Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Tuần 10 đến 20

doc 35 trang vnen 13/11/2023 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Tuần 10 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Tuần 10 đến 20

Giáo án Khoa học Lớp 4 VNEN - Tuần 10 đến 20
TUẦN 10
KHOA HỌC 4: 
24/10/2016(4B,4A)
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TT)
I.MỤC TIÊU
 - Tiếp tục củng cố kiến đã học về:
 - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa
- Dinh dưỡng hợp lí
- Phòng tránh đuối nước.
- HS có khả năng áp dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ
 -GV, HS: Tranh ảnh, mô hình( các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* H Đ1: Trò chơi "Ai chọn thức ăn hợp lí"(12-16’)
 Việc 1: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 5, Yêu cầu HS sử dụng thực phẩm mang đến để trình bày một bữa ăn ngon và bổ
- Y/c HS thảo luận nhóm để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích tại sao mình chọn như vậy.
Việc 2:Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
* H Đ2: 
Thực hành ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí: (12-15’) 
Việc 1: Y/c HS làm việc cá nhân như hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK.
Việc 2 : Trưởng ban học tập cho cá nhân chia sẻ kết quả.
Việc 3: Y/c HS đọc to 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người cần vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 ***************************************************
KHOA HỌC 4 : 
27/10/2016(Dạy 4A, 4B) 
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số tính chất của nước: Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất
 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: Làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt.
* THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trừơng và tài nguyên thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ SGK
- Nước lọc, cát, đường, muối, cóc, chai, vải...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì ?
?Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên ?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Màu, mùi và vị của nước: (10’)
Việc 1: HS thảo luận nhóm 3
- Y/ c HS quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sửa vào. 
? Cốc nào đựng sửa cốc nào đựng nước?
? Làm thế nào em biết được?
? Em nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
* KL: Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị.
HĐ2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía: (10’)
Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Y/ c các nhóm cử 1HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 tr43 SGK, các HS khác quan sát.
? Nước có tính chất gì?
? Nước chảy như thế nào?
? Qua 2 thí nghiệm vừa làm em có KL gì về t/c của nước? Nước có hình dạng nhất định không?
Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định.
HĐ3: Nước thấm qua một số vật và chất hoà tan: (10’)
Tiên hành cho HS hoạt động cả lớp
? Khi vô ý làm đổ mực nước ra bàn em phải làm gì?
? Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước?
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3,4 SGK tr43
? Em có nhận xét điều gì?
- Y/ c HS làm thí nghiệm với muối, cát, đường
? Em có nhận xét gì?
? Em có nhận xét gì về tính chất của nước?
Kết luận: Cho HS đọc mục bạn cần biết ở SGK trang 43.
Nước có tính chất như vậy nên ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?( Không vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, không làm ô nhiễm nguồn nước bởi các hóa chất, chất thải độc hại của các nhà máy...)
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người cần vận dụng những kiến thức đã học vào bảo vệ nguồn nước.
 ***************************************************
TUẦN 11
KHOA HỌC 4: 
31/10/2016(Dạy 4A, 4B) 
BA THỂ CỦA NƯỚC
I.MỤC TIÊU
- Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể khí sang thể lỏng & ngược lại.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
* THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ 
- Hình minh hoạ SGK 
- Sơ đồ sự chuyển thể của nước
- Cốc thuỷ tinh, nến, giẻ lau, nước nóng, đĩa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Nêu các tính chất của nước?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1:Chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí & ngược lại: ( 8-10’)
Việc 1:Yêu cầu HS quan sát , thảo luận nhóm 5, trả lời câu hỏi:
? Mô tả những gì em thấy ở hình 1, 2 ?
? H1, 2 cho ta biết nước ở thể gì?
? Hãy lấy 1 ví dụ về thể lỏng?
- Gọi 1 HS lên bảng, lấy khăn ướt lau bảng và y/c HS nhận xét ?
Việc 2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm
- Đổ nước nóng vào cốc và y/c:
? Quan sát và nêu hiện tượng vừa xảy ra?
? Úp đĩa lên mặt cốc sau 1 thời gian lấy ra ta thấy có hiện tượng gì?
? Em có nhận xét gì về 2 hiện tượng trên?
? Nước có trên mặt bảng đã mất đâu?
? Nước ở quần áo ướt đã đi đâu?
? Nêu một số hiện tượng khác chứng tỏ nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Kết luận:- Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
- Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
HĐ2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại: ( 8-10’)
Việc 1: Cho HS thảo luận nhóm 5
- Y/c HS đọc thí nghiệm SGK quan sát hình vẽ và trả lời:
? Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
? Nước trong khay đã biến thành thể gì?
? Hiện tượng đó gọi là gì?
? Lấy một số VD khác? 
- Tiếp tục cho HS quan sát SGK trả lời:
? Nước đã chuyển thành thể gì?
? Tại sao có hiện tượng đó?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
Kết luận: Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ 0 Cta có nước ở thể rắn( như nước đá, băng, tuyết). Hiện tượng nước từ thể loingr biến thành thể rắn được gọi là sự đông đặc.Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể longrkhi nhiệt độ bằng 0 C. Hiện tượng nước từ thể rắn biến thành thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
HĐ3: Sơ đồ chuyển thể của nước: ( 8-10’)
Hoạt động cả lớp:
Việc 1: Y/c HS trả lời các câu hỏi:
 + Nước tồn tại ở những thể nào?
 + Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể ?
 Chốt: - Nước có thể lỏng, thể khí và thể rắn.
 - Ở cả 3 thể nước đều trong suốt, không màu, không có mùi, không có vị.
 - Nước ở thể lỏng, thể khí không có hình dạng nhất định, riêng nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
Việc 2: Y/c HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước( vẽ cá nhân)
Việc 3:Chia sẻ, trình bày sơ đồ với bạn bên cạnh.
Thảo luận nhóm 5:
*TH: Tài nguyên nước là vô cùng quan trọng, đặc biệt các em đã nắm được 3 thể của nước bởi vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên nước?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét, kết luận: Bảo vệ nguồn nước, không vứt rác xuống sông, suối ao hồ, giữ bầu không khí trong lành.....,
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người cần vận dụng những kiến thức đã học vào nắm chắc 3 thể của nước.
 ***************************************************
KHOA HỌC 4: 
03/11/2016(Dạy 4B, 4A)
 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I.MỤC TIÊU
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- HS biết vân dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
* THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ SGK
- Bút màu, giấy A4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- ? Nước tồn tại ở những thể nào? ở mỗi dạng nước có những tính chất gì?
? Vẽ sơ đồ và trình bày sự chuyển thể của nước?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Sự hình thành mây: (8’)
- Y/c HS thảo luận N5
Việc 1: QS hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng vẽ lại và nhìn vào sơ đồ trình bày sự hình thành của mây.
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
KL: Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
HĐ2: Mưa từ đâu ra: ( 8’)
- Cho HS hoạt động N5
Việc 1: QS hình vẽ, đọc mục 4, 5 sau đó cùng vẽ lại và trình bày về sự hình thành của mưa?
Việc 2:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Kết luận:Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành csxayr ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của ước trong tự nhiên.
* Tích hợp: Nước là nguồn tài nguyên lớn do đó chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
(- Bảo vệ bầu không khí trong lành để có nguồn nước mưa tốt,...bảo vệ mọi nguồn nước..không vứt rác, thải chất thải độc hại xuống mọi nguồn nước...)
? Khi nào có tuyết rơi?( Khi hạt nước nặng trĩu rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới O C hạt nước sẽ là tuyết.)
HĐ3: Trò chơi: Tôi là ai ? ( 10’)
- Chia lớp thành 5 nhóm với các tên: Nước, Hơi nước, mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết
Việc 1: Y/c các nhóm vẽ hình dạng sau đó giới thiệu về mình theo gợi ý:
? Tên mình là gì?
? Mình ở thể nào?
? Mình ở đâu?
? Điều kiện nào biến mình thành người khác ?
Việc 2: Chia sẻ, mỗi nhóm cử 2 đại diện trình bày. 1 HS cầm tranh 1 HS thuyết minh.
Chốt trò chơi.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 
 ***************************************************
TUẦN 12
KHOA HỌC 4: 
07/11/2016(Dạy 4B, 4A)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
 - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
 - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh.
*THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Mây được hình thành như thế nào?
- Hãy nêu sự tạo thành tuyết?
- Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1:Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên( 15’)
Việc 1: HS thảo luận theo nhóm 5
- Y/c HS qs hình minh hoạ SGK tr48 trả lời các câu hỏi sau:
? Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
? Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
? Mô tả lại hiện tượng đó?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
*TH: Nước là nguồn tài nguyên lớn, các em đã biết vòng tuần hoàn của nước bởi vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên nước?( Không vứt rác, xác súc vật bừa bãi xuống nguồn nước, bảo vệ bầu không khí trong lành... )
HĐ2: Em vẽ: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: ( 12’)
Việc 1: Quan sát hình minh hoạ tr.49 SGK & thực hiện y/c vào VBT.
Việc 2: y/c HS trình bày trước lớp.
Nhận xét
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
KHOA HỌC 4: 
10/11/2016(Dạy 4A, 4B)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được vai trò của nước trong đời sông sản xuất và sinh hoạt: 
 + Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại
 + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Hình minh hoạ SGK. - Sơ đồ vòng tuân hoàn của nước trong tự nhiên
HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
? Dựa vào sơ đồ bạn vừa vẽ hãy trình bày về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1:Vai trò của nước đối với sự sống của con nguời, động thực vật( 10’)
Việc 1:Y/c HS quan sát hình minh hoạ, thảo luận N4, trả lời câu hỏi sau:
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
? Nếu thiếu nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
KL: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người, động thực vật
Yêu cầu HS đọc Mục bạn cần biết.
HĐ2:Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người( 10’)
Việc 1: Hoạt động cả lớp
? Trong cuộc sống hằng ngày, con người còn cần sử dụng nước vào những việc gì nữa?
? Nước được chia ra thành 3 loại đó là những loại nào?
Việc 2: Chia sẻ, cá nhân trình bày ý kiến của mình. 
Chia bảng thành 3 nhóm tương ứng với 3 loại nước mà con người cần. Y/c 3 HS lên bảng kể các dẫn chứng cho 3 việc đó.
Nhận xét, bổ sung
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
* KL: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước.
HĐ3:Thi hùng biện: Nếu em là nước: ( 8’)
- Hoạt động cả lớp: Cá nhân suy nghĩ độc lập
- Đại diện một số em lên trình bày.
? Nếu em là nước em sẽ nói gì?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người cần bảo vệ nguồn nước. ***********************************************************************
TUẦN 13
KHOA HỌC 4: 
14/11/2016(Dạy 4B, 4A)
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
Nêu đặc điểm chính của nước sạch & nước bị ô nhiễm: 
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có mùi hôi, có chất bẩn, có chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- GDHS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
* Tích hợp GDBVMT: Ô nhiễm nguồn nước( Bộ phận)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh SGK,
HS:- 1 Nhóm: 1 chai nước sông hồ, 1 chai nước giếng, 2 vỏ chai, 2 phễu lọc nước, 2 miếng bông, tiêu chuẩn đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
? Nếu con người, thực vật, động vật không có nước thì sẽ thế nào?
? Nêu 1 số VD về vai trò của nước trong sinh hoạt, SX nông nghiệp, SX CN của con người?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- Nêu mục tiêu bài học: HS nhắc đề bài
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Làm thí nghiệm: Nước sạch & nước bị ô nhiễm: ( 10-12’)
Việc 1 : HS làm thí nghiệm
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
* KL: Nước ao, hồ, sông thường có lẫn tạp chất. Nước giếng hay nước máy không bị lẫn nhiều cát, bụi
* Tích hợp: Vậy để giảm thiểu sự ô nhiễm nước sông, ao, hồ chúng ta cần làm gì?( Không vứt rác, xả nước thải nhà máy không qua xử lí, thuốc sâu, vứt xác động vật chết...Vận động mọi người cùng thực hiện.)
HĐ2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm: ( 10-12’)
Việc 1 : Y/c HS thảo luận N4
- HS thảo luận & đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. 
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
Thực hành: Chúng ta cần có thói quen sử dụng nước sạch và vận động mọi người cùng thực hiện 
HĐ3: Trò chơi sắm vai: ( 7’)
Việc 1 : Tình huống: Một lần Minh cùng mẹ qua nhà Nam chơi, mẹ bảo Nam gọt hoa quả mời khách.Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày xử lí tình huống.	
Chốt : Cách xử lí tình huống đúng nhất .
Y/c HS đọc mục bạn cần biết.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm.
 ***********************************************************************
KHOA HỌC 4:
17/11/2016(Dạy 4A, 4B)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: Xả rác, phân, rải thải bừa bãi, SD phân hoá học, thuốc trừ sâu, khói bụi & khí thải từ các nhà máy, xe cộ, vỡ ống xăng dầu
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh dịch, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- GDHS có ý thức bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
* Tích hợp GDBVMT: Ô nhiễm nguồn nước( Bộ phận)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
? Thế nào là nước sạch?
? Thế nào là nước bị ô nhiễm?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- Nêu mục tiêu bài học: HS nhắc đề bài
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: ( 10-12’)
Việc 1: Y/c HS Qs hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 SGK tr54, thảo luận N4 trả lời các câu hỏi sau:
? Mô tả những gì em thấy trong hình vẽ ? Những việc làm đó sẽ gây ra ảnh hưởng gì ?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ H1: Nước thải từ nhà máy vào sông không qua xử lý. Nước thải ra làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+ H2: ống nước bị vỡ các chất bẩn chui vào ống nước dẫn về các gia đình.
+ H3: Tàu bị đắm trên biển dầu lan ra mặt biển
+ H4: 2 người đổ rác xuống sông nơi có người đang giặt quần áo.
+ H5: Bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. 
+ H6: Một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. 
+ H7:Khí thải của nhà máy không qua xử lí đã thải ra ngoài.
+ H8: Khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa.
* KL: Có rất nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, động vật, thực vật do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ.
HĐ2: Tìm hiểu thực tế : ( 7- 8’)
Việc 1: Yêu cầu thảo luận N4
? Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương?
? Người dân địa phương cần làm gì? Các em cần làm gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
KL: Mỗi người dân cần nêu cao các việc làm nhằm chống ô nhiễm nguồn nước. Các em phải tuyên truyền cho mọi người.cùng thực hiện bằng những việc làm như thế nào?
HĐ3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm : (10’)
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4
? Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường để các loại vi sinh vật gây hại phát triển như: rong, rêu, ruồi, muỗi, bọ gậyChúng là nguyên nhân gây bệnh & lây lan các bệnh như: dịch tả, tiêu chảy, thương hàn.Chúng ta không xả rác, hóa chất, chất thải, thuốc trừ sâu..
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người, vận động mọi người cùng tham gia BVMT bằng những việc làm phù hợp. 
 ***********************************************************************
TUẦN 14
KHOA HỌC 4: 
21/11/2016(Dạy 4B, 4A)
 MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được 1 số cách làm nước sạch: lọc, khử trùng, đun sôi
- Biết đun sôi nước trước khi uống
- Biết phải diệt hết vi khuẩn & loại bỏ các chất độc hại còn tồn tại trong nước.
* Tích hợp GDBVMT: Cách thức làm nước sạch( Bộ phận toàn bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Hình minh hoạ SGK
HS: - 2 chai nhựa trong, nước đục, cát, than..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
? Nước bị ô nhiễm có tác hại gì đến sức khoẻ?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Các cách làm sạch nước thông thường: ( 7- 8’)
Việc 1 : Cho HS hoạt động cả lớp
? Gia đình hoặc địa phương em đã SD những cách nào để lọc nước?
? Hiệu quả của các cách làm đó?
Việc 2 : Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh
* KL: Có rất nhiều cách lọc nước, mỗi cách lọc có những tác dụng riêng nhưng kết quả đem lại là làm cho nước sạch hơn.
*Tích hợp GDMT: Chúng ta cần phát huy các cách lọc nước đó và vận động mọi người cùng thực hiện.
HĐ1: Tác dụng của lọc nước : ( 12-15’)
Việc 1 : Cho HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK
? Em có nhận xét gì về nước trước khi lọc & sau khi lọc?
? Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Tại sao?
? Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì?
? Cát, sỏi có tác dụng gì?
Việc 2 : Y/c HS quan sát H2 SGK, GV trình bày về quy trình SX nước sạch.
+ Nước được lấy từ nguồn nước sông, hồ, ao.đưa vào trạm bơm đợt 1, sau đó chuyển qua dàn khử sắt, bể lắng để loại sắt & chất không hoà tan. Tiếp tục qua bể lọc, rồi qua bể khử trùng & được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt 2 để chảy về nơi cung cấp nước cần xuất & sinh hoạt.
Việc 3 : Y/c 2 HS lên bảng trình bày lại dây chuyền sản xuất nước.
* KL: Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước & khử trùng.
HĐ3: Sự cần thiết phải đun sôi nước khi uống: ( 7-8’)
Việc 1 :Thảo luận nhóm
* Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy SX đã uống ngay được chưa? Vì sao cần đun sôi nước trước khi uống?
? Để thực hiện VS khi dùng nước em cần phải làm gì?
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
KL: Nước đã làm sạch hay do nhà máy SX đều không uống được ngay. Chúng ta cần đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn nhỏ còn sống trong nước & loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
+ Giữ VS nguồn nước chung & nguồn nước tại gia đình. Không để nước bẩn hoà lẫn với nước sạch.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
 *****************************************************************************
KHOA HỌC 4: 
24/11/2016(Dạy 4A, 4B)
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
 +Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước
 + Phải làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. 
 + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải.
 - Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước . GV hướng dẫn động viên những em có khả năng vẽ được tranh triễn lãm
* Tích hợp GDBVMT: Bảo vệ nguồn nước ( Bộ phận toàn bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV Hình minh hoạ SGK
 - HS: SGK, giấy vẽ, nàu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Mô tả lại dây chuyền SX nước sạch của nhà máy?
? Tại sao chúng ta cần phải đun nước sôi trước khi uống?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
 - Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Những việc nên làm & không nên làm để BV nguồn nước: (10’)
Việc 1 : Y/c HS quan sát, thảo luận N4, TLCH
 ? Mô tả những gì em thấy trong hình vẽ?
 ? Theo em việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:
 - Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước
 - Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
 - Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
 - Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
HĐ2: Liên hệ:( 6’)
Việc 1: Hoạt động cả lớp: Các em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?
Việc 2: Lần lượt từng cá nhân phát biểu trước lớp.
- Nhận xét, KL: Những việc đã làm để bảo vệ nguồn nước là:
+ Thường xuyên quét dọn sân giếng
+ Đem chai thuốc trừ sâu chôn kín không vứt xuống ao hồ.
+ Không vứt rác , xác động vật chết xuống sông, biển
+ Không phá hoại đường dẫn nước.
HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi: (10’)
Việc 1: Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm ( Động viên những HS có NK vẽ là chủ yếu những em còn lại QS)
- Y/c các nhóm vẽ tranh với ND tuyên truyền, cổ động mọi nguời cùng BV nguồn nước
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Nắm chắc các cách bảo vệ nguồn nước.
 - Luôn có ý thức BV nguồn nước & tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
 **************************************************************
TUẦN 15
KHOA HỌC 4: 
28/11/2016(Dạy 4B, 4A)
TIÊT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Thực hiện tiết kiệm nước.
- Giaos dục HS có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Gv hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triễn lãm.
** Tích hợp GDBVMT: Biện pháp bảo vệ môi trường: Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Các hình minh hoạ SGK. 
- Hs: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài- Nêu mục tiêu bài học.
 B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước: (10’)
Việc 1: Y/c HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
+ Theo em những việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét, kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng, phê phán những việc làm sai để tránh lãng phí nước.
- Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước sạch đồng thời phải tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí để tránh ô nhiễm nguồn nước.
HĐ2: Tại sao phải tiết kiệm nước? (15’)
Việc 1: Y/c HS quan sát hình 7, 8 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình nêu trên?
- Bạn nam H7a nên làm gì? Vì sao?
- Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước?
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi nhiều tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước.
HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi: (10’)
- Tổ chức cho HSvẽ tranh theo nhóm 6.
- Chia nhóm HS đủ đối tượng.
- Động viên, khuyến khích HS có năng khiếu vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. 
- GV đi giúp đỡ hướng dẫn thêm.
- Y/c các nhóm giới thiệu tranh. 
- Nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nuớc mà phải biết vận động mọi người cùng thực hiện.
Liên hệ: Hãy nêu những việc làm của bản thân em để tiết kiệm nước?
- Y/C từng cá nhân nêu những việc làm của mình để bảo vệ nguồn nước?
- Nhận xét, tuyên dương những bạn nêu được những việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về tuyên truyền mọi người luôn bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước khi sử dụng.
 ***********************************************************************
KHOA HỌC 4: 
02/12/2016(Dạy 4A, 4B)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
- Giáo dục HS biết làm những việc phù hợp để bảo vệ bầu không khí.
** Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Các hình minh hoạ SGK. 
- HS: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: túi ni lông, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, viên gạch..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Vì sao chúng ta nên tiết kiệm nước?
- Chúng ta nên và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài- Nêu mục tiêu bài học.
 B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Không khí có ở đâu ?: (10’)
- Cho 1 HS cầm túi ni lông mở miệng chạy theo chiều dọc của lớp học, sau đó dùng dây chun buộc lại.
- Y/c HS quan sát túi ni lông và trả lời các câu hỏi:
+ Lớp có nhận xét gì về túi ni lông đó?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
kết luận: Thí nghiệm chứng tỏ không khí ở xung quanh ta. 
HĐ2: Không khí có ở quanh mọi vật : (15’)
Việc 1: Y/c HS hoạt đông nhóm 4
- Y/c 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, sau đó đưa ra KL.
- 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
Chốt: Không khí có ở mọi vật: túi ni lông, chai, miếng gạch..
HĐ3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm: (10’)
- Y/c HS quan sát H5 SGK và giải thích: không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
- Y/c HS nhắc lại định nghĩa khí quyển?
- Kể thêm nhiều VD chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, trong những chỗ rỗng của vật
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
Tích hợp: Không khí rất cần cho sự sống bởi vậy chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí? (Không xả rác, phóng uế bừa bãi, xử lí rác thải đúng cách, không đốt túi ni long,...)
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ bầu không khí .
 **********************************************************************
TUẦN 16
KHOA HỌC 4: 
05/12/2016(Dạy 4B, 4A)
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu khí quyển.
* Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Các hình minh hoạ SGK. 
- Hs: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: Bong bóng bay, lọ nước hoa....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Nêu 1 số ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của vật?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Màu, mùi, vị của không khí: (10’)
Việc 1: Cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng trả lời câu hỏi:
? Em nhìn thấy gì? Vì sao?
? Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì? Vì sao?
- Dùng nước hoa xịt vào 1 góc tường và hỏi HS có ngửi thấy mùi gì không?
? Đó có phải mùi của không khí không?
? Không khí có tính chất gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét và kết luận.
- Không khí là một trong số những đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Trò chơi: Thổi bong bóng: (15’)
Việc 1: Cho HS hoạt động nhóm 4
- Y/c HS thổi bong bóng trong vòng 2 phút
? Cái gì làm cho những quả bong bóng phồng lên?
? Các quả bóng này có hình dạng nhất định không? Tại sao?
? Không khí có hình dạng nhất định không?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
GV kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
Hoạt động 3: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra: (10’)
Việc 1: Y/c HS quan sát hình minh hoạ SGK trang 65, trả lời câu hỏi:
? Trong chiếc bơm này chứa gì?
? Khi dùng ngón tay ấn bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí nữa không?
? Khi thả bơm về vị trí cũ không khí ở đây có hiện tượng gì?
? Không khí còn tính chất nào nữa?
? Chúng ta nên làm gì để giữ bầu không khí trong lành?
- Trong thực tế con người đã ứng dụng những tính chất của không khí vào những việc gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày 
Chốt:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về chia sẻ với mọi người trong gia đình về tính chất của không khí.
******************************************************
KHOA HỌC 4: 
08/12/2016(Dạy 4A, 4B)
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các –bô- nic.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các - bô - nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn,.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu khí quyển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Các hình minh hoạ SGK. 
- HS: SGK, VBT, chuẩn bị theo nhóm: Nến, cốc thuỷ tinh, đĩa nước....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
? Con người đã ứng dụng những tính chất của không khí vào những việc gì?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Các thành phần chính của không khí : (15’)
Việc 1: Y/c HS hoạt động nhóm 4
- Y/c HS đọc thí nghiệm SGK tr66, quan sát GV làm thí nghiệm.
? Tại sao khi úp cốc vào 1 lúc thì nến tắt?
? Khi nến tắt nước trong đĩa có hiện tượng gì? Vì sao?
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao?
? Không khí có những thành phần chính nào? 
Việc 2: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Thành phần duy trì sự cháy là ô- xi, thành phần không duy trì sự cháy là ni- tơ ....
Hoạt động 2. Một số thành phần khác của không khí : (20’)
Việc 1: Y/c HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67
- Làm thí nghiệm cho HS quan sát.
? Nhận xét kết quả?
Gv kết luận: Hơi thở gặp nước vôi trong sẽ vẩn đục.
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình minh hoạ SGK trang 67
? Không khí còn những thành phần nào nữa? Lấy ví dụ minh hoạ?
Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí?
? Không khí gồm những thành phần nào?
Việc 3: HS trình bày trước lớp
Chốt :
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về chia sẻ với mọi người trong gia đình thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các –bô- nic.
: 
******************************************************
TUẦN 17
KHOA HỌC 4: 
12/12/2016(Dạy 4B, 4A)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 1)	 
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tháp dinh dương cân đối.
- Vòng tuần hoàn của nước của nước trong tự nhiên.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Nêu các thành phần chính của không khí?
- Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí ?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: (18’)
Việc 1 : GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân, y/c HS hoàn thiện sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: (12’)
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp:
+ Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau?
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
+ Lấy ví dụ về vai trò của nước trong vui chơi, giải trí?
- Kết luận: + Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau là: Không màu, không mùi, không vị. Không có hình dạng xác định.
+ Các thành phần chính của không khí gồm: ôxi và ni tơ. Ôxi là quan trọng nhất.
+ Ví dụ về vai trò của nước trong vui chơi, giải trí: Lướt ván, bơi...
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với mọi người cần sử dụng tiết kiệm nước, cần ăn uống điều độ, đủ chất.
 ************************************************** 
KHOA HỌC 4: 
15/12/2016(Dạy 4A, 4B)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Phiếu học tập
HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
*.Khởi động: (5’)
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: (20’)
Việc 1 : HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập.
- Khoanh vào trước chữ cái mà em cho là đáp án đúng nhất :
1. Vai trò của chất đạm là:
A. Chất đạm cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: Tạo ra những tế bào mới giúp cơ thể lớnlên thay thế tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
C. Chất đạm giàu chất năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A, D, E, K.
D. Chất đạm không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng.
2. Nước được tồn tại ở những thể nào? 
A. Lỏng C. Khí
B. Rắn. D. Cả 3 thể trên.
3. Nêu các tính chất của không khí? So sánh với tính chất của nước?
4. Vẽ và trình bày sơ đồ của nước trong tự nhiên?
5. Tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chổ rổng của vật? 
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: (15’)
Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
- Trưng bày, nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với bạn cần nắm chắc các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì.
 ************************************************** 
TUẦN 18
KHOA HỌC 4 : 
19/12/2016(Dạy 4B, 4A)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn.
- Giáo dục HS biết thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hai lọ thủy tinh, một lọ không đáy, nến, đế kê.
- HS: VBT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 *.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước. 
? Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường ?
? Hãy kể tên những trò chơi có ích?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy: (20’)
- Việc 1: Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm của nhóm.
+ Gọi HS đọc mục thực hành để biết cách làm.
- Việc 2: Y/c các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Kích thước lọ thuỷ tinh
 Thời gian cháy
 Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh nhỏ
2. Lọ thuỷ tinh lớn
- GV kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống : (14’)
- Gv kiểm tra dụng cụ chuẩn bị thí nghiệm của các nhóm.
- Gọi HS đọc mục thực hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét kết quả.
- Làm tiếp thí nghiệm như mục 2/71 và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
 - Gv kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí (không khí cần được lưu thông).
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
- Chia sẻ với mọi người càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 ********************************************************************
KHOA HỌC 4: 
23/12/2016(Dạy 4A, 4B)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thi mới sống được
- Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành.
* Tích hợp GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, các hình minh hoạ SGK trang 72,73, sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
- HS: VBT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 *.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước. 
 - Hãy nêu vai trò của khí ô-xi, ni-tơ đối với sự cháy?
 - Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1:Vai trò của không khí đối với con người : (15’)
* Việc 1: Làm việc cá nhân:
- Y/c HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào rồi nêu nhận xét.
- Y/c HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- Y/c HS dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống.
* Việc 2: Từng cá nhân chia sẻ.
- Kết luận: Không khí rất cần cho sự sống của con người, nếu thiếu không khí con người sẽ chết.
- Như vậy, con người, động vật, thực vật cần đến không khí từ môi trường.
Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với thực vật và động vật: (10’)
* Việc 1: - Y/c HS quan sát hình 3, 4 trang 72 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bị chết?
- Gv kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa của các nhà bác học đã làm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Khi chuột thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
+ Vì sao chúng ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
* Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Chốt: Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.
Hoạt động 3: Một số trường hợp phải dùng bình ô-xi: (10’)
* Việc 1: - Yêu cầu HS quan sát hình 5,6 trang 73 SGK thảo luận nhóm:
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi?
* Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
- Kết luận: Con người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
- Chia sẻ với mọi người luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành cần thiết cho sự thở .
 ********************************************************************
TUẦN 19
KHOA HỌC 4: 
09/01/2017(Dạy 4B, 4A)
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Giáo dục Hs cách giữ ấm khi có gió mùa đông bắc.
* Tích hợp TNMTBĐ: Liên hệ với cảnh quan vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hình minh hoạ SGK, phiếu học tập.
- HS: VBT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 *.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước. 
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Chơi chong chóng: Các nhóm ra sân chơi, vào lớp chia sẻ.(10’)
* Việc 1: Các nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm chơi có tổ chức, thảo luận, trả lời câu hỏi
? Khi nào chong chóng không quay quay? 
? Khi nào chong chóng quay? 
? Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
* Việc 2: Các nhóm chia sẻ 
Kết luận: Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thỏi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió: (20’)
* Việc 1: Y/C các nhóm làm thí nghiệm, quan sát thảo luận các câu hỏi:
? Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
? Phần nào của hộp có không khí lạnh? 
? Khói bay qua ống nào?
? Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?
? Vì sao có sự chuyển động của không khí?
? Không khí chuyển động theo chiều ntn?
? Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
* Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày 
Nhận xét, kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3. Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: (7’)
* Việc 1: Hoạt động cá nhân: Y/ c HS quan sát hình 6, 7 SGK, trả lời câu hỏi:
? Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
* Việc 2: Y/c HS thảo luận nhóm 2
? Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển?
* Việc 3: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày 
Nhận xét, kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
THMTBĐ: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. 
- Nhiệt độ của biển ban ngày rất nóng muốn tắm biển cần đi buổi chiều tối hoặc sáng sớm.
- Biển về chiều rất đẹp nên các em cần bảo vệ môi trường ở biển, không vứt rác bữa bãi trên bãi biển, cần bỏ rác đúng nơi quy định.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
- Chia sẻ với mọi người vì sao có gió, cần làm gì để tạo ra gió.
 *******************************************************************
KHOA HỌC 4: 
12/01/2017(Dạy 4A, 4B)
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống bão:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện, tàu thuyền không ra khơi.
+ Đi đến nơi trú ẩn an toàn.
- Giáo dục học sinh có kiến thức để cùng gia đình phòng tránh hạn chế những tổn thất, thiệt hại của bão gây ra.
* Tích hợp TNMTBĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
* Tích hợp GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, tranh minh hoạ SGK, phiếu học tập.
- HS: VBT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 *.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước. 
? Mô tả thí nghiệm giải thích tại sao lại có gió?
? Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió: (10’)
* Việc 1: Gọi 1 HS đọc mục Bạn cần biết tr76
? Em thường nghe nói đến các cấp độ của gió khi nào?
* Việc 2: Thảo luận nhóm 2:
 - Quan sát hình minh hoạ nêu lên các tác động của cấp gió.
- Nhận xét, kết luận: Gió có khi thổi mạnh có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây thiệt hại cho con người.
Hoạt động 2: Thiệt hại và cách phòng chống bão: (15’)
* Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi:
? Nêu những dấu hiệu khi trời có giông?
? Những dấu hiệu của bão?
* Việc 2: Thảo luận nhóm 2:
? Tác hại do bão gây ra?
? Cách phòng chống bão?
* Việc 2:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận: Các hiện tượng giông bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa, con người. Bão càng lớn thiệt hại càng nhiều.
- Bão là một hiện tượng của tự nhiên và xảy ra hằng năm.
* Tích hợp TNMTBĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
* Tích hợp GDBVMT: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
Các em cần có ý thức luôn vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ cho không khí trong lành. 
Hoạt động 3: Ghép chữ vào hình và thuyết minh: (10’)
- Treo 4 tranh minh hoạ như tr76 SGK, y/c HS lên ghi chú
? Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây thiệt hại về người và của?
- Nhân xét, chốt
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
- Chia sẻ với mọi người về các cấp gió và tác hại của bão, cách phòng chống bão.
 *******************************************************************
TUẦN 20
KHOA HỌC 4: 
16/1/2017 (4B ,4A)
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nguyên nhân gây nhiễm bầu không khí: khói bụi, khí độc, vi khuẩn...
* Tích hợp GDBVMT: Sự ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí, nguồn nước..
- GDHS có ý thức bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, tranh minh hoạ SGK, phiếu học tập.
- HS: VBT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 *.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước. 
- Nói về tác động của gió ở cấp 2, cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua? 
- Nêu 1 số cách phòng chống bão?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm: (15’)
- Hoạt động cả lớp:
Việc 1: Yêu cầu HS nhận xét về : 
 + Bầu không khí ở địa phương?
 +Theo em bầu không khí của địa phương sạch hay ô nhiễm?
Việc 2: Gọi một số HS trình bày
Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: (10’)
Việc 1: Y/c HS quan sát hình minh hoạ SGK78, 79, thảo luận nhóm 4.
+

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_vnen_tuan_10_den_20.doc