Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 (Bản đẹp)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 (Bản đẹp)
TUẦN 12 TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I.MỤC TIÊU : - Học sinh biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - HS cả lớp hoàn thành bài 1,bài 2a)1ý; b)1ý. bài 3. - Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức mới: 1- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - yêu cầu hs trao đổi nêu cách thực hiện. 4 x (3 + 5) = 4 x 8 =32 4 x 3 + 4 x5 = 12 + 20 =32 - so sánh giá trị của hai biểu thức và nêu kết luận : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 2. Nhân một số với một tổng Trao đổi trong nhóm, nêu kết luận *Kết luận : Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. - Giới thiệu công thức tổng quát : a x (b + c) = a x b + a x c B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống. - Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp - Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. Bài 2 a 1ý, b. 1 ý Tính bằng hai cách - Cá nhân tự làm vào vở bt. 36 x ( 7 +3) và 135 x 8 + 135 x 2 - Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. Bài 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4. Từ kết quả đó nêu cách nhân một tổng với một số Em cùng bạn trao đổi, thống nhất cách tính Chia sẻ trước lớp kết quả tính giá tị của hai biểu thức và nêu kết luận. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao đổi với người thân cách nhân một số với 11 và với 101 dựa vào cách nhân một số với một tổng. Địa lí: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ. - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình. * Mô tả được đồng bằng Bắc Bộ qua tranh ảnh và nêu tác dụng hệ thống đê điều ở đồng bằng Bắc Bộ. GDMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đê điều để ngăn chặn lũ lụt II. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - TBVN: Cho lớp hát - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. * Hình thành kiến thức mới: Việc 1: Đồng bằng lớn ở miền Bắc. - Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu học tập - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - Đáp - Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ kết quả - thống nhất ý kiến. - Hoạt động cả lớp: Chia sẽ ý kiến. * Chỉ được đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí Việt Nam. Việc 2: Sông ngòi và hệ thống đê điều ngăn lũ. - Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi – Đáp Liên hệ:Ở địa phương mình hằng năm thường có lũ lụt xảy ra và nhờ có đập An Mã mà đã ngăn chặn được lượng nước. Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ kết quả - thống nhất ý kiến. * Học sinh đọc ghi nhớ: SGK/Tr100 B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà cùng với anh (chị), bố mẹ vẽ lược đồ đồng bằng Bắc Bộ vào giấy A3. Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 TẬP ĐỌC: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I.MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kĩ chậm rải, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. - Qua câu chuyện, giáo dục HS cố gắng vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập. *HSHT trả lời được câu hỏi 3. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi những câu dài cần luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG HỌC: B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi. Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát. .B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Luyện đọc Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài Việc 1:Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp 4 đoạn ( giúp đỡ các bạn đọc sai, sót tiếng ) - Luyện đọc ngắt nghỉ đúng ở những câu dài tên bản phụ Việc 2: Đọc và hiểu nghĩa các từ chú giải Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài. HĐ 2. Tìm hiểu bài Em tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp Việc 3: Thảo luận, nêu nội dung bài Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nghe nhận xét, bổ sung. HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm Việc 1: 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, lớp nghe và tìm đúng giọng đọc phù hợp. Việc 2: Nghe Gv hướng dẫn đọc đoạn cần luyện Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 1-2 đoạn trong bài Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MRVT: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: - HS biết thêm một được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng chí theo hai nhóm nghĩa (BT1), hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2), điền đúng một số từ nối về ý chí nghị lực vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ(BT4). - Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ. - Giáo dục H biết sử dụng vốn từ vào cuộc sống II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, VBTTV III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào 2 nhóm: .. - Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào vở BT - Em chia sẻ với các bạn trong nhóm . - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ xếp vào 2 nhóm: + Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao): Chí phải, chí lí, chí tình, chí công, chí thân + Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: Ý chí, chí khí quyết chí, chí hướng. Bài tập 2: Em đọc đoạn y/c BT, chọn nào nêu đúng nghĩa của từ Nghị lực - Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả . - Nghe cô giáo giải thích thêm . Bài tập 3. - Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc y/c BT 3, thảo luận chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào ô trống phù hợp. - Chia sẻ trước lớp, 1-2 em đọc lại doạn văn dã hoàn chỉnh. Bài tập 4. Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì ? Thảo luận cùng bạn về ý nghĩa các câu tục ngữ. - Chia sẻ trước lớp, nghe cô giáo giải thích thêm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ vào cuộc sống. TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số - H làm đúng bài tập 1, 3, 4. - Giáo dục H tính cẩn thận trong tính toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức mới: 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức GV viết lên bảng 2 biểu thức 3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3 x 5 Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 3 x ( 7- 5) = 3 x 2 = 6 3 x7 – 3 x5 = 21 – 15 = 6 Việc 3: rút ra kết luận 3 x ( 7- 5) = 3 x7 – 3 x5 2. Nhân một số với một hiệu Việc 1: Thảo luận, biết: biểu thức bên trái dấu “ = “ là một số nhân với một hiệu, biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. - Việc 2: Rút ra kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai két quả cho nhau. a x( b-c) = a x b – a xc B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ròi viết vào ô trống ( theo mẫu) - Cá nhân quan sát mẫu, đọc đề bài và tự làm vào vở bt. - Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. Bài 3 : Bài toán - Cá nhân tự đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự giải vào vở BT. - Em cùng bạn chia sẻ cho nhau cách giải bài toán - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ( 7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 Làm việc theo nhóm, tính và so sánh giá trị của hai biểu thức, từ đó nêu cách nhân một hiệu với một số. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nghe Gv chốt lại kiến thức vừa học C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình về cách nhân một số với một hiệu TẬP ĐỌC VẼ TRỨNG I. MỤC TIÊU - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi, Vê- rô- ki- ô);Bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). - Hiểu nội dung bài: Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ công khổ luyện. - Giáo dục H có đúc tính kiên trì, rèn luyện II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG HỌC: B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học Quan sát ảnh chân dung Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Luyện đọc . Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó) Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. HĐ 2. Tìm hiểu bài Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK Việc 1: NT điều hành các bạn trình bày câu trả lời trong nhóm. Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm. Nội dung: Câu chuyện cho thấy nhờ khổ công tập luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm Việc 1: Nghe HD luyện đọc Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó. Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm. Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà chia sẻ với người thân câu chuyện về họa sĩ thiên tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi Ôn L Toán : ÔN TẬP I.MỤC TIÊU: : Giúp học sinh : - Thực hiện được phép nhân một số với một tổng,một hiệu và ngược lại,nhân với số có hai chữ số và vận dụng để giải bài toán liên quan. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số. * HSchậm: hoàn thành bài tập 1 đến 4;7 HS Hoàn thành làm thêm BT còn lại - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 1. III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 61 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: Cách nhân một số với một tổng,một hiệu và ngược lại,nhân với số có hai chữ số và vận dụng để giải bài toán liên quan.... GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1(Tr 62): -Yêu cầu HS làm VBT cá nhân và huy động kết quả bằng cách thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số. - HĐKQ : Chốt kiến thức về phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số. Bài 3 ( Tr 62): Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C cố: Về cách tính nhanh. Bài 5 ( Tr 6): 4-5’ - Thảo luận nhóm đôi, Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C/ cố: Vận dụng cách nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một sốvào tính nhanh. Bài 7 ( Tr 64): 7-8’ -Yêu cầu Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu, chia sẻ KQ trước lớp. HĐKQ : ... * Chốt: Cách đặt tính rồi tính. Bài 8 ( Tr64): - Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C cố: kĩ năng giải toán. * YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Chia sẻ với người thân một số BT vừa học trên. Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : - Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh - HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng 1);bài 2a,b(dòng 1);bài 4 (chỉ tính chu vi) - Giáo dục H ham thích học toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Tính (dòng 1) - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp Bài 2 a) Tính bằng cách thuận tiện nhất - Em tự làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp b) Tính (theo mẫu): dòng 1 - Việc 1: Em quan sát mẫu cùng GV phân tích mẫu - Việc 2: Em làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp Bài 4: (Chỉ tính chu vi) - Việc 1: Em đọc và phân tích bài toán - Việc 2: Em tự làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân tham khảo cách làm BT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ (TT) I.MỤC TIÊU : - Nắm được một số cách thể hiện mức độ đặc điểm tính chất(ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. ( BT1, mục III ); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. và bài tập đặt câu với từ tìm được ( BT2,BT33, mục III) - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Từ điển, bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1. Tìm hiểu phần nhận xét: HS đọc các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ câu trả lời Trao đổi với bạn về câu trả lời của 2 câu hỏi SGK -Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp - Việc 2: Nghe GV chốt kết quả Câu 1: Mức độ TB: tính từ trắng Mức độ thấp: từ láy trăng trắng Mức độ cao: từ ghép trắng tinh Câu 2: - Thêm rất vào trước tính từ trắng - Tạo ra phép so sánh với từ hơn, nhất 2. Ghi nhớ - Cùng bạn thảo luận về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất - Em đọc ghi nhớ (sgk) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được in nghiêng trong đoạn văn sau: - Em tự đọc đoạn văn, viết ra giấy các từ ngữ chỉ mức độ có trong đoạn văn - Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình. - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn. Bài tập 2: Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui. - Em làm bài cá nhân: tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của đỏ, cao, vui - Trao đổi với các bạn trong nhóm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp bằng trò chơi “Ai nhanh ai đúng” Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ tìm được ở BT 2 Việc 1: Em làm bài cá nhân Việc 2: Báo cáo với cô giáo. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể một số tính từ em sử dụng hằng ngày Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2016 HĐNGLL: EM YÊU TRƯỜNG EM: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I.MỤC TIÊU: - HS biết được : truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao của GV và HS nhà trường. - Trò chơi: Tìm hiểu về nội quy nhà trường. - Giúp hs nắm và thực hiện tốt nội quy trường lớp.Vẽ được bức tranh đề tài trường em. - Rèn nề nếp thực hiện tốt nội quy. - GD HS: Mạnh dạn, tự tin, thực hiện tốt nội quy, thêm yêu trường, lớp,niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy vẽ,bút màu,trò chơi III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1. Tìm hiểu về nội quy nhà trường.: HS đọc các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ câu trả lời Trao đổi với bạn về câu trả lời của 2 câu hỏi -Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp - Việc 2: Nghe GV chốt kết quả - Cùng bạn thảo luận về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất - Em đọc nội qui nhà trường B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Vẽ bức tranh đề tài trường em: - Em tự vẽ ra giấy tranh về đè tài nhà trường - Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về nội dung tranh của mình. - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể một số hoạt động trong nhà trường mà em biết hằng ngày TẬP LÀM VĂN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách kết (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục 1 và BT1, BT2 mục III ). - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III) - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn kết bài ông Trạng thả diều III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Tìm hiểu phần nhận xét: - Việc 1: Cá nhân đọc lại câu chuyện Ông Trạng thả diều - Việc 2: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK Việc 1: Thống nhất câu trả lời trong nhóm Việc 2: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo. 2. Ghi nhớ: - Cùng bạn thảo luận về hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện - Em đọc ghi nhớ (sgk) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Sau đây là một số kết bài của truyện “Rùa và thỏ”. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào? Em làm bài cá nhân bằng miệng Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Việc 2: Nghe GV chốt: a) kết bài mở rộng; b,c,d,e: kết bài không mở rộng Bài 2: Tìm phần kết bài của những chuyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào? Một người chính trực Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Việc 1: Em đọc lại 2 bài tập đọc và 2 phần kết bài của hai bài tập đọc đó Việc 2: Xác định đó là những cách kết bài nào Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Việc 2: Nghe GV chốt: + “Tô Hiến Thành Trần Trung Tá”: KB không mở rộng + “Nhưng ít năm nữa”: KB không mở rộng Bài 3: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây ca theo cách kết bài mở rộng Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc đoạn kết bài cho nhau nghe và góp ý Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, HS hoàn thành vào VBT C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Đọc lại phần kết bài mở rộng của truyện em vừa viết TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU- Biết cách nhân số với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - HS cả lớp hoàn thành bài1(a, b, c) bài 3. - Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng bìa III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức 1. Tìm cách tính 36 x 23: Việc 1: HS đặt tính và tính vào giấy nháp: 36 x 3; 36 x 20 Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề: Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3; 36 x 20, nhưng chưa học cách tính 36 x 23. Vậy ta tìm cách tính tích này như thế nào? Gợi ý: 23 = 20 + 3 Việc 3: 1 HS lên bảng thực hiện 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 23 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 2. Giới thiệu cách đặt tính rồi tính: Việc 1: Nghe GV vừa ghi bảng vừa hướng dẫn cách nhân cho HS 36 - 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; x 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10 23 - 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 108 <---- 36 x 3 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7; 72 <---- 36 x 2 (chục) - hạ 8 ; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2 828 <---- 108 + 720 1 cộng 7 bằng 8, viết 8 Việc 2: Nghe GV giải thích: - 108 là tích riêng thứ nhất - 72 là tích riêng thứ 2. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang trái 1 cột vì đó là 72 chục B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1(a,b,c): Đặt tính rồi tính: Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Bài 3: Em đọc đề bài và giải bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả, các bước thực hiện - Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân thực hiện nhân với số có hai chữ số ¤LTV: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - §äc và hiểu bài Cậu bé Niu - tơn . Hiểu được tinh thần học tập ý chí nghị lực của cậu bé Niu–tơn khi đi học. - Vận dụng từ chứa bắt đầu bằng tr/ch hoặc tiếng có vần ươn/ương - Tìn được một số câu tục ngữ nói về ý chí nghị lực của con người,sử dụng được một số từ chỉ mức độ của đặc điểm,tính chất. - Viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện. * HS làm BT1; 2; 3; 5. HSHTT làm bài 6,7 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 1” III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BAN * Khởi động: - QS tranh Tr 68 ( TL em tự ôn luyện TV) và Thảo luận với bạn: Nối tiếp nhau nói tên nhà bác học nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết.Nêu KQ; Gv YC cá nhân nêu. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Làm các BT trang 56 đến 60 1. Luyện đọc và tìm hiểu: Bài Cậu bé Niu - tơn. Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. Việc 2: HĐ nhóm đôi: Thảo luận ND các câu hỏi Tr 68,69. Việc 3: -HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp. 2/ BT2 (58): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... ( Thực hiện nếu còn thời gian) Củng cố: Học tập điều gì qua văn trên. 3/ BT3 (70): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... - Củng cố: Nắm ý nghĩa câu đố. 4/ BT 4,5 (71) - Hoạt động nhóm lớn: Cá nhân đọc, nhóm đôi thảo luận để xây dựng cốt truyện phù hợp, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ ND cốt chuyện; GV giảng thêm, NX tuyên dương các HS có ND, ý tưởng đặt tên cho câu chuyện hay. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại Lịch sử: CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU : - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý: + Nhiều nhà Vua Lý theo đạo Phật. + Thời Lý chùa chiền được xây dựng nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong Triều đinh. * Mô tả ngôi chùa mà em biết. II. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ: Cho lớp chơi trò chơi - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. * Hình thành kiến thức mới: Việc 1: Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật. - Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi - thống nhất ý kiến - Hoạt động cả lớp: Chia sẽ thống nhất các nội dung ở phiếu. Việc 2: Vì sao dưới thời Lý nước ta xây dựng nhiều chùa - Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi kết quả - thống nhất ý kiến - Hoạt động nhóm lớn: Chia sẽ - thống nhất ý kiến. * Hãy mô tả ngôi chùa mà em biết - Chia sẽ trước lớp * Học sinh đọc ghi nhớ - SGK/Tr34 B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Sưu tầm các chùa qua tranh ảnh. Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - HS cả lớp hoàn thành các bài 1; bài 2(cột 1,2); bài 3. - Giáo dục học sinh sáng tạo trong cách học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng bìa III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Đặt tính rồi tính: Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Bài 2 (cột 1,2): Viết giá trị biểu thức vào ô trống Em đọc bài, tính và viết giá trị biểu thức vào ô trống (cột 1,2) - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm Bài 3: Đọc bài toán, nêu tóm tắt. Việc 1: Phân tích bài toán cùng bạn và nêu cách giải trong nhóm VIệc 2: Cá nhân giải bài vào vở Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp, thống nhất cách giải đúng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân tìm hiểu BT5 CHÍNH TẢ ( Ng-v): NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I.MỤC TIÊU : - Học sinh nghe ,viết đúng bài Người chiến sĩ giàu nghị lực, trình bày đúng đoạn văn. - HS làmg đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a - Giáo dục các em yêu chữ viết và trình bày sạch đẹp. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Trao đổi về nội dung bài viết Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại đoạn văn và nêu nội dung chính Việc 3: Nêu cách trình bày đoạn văn - Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn. Chia sẻ thống nhất kết quả. 2. Viết từ khó Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết. : Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai). - Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả. 3. Viết chính tả HS tự nhẩm lại từng dòng thơ theo trí nhớ và viết vào vở : HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai). : Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch? Việc 1: Em tự đọc đoạn văn: Ngu Công dời núi Việc 2: Em điền vào chỗ trống chữ ch hay tr cho phù hợp Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả. - Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả - Việc 2: Cho cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em về nhà viết lại bài thơ đẹp hơn để khoe với người thân. TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.MỤC TIÊU: Viết được bài văn kế chuyện đúng theo yêu cầu đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện (mở bài , diễn biến , kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC::- Vở ô li III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: - Việc 1: Cá nhân đọc đề bài của cô giáo: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca - Việc 2: Nhắc học sinh chú ý : + Ngôi xưng trong bài + Lưu ý cách mở bài, kết bài - Việc 3: HS viết vào vở - Việc 3: Nộp vở cho cô giáo nhận xét C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em đọc câu chuyện em vừa viết cho người thân nghe KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I.MỤC TIÊU: - Dựa vào nội dung SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện ,đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ngời có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính cuả câu chuyện. - GD Hs tính mạnh dạn khi kể chuyện trước đám đông *HSHT: kể được câu chuyện ngoài SGK, lời kể tự nhiên sáng tạo. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Việc 1: Em đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được ngh hoặc được đọc về một người có nghị lực Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3 b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo Việc 1: Nhóm trưởng cho HS kể chuyện theo nhóm Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện Việc 3: Bình chọn các bạn kể tốt Việc 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể . Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP I.MỤC TIÊU: - Đánh giá hoạt động tuần 12. - Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 13. II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Sinh hoạt văn nghệ: Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi. * Sinh hoạt lớp: Nhận xét hoạt động tuần 12 - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. GVCN bổ sung góp ý thêm * Kế hoạch tuần 13: - GV phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới : + Tiếp tục ổn định nề nếp + Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập. + Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công. + Trang trí lớp học III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -GVCN tuyên dương tinh thần tham gia của các cá nhân và tập thể lớp.
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_12_ban_dep.doc