Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 1 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 1 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 1 - Đinh Ngọc Tú
Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2016 TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực người yếu của Dế Mèn. - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài, trả lời được câu hỏi (CH) trong SGK.Giáo dục HS biết giúp đỡ người khác. KNS: - Thể hiện sự cảm thông. - Xác định sự cảm thong - Tự nhận thức bản thân II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ Sgk, bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: KT Sách vở của HS 2. Bài mới Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc bài; giúp hs phát âm đúng, hiểu từ khó. - GV gọi 1 HS đọc - GV đọc mẫu *Tìm hiểu bài - Thực hiện trong nhóm, chia sẻ, kết nối với nhóm khác - GV cùng HS nhận xét HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GVcho HS luyện đọc 1 đoạn (dán bảng phụ) - T/c thi đọc dễn cảm theo lối phân vai. GV bổ sung, đánh giá HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài, CB cho giờ sau. . . TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu - Ôn tập về đọc, viết các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. II. Đồ dùng dạy học - GV kẻ sẵn BT2 III Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: KT Sách vở của HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. -Yêu cầu HS tự làm - GV chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số và các số trong dãy số. Bài 2. GV yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả - GV kết luận Bài 3. GV yêu cầu HS đọc bài mẫu - BT yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm a, Viết hai số. b, Dòng 1 - GV nhận xét ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học, CB cho giờ sau. . . CHÍNH TẢ (nghe viết) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu - Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT chính tả phương ngữ: bài tập 2 a phân biệt l/n và tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n; II. Đồ dùng dạy học - Phiếu BT2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: HĐTQ 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn nghe-viết chính tả - Gọi 1 HS đọc đoạn văn + Đoạn trích cho em biết điều gì? -Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết? -Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được - GV đọc cho HS viết - GV đọc toàn bài HS soát lỗi - Nhận xét bài viết của HS HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 2 a. - Yêu cầu HS tự làm vào vở GV quan sát, giúp hs. - Gọi HS nhận xét, chữa bài -GV nhận xét, chốt lời giải đúng ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, giáo dục hs. - Dăn VN làm BT 2, 3 vào vở. . . ĐẠO ĐỨC TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. KNS: Kỹ năng tự nhận thức, bình luận - Phê phán những hành vi không trung thực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động: HĐTQ 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Xử lí tình huống. - Cho HS quan sát tranh SGK/3 thảo luận và tìm cách giải quyết *GV kết luận : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT1. - GV cho HS làm việc cá nhân. *GV kết luận : - Các việc (c) là trung thực - Các việc (a,b,đ) là thiếu trung thực BT 2 - GV nêu từng ý trong bài tập, yêu cầu HS lựa chọn thẻ theo 3 thái độ : a) Tán thành b) Phân vân c) Không tán thành - GV yêu cầu các nhóm có cùng sự lựa chọn, giải thích. * GV nhận xét, kết luận : + Ý kiến (b,c) là đúng + Ý kiến (a) là sai - GV cho HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - ĐÁNH GIÁ - Về sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập . . Thứ ba, ngày 23 tháng 8 năm 2016 THỂ DỤC: BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC” I. Môc tiªu: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình TD lớp 4 và một số nội quy trong học thể dục - Học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” II. §å dïng d¹y- häc: Còi,Bóng, vạch trò chơi. III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 1. Khởi động: * Nhận lớp: Tập hợp lớp, KT sĩ số học sinh, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. * Khởi động: Xoay các khớp, đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chương trình TD lớp 4. - Biên chế tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn - Thời lượng học 2 tiết/tuần, học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết. 2. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện. - Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng khuyến khích mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, phải đeo giầy hoặc đi dép có quai sau. Khi muốn ra vào lớp hoặc nghỉ tập phải xin phép GV. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Thực hiện được các động tác - CTHĐTQ chia tổ đồng đều nam và nữ, trình độ sức khoẻ các em trong các tổ. Tổ trưởng là do các em tín nhiệm bầu ra. 2. Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”. Việc 1: CTHĐ TQ nêu tên trò chơi, nêu cách chơi , luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức. Việc 2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau. Việc 3: Chơi thử -> chơi theo tổ ĐÁNH GIÁ - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Thả lỏng - GV nhận xét, đánh giá kết qủa bài học. . . TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp) I. Mục tiêu - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. - Luyện tập về bài toán thống kê số liệu. (Dành cho hs khá giỏi. BT5). II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động HS lấy ví dụ về phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. (Cột 1) - Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp. - GV nhận xét Bài 2 a, - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn -Yêu cầu HS nêu cách đặt và thực hiện phép tính. GV củng cố KT Bài 3. (Dòng 1; 2) GV hỏi: + BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và nêu cách so sánh. Bài 4. b: GV yêu cầu HS tự làm bài. ĐÁNH GIÁ . . Luyện từ và câu CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần và thanh)- ND ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu (mục III). II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ kẻ sẵn bảng mẫu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động : HĐTQ 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nhận xét: - GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng - GV ghi bảng các câu thơ - GV yêu cầu HS nêu cách đánh vần tiếng bầu + Tiếng bầu gồm mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào? -Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ - GV dán bảng phụ, gọi HS lên chữa bài +Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho VD? Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? 2. Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ, nêu ví dụ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm (phát bảng phụ) Bài 2. (Dành cho hs khá giỏi) GV gọi HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS suy nghĩ giải câu đố - Gọi HS TL và giải thích ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học, giáo dục hs. - Dặn HS VN học thuộc ghi nhớ, ôn bài... . . LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu : - Biết môn lịch sử và địa lí ớ lớp 4 giúp Hs hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn lịch sử và Địa lí góp phần Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam II.Chuẩn bị: - Bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới . - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng III. Hoạt động trên lớp : 1. Khởi động : Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý. 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Làm việc cả lớp: - GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK) :Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo. - GV yêu cầu Hs trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống 2. Làm việc nhóm : GV phát tranh cho mỗi nhóm. - Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái. - Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao. - Nhóm III: Lễ hội của người Hmông. - Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó. - GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng điều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.” 3. Làm việc cả lớp: - Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. - Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta? - GV nhận xét nêu ý kiến - Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc VN. 4. Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí - GV hướng dẫn học sinh cách học : + Quan sát sự vật hiện tượng + Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập + Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - ĐÁNH GIÁ Kể tên một số dân tộc ở nước ta. - Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt. -Xem tiếp bài “Làm quen với bản đồ” . . KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC TIÊU - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái . - Có thái độ yêu thích môn học *Có ý thức bảo vệ môi trường góp phần hạn chế thiên tai lũ lụt II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ truyện trong SGK . - Tranh ảnh về Hồ Ba Bể III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Khởi động - Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu chủ điểm . 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu truyện : - Trước khi nghe kể chuyện cho hS quan sát tranh minh hoạ , đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. 2. GV kể chuyện - Sự tích Hồ Ba Bể - GV kể chuyện lần 1 - Vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ: cầu phúc, Giao Long, làm việc thiện - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ . 3. Kể chuyện theo tranh, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - Tranh 1 : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ? ứng với đoạn nào trong chuyện ? - Tranh 2 : Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ? ứng với đoạn nào trong chuyện ? - Tranh 3 : Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội ? ứng với đoạn nào trong chuyện ? - Tranh 4 : Hồ Ba Bể hình thành như thế nào ? ứng với đoạn nào trong chuyện ? - Mỗi nhóm kể lại chuyện theo 1 tranh . - Nhắc HS kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn - GV kết luận . - Kể toàn bộ câu chuyện . *GDBVMT: -Trồng nhiều cây xanh, cấm đốt phá rừng bừa bãi – Hạn chế thiên tai. 4. Thi kể chuyện trước lớp - Gọi 3 HS kể toàn bộ câu chuỵên. - GV khen ngợi , tuyên dương . + Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện . - Ngoài mục đích giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói lên điều gì ? - GV + lớp nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét chung giờ học - GV yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện , xem trước nội dung tiết kể chuyện tuần sau. . . Thứ tư, ngày 24 tháng 8 năm 2016 TẬP ĐỌC MẸ ỐM I. Mục tiêu - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.) KNS: - Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị - Tự nhận thức về bản thân II. Đồ dùng dạy học GV: tranh minh hoạ Sgk. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: HĐTQ 2. Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng tranh) HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Luyện đọc - HS luyện đọc trong nhóm, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc, giọng đọc. - GV yêu cầu HS đọc chú giải - GV đọc diễn cảm toàn bài Tìm hiểu bài Thực hiện trong nhóm, chia sẻ với nhóm khác HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HD luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ - Gọi HS đọc bài thơ - Gọi HS nêu cách đọc - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ T/c thi đọc TL khổ thơ. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - ĐÁNH GIÁ +Bài thơ viết theo thể loại nào? +Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào, vì sao? - Nhận xét giờ học - Dặn về ôn lại bài, HTL bài.. . . TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp) I. Mục tiêu - Luyện tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân(chia) số có đến năm chữ số với(cho) số có một chữ số. - Tính giá trị của biểu thức số. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động: Y/c hs lấy ví dụ về phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào bảng con. Bài 2 – b. GV yêu cầu HS tự thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn, GV nhận xét Củng cố cách thực hiện. Bài 3.(a,b) - Hướng dẫn HS nhận xét, nêu cách thực hiện giá trị của biểu thức. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học, giáo dục hs. - Về ôn bài, làm lại bài... . . TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? I. Mục tiêu - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan dến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa ( mục III). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 2. Bài mới: .Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nhận xét: Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi 1 HS kể tóm tắt câu chuyện - GV phát bảng phụ cho HS - Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện yêu cầu BT1 - Gọi HS dán kết quả thảo luận lên bảng - Yêu cầu HS nhận xét bổ sung - GV ghi câu trả lời lên 1 bên bảng. Bài 2. Y/c HS đọc yêu cầu BT + Bài văn có nhân vật không? + Bài văn có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật? +Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể? +Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể, bài nào là văn kể chuyện? +Theo em thế nào là văn kể chuyện? - GV KL 2. Ghi nhớ Gọi HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS lấy VD về câu chuyện là truyện kể. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài - Gọi HS kể câu chuyện của mình Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS trả lời - GV kết luận ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, giáo dục hs. - Dặn về ôn bài... . . KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được con người cần thức ăn, nước uông, nhiệt độ, không khí, ánh sáng để sống. II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK. - Phiếu học tập theo nhóm. - Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện). III. Các hoạt động dạy – học: 1. Khởi động - Kiểm tra đồ dùng học tập . 2. Bài mới Giới thiệu bài: GVgiới thiệu và ghi tựa bài. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : HS nêu tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình và ghi vào phiếu HT. - Rút ra nhận xét chung kết luận . Hoạt động 2 : + Mục tiêu : Phân biệt yếu tố con người sinh vật cần, yếu tố chỉ có con người cần . - Cách tiến hành : Bước 1 : GV phát phiếu học tập Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp - GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết qủa làm việc với phiếu học tập . Bước 3 : Dựa vào kết quả làm việc PHT trả lời - Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống? - Hơn hẳn những sinh vật khác con người còn cần những gì ? Hoạt động 3 : - Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác . + Mục tiêu : củng cố kiến thức đã học - Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức thành 3 đội chơi Bước 2 : Hướng dẫn cách chơi Bước 3 : Tiến hành chơi Bước 3 : Dựa vào kết quả làm việc PHT trả lời - Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống? - Hơn hẳn những sinh vật khác con người còn cần những gì ? HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - ĐÁNH GIÁ - Con người chúng ta cần gì để duy trì sự sống ? - Dặn HS về nhà học thuộc bài xem tiếp bài sau . . MỸ THUẬT VẼ TRANG TRÍ MẦU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I. Mục tiêu - HS biết cách pha các màu Da cam, tím, xanh lá cây. - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc - Pha được các màu theo hướng dẫn II. Chuẩn bị GV: - SGK, Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu. - Hình g.thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha màu. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát nhận xét - GV cho HS quan sát H2,H3 ở SGK và giải thích cách pha màu. - GV giới thiệu các cặp màu bổ túc. * GV tóm tắt: Từ 3 màu cơ bản ta pha trộn 2 màu khác nhau tạo ra màu thứ 3. - GV cho HS xem gam màu nóng, lạnh và cho HS tìm 1 số màu lạnh? 2. Cách pha màu - GV pha trực tiếp cho HS quan sát và giới thiệu màu có sẵn sáp màu. - GV cho HS chọn ra các màu bổ túc, màu lạnh, nóng và màu gốc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV yêu cầu HS làm bài tập - GV hướng dẫn HS chọn các gam màu nóng, lạnh để tô màu. - GV theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn HS làm bài. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS qs màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu. . . Thứ năm, ngày 25 tháng 8 năm 2016 THỂ DỤC TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ - Học sinh biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Chạy tiếp sức” II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường tiểu học cẩm thủy - Phương tiện: Còi, Bóng, vạch trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 1. Khởi động: HĐTQ 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN I. Phần mở đầu: - Nhận lớp: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Khởi động: Xoay các khớp, đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. II. Phần cơ bản: 1. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ: -Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm.. -GV phổ biến cách thực hiện và hướng dẫn HS tập luyện. Lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển giáo viên q/sát, sửa sai. *Điểm số: GV phổ biến cách thực hiện và h/dẫn HS tập luyện. Lần 1-2 GV điều khiển, lần sau CS điều khiển, giáo viên q/sát, sửa sai. 2. Trò chơi “ Chạy tiếp sức”. *GV nêu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi, làm mẫu.Cho HS chơi thử rồi chơi chính thức. III. Phần kết thúc: - Thả lỏng - GV cùng HS hệ thống lại bài. . . TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Giáo dục cho HS ý thức chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng dạy học - GV: kẻ sẵn bảng phụ phần VD - HS: bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động: Y/c hs tính nhẩm 12000 + 400; 25000- 3000 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN a. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán VD + Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? - GV treo bảng số +Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV viết bảng - GV làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4,quyển vở +Nếu Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ - GV yêu cầu HS nhận xét về BT +Nếu a=1 thì 3 + a =? + 4 là gì của BT 3+a? +Muốn tính giá trị của BT 3+a ta làm ntn? +Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. BT yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết bảng BT 6+b và yêu cầu HS đọc BT này +Chúng ta phải tính giá trị của BT 6+b với b bằng mấy? +Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu? - GV yêu cầu HS làm tương tự Bài 2a. GV dán bảng phụ +Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết gì? +Dòng thứ hai trong bảng cho em biết gì? + x có giá trị cụ thể nào? +Khi x=8 thì giá trị của BT 125 + x là bao nhiêu? - GV yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại - GV chữa bài; củng cố tính giá trị BT Bài 3. b,Yêu cầu HS đọc đề bài + Nêu BT trong phần b? +Chúng ta phải tính giá trị của BT 873 – n với những giá trị nào của n? +Muốn tính giá trị của BT 873- n với n =10 ta làm ntn? - GV yêu cầu HS làm vở ĐÁNH GIÁ - GV củng cố bài, nhận xét giờ học, giáo dục hs. Về ôn lại bài... . . LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục tiêu Điền được cấu tạo của tiếng gồm 3 phần đã học: âm đầu, vần, thanh theo bảng mẫu ở BT1. Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: BC: Nêu cấu tạo của tiếng và lấy ví dụ. 2. Bài mới: . Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. Y/c hs lấy ví dụ về một số câu tục ngữ. - GV phát bảng phụ cho nhóm - GV yêu cầu HS làm và dán nhanh kết quả lên bảng - GV nhận xét bài làm của HS, củng cố KT. Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu +Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào? +Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau? Bài 3. - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trình bày; nhận xét. Bài 4 +Qua 2 BT trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? - GV nhận xét câu TL của HS và kết luận. +Tìm câu ca dao tục ngữ có các tiếng bắt vần với nhau? Bài 5. -Yêu cầu HS làm vào vở. ĐÁNH GIÁ GV nhận xét giờ học, giáo dục hs. . . ĐỊA LÝ LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. Mục tiêu: - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỷ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: Tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ II. Chuẩn bị : -Bản đồ địa lý tự nhiên VN. -Bản đồ hành chánh VN. III. Hoạt động trên lớp : 1. Khởi động: KTBC: -Bản đồ là gì? -Nêu một số yếu tố của bản đồ -Kể 1 vài đối tượng được thể hiện trên bản đồ? 2. Bài mới: -Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài Làm quen với bản đồ (Tiếp theo) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hành theo nhóm : - Làm bài tập (SGK) +Nhóm I : bài a (2 ý) +Nhóm II : bài b - ý 1, 2. +Nhóm III : bài b - ý 3. GV nhận xét đưa ra kết luận : +Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia. +Biển nước ta là 1 phần của biển Đông. +Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa. +Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo 2. Làm việc cá nhân : -Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng. -Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng. -Chỉ vị trí TP em đang ở. -Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở. -GV hướng dẫn hs cách chỉ bản đồ (SGK/16) ĐÁNH GIÁ -HS đọc ghi nhớ. -Xem các phần lịch sử và địa lý riêng biệt. . . KỸ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU I. MỤC TIÊU - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt, khâu, thêu . II. CHUẨN BỊ Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu. Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ. Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : 1. Khởi động Kiểm tra : - Dung cụ học tập của HS 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOAT ĐỘNG CƠ BẢN 1. GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu . Vải - GV nhận xét - Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày. Chỉ: - GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu. - Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải. - Kết luận theo mục b. 2. Đặc điểm và cách sử dụng kéo. - GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ. - Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải. - GV hướng dẫn HS cách cầm kép cắt vải. 3. Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác. - Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. - Thước dây: làm bằng vai tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể. - Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu. - Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần. - Phấn để vạch dấu trên vải. ĐÁNH GIÁ - Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu . - GV nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị tiết sau . . Thứ sáu, ngày 26 tháng 8 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II. Đồ dùng dạy học - GV: chép sẵn bảng phụ BT 1a, 1b. - HS: bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động Kiểm tra: Lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ. GV bổ sung 2. Bài mới: . Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1. BT yêu cầu chúng ta làm gì? - GV treo bảng phụ chép sẵn BT1a và yêu cầu HS đọc đề bài. + Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của BT nào? +Làm thế nào để tính được giá trị của BT 6 x a với a = 5? - Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. - GV chữa bài phần a, b và yêu cầu HS làm phần c, d về nhà. Bài 2.(a,c) Yêu cầu HS đọc đề bài và thực hiện - GV nhận xét, củng cố tính giá trị BT. Bài 4. GV yêu cầu HS nhắc lại tính chu vi hình vuông. +Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu? - GV giới thiệu : Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có chu vi hình vuông là? - GV yêu cầu HS đọc BT4a, sau đó làm bài. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học - Về ôn bài, làm những bài còn lại. . . TẬP LÀM VĂN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Mục tiêu - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục I). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách của nhân vật (BT2, mục III). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động Kiểm tra: ? Thế nào là kể chuyện 2. Bài mới: . Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét: Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu + Các em vừa học những câu chuyện nào? - GV phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm hoàn thành BT - Gọi 2 nhóm dán bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Nhân vật trong chuyện có thể là ai? Bài 2. -Yêu cầu HS thảo luận - Gọi HS TLCH - GV nhận xét đến khi có câu TL đúng. +Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật? Ghi nhớ - GV gọi HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1.Gọi HS đọc nội dung, y/c quan sát tranh + Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào? + Nhìn vào tranh em thấy ba anh em có gì khác nhau? + Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào đâu mà bà nhận xét như vậy? + Em có đồng ý với nhận xét của bà không? Vì sao? Bài 2. - Yêu cầu HS thảo luận về tình huống và TLCH: - GV kết luận về hướng kể chuyện . - Gọi HS tham gia thi kể chuyện ĐÁNH GIÁ - Nhận xét giờ học, giáo dục hs. - Dặn VN viết lại câu chuyện vào vở. . . KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (T 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường như: lấy vào ô xy, thức ăn, nước uống ; thải ra khí các bô níc, phân và nước tiểu - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 6- 7Sgk Giấy khổ A4 hoặc khổ A6, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động - Gv kiểm tra SGK, dụng cụ HT. 2. Bài mới - GV nêu MĐ - YC giờ học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người * Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 - Có những thức ăn nào quan trọng đối với sự sống của con người qua hình 1 - Những yếu tố nào cần cho sự sống mà không thể hiện qua hình vẽ. - Tìm xem cơ thể lấy những gì trong quá trình sinh sống của mình - HS đọc mục bạn cần biết và TLCH - Trao đổi chất là gì? - Nêu vai trò của sự trao đổi chất. - Gv kết luận: SGK *GDBVMT : Các em phải đi vệ sinh đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp,. 2. Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. *Yêu cầu hs viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa môi trường và cơ thể người theo gợi ý của gv ở H2 SGK - Gv yêu cầu lên trình bày ý tưởng của bản thân được thể hiện qua hình vẽ. - Gv và hs cùng nhận xét sản phẩm ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập . .’ ÂM NHẠC ÔN TẬP 3 BÀI HÁT KÍ HIỆU GHI NHẠC Đà HỌC Ở LỚP 3 I. MUC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát đã học ở lớp 3 (Quốc ca ; Bài ca đi học ; Cùng múa hát dưới trăng) - Biết hát kết hợp vỗ hoặc vận động theo bài hát II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ, NC gõ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc các bài hát lớp 3. - Tranh ảnh minh hoạ cho các bài hát đã học ở lớp 3 (SGK). - Tập đàn và hát chuẩn xác các bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng - Bảng phụ chép sẵn kí hiệu ghi nhạc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Khởi giọng 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3 - Gọi H kể tên các bài hát đã học lớp 3 - GV nhắc lại tên 11 bài hát đã học và tên tác giả: - GV đưa ra 3 bức tranh liên quan đến các bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, cùng múa hát dưới trăng và gọi HS nêu tên bài hát, tác giả phù hợp với nội dung bức tranh đó. Quốc ca Việt Nam - GV bật bặng cho HS nghe lai bài Quốc ca. - GV bật nhạc và chỉ huy HS đứng tại chỗ hát Quốc ca - GV sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng - Nhận xét, đánh giá Bài ca đi học - GV bật nhạc chỉ huy HS hát ôn và gõ đệm theo 3 cách theo hình thức: - Nhận xét, đánh giá, sửa sai Cùng múa hát dưới trăng - GV hướng dẫn HS ôn tập với cách hát đối đáp, hoà giọng - Nhận xét, đánh giá, sửa sai 2. Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 - GV đặt câu hỏi: + Ở lớp 3 chúng ta đã được học những kí hiệu ghi nhạc nào? + Em cho biết khuông nhạc gồm mấy dòng, mấy khe, đầu khuông nhạc thường được viết gì? + Em hãy kể tên các nốt nhạc đã học? + Em hãy kể tên các hình nốt nhạc đã học? - Treo bảng phụ chép sẵn Khuông nhạc có các kí hiệu ghi nhạc đã học hướng dẫn HS đọc và nhớ lại tên nốt, hình nốt nhạc trên khuông nhạc. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi dán nốt nhạc lên khuông nhạc: - Nhận xét, đánh giá ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học . . SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 1 I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân Năng lực -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. Thái độ -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CTHĐTQ lập báo cáo GV: phương hướng tuần 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Ổn định: Hát Hoạt động Đánh giá hoạt động tuần 1 - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt: Học tập, đạo đức, chuyên cần, lao động, vệ sinh, phong trào, cá nhân xuất sắc, tiến bộ. *CTHĐTQ tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 1 *Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung. - GV tổng hợp những hoạt động trong tuần qua: + GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần + HS bình chọn HS danh dự trong tuần: Phương hướng tuần 2 - HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần - Đại diện nhóm phát biểu. a. Học tập: -Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. -Nhắc HS mua sắm đầy đủ sách vở. b. Đạo đức : -Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy - Rèn luyện tác phong của người đội viên. c. Chuyên cần: - Đi học đầy đủ, đúng giờ; tránh nghỉ học không phép. d. Vệ sinh: -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ gìn cơ thể, trường lớp. e. Phong trào: - Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội 3. Tổng kết GV nhắc nhở chung học sinh thực hiện tốt tuần 1 _____________________________________ Ngày tháng năm 2016 CM kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_1_dinh_ngoc_tu.doc