tự đọc yêu cầu và phân biệt 3 kiểu câu kể vào bảng
 Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp: 
 Việc 3: Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS có rõ ràng, mạch lạc..
Bài 2: Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng câu kể
 Việc 1: em đọc đề bài
 Việc 2: Em tìm câu kể và nêu tác dụng mỗi kiểu câu
 Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh về bài làm của mình
 Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
Câu 1: Ai là gì? : Giới thiệu
Câu 2: Ai làm gì? Kể các hoạt động
Câu 3: Ai thế nào? Kể các đặc điểm, trạng thái
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu nói trên
 Việc 1: em đọc đề bài
 Việc 2: Em viết đoạn văn và xác định các kiểu câu kể nói trên
 Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh về bài làm của mình
 Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số học sinh đọc bài, các bạn khác lắng nghe, sửa lỗi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Cùng người thân ôn lại 3 kiểu câu kể
TIẾNG VIỆT: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TIẾNG VIỆT: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
HĐTT: 
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
II III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động: 
 - Ban TQ điều hành lớp hát tập thể.
A. Hoạt động thực hành:
Việc 1:Đánh giá hoạt động đội tuần qua:
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
-Mời GVCN lên chia sẻ.
Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới(N6- Lớp) 
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
-Mời GVCN lên chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_28_ban_dep.doc