Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 12 - Đinh Ngọc Tú
Thứ 2 ngày 02 tháng 11 năm 2015 TẬP ĐỌC “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tnổi tiếng. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong SGK). - Đối với HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3. - Giáo dục học sinh có ý chí, nghị lực biết vượt khó, vươn lên. KNS: Xác định giá trị bản thân Tự nhận thức bản thân Đặt mục tiêu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Khởi động Bài cũ - Gọi 4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên. 2. Bài mới Giới thiệu bài: “Vua tàu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi. Nêu mục tiêu HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Luyện đọc: - GV đọc diễn cảm bài văn : giọng chậm rãi đoạn 1,2 và nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc giọng sảng khoái. 2. Tìm hiểu bài: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? - Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? - Gọi HS đọc đoạn 3 và 4. - Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí? - Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào? - Em hiểu thế nào là bậc anh hùng kinh tế? - Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: “Bưởi mồ côi.không nãn chí. ” - GV đọc mẫu - Từng cặp HS luyện đọc - Một vài HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét cách đọc của HS. - Nhận xét về con người của Bạch Thái Bưởi ? HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Liện hệ giáo dục HS. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét, tuyên dương HS học tốt. ----------------------------------------------------- TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU : - Biết thực hiện phép nhân một số nhân với một tổng, nhân một tổng với một số. - Tại lớp học sinh làm được các bài tập: Bài 1, bài 2 a) 1 ý ; b) 1 ý; bài 3. - HS biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm . - Giáo dục tính cẩn thận trong làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Kẻ bảng phụ bài tập 1; có bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Các cách thực hiện nhân một số với một tổng: - GV ghi bảng: 4 x (3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5 Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức. - Từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5. - Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm thế nào? - Yêu cầu HS rút ra kết luận - GV viết dưới dạng biểu thức a x (b + c) = a x b + a x c HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng . - Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? -Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét. Bài 2a (Làm vào vở) - Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng dẫn : Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng . -GV yêu cầu HS tự làm bài Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? -Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét. Bài tập 3: - HS tính và so sánh kết quả. HS nêu cách nhân một số với một tổng. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc “Nhân một số với một tổng” ĐÁNH GIÁ - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - Chuẩn bị: Một số nhân với một hiệu. CHÍNH TẢ NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a - GD HS noi gương học tập nghị lực của người chiến sỹ II. CHUẨN BỊ: - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b để HS các nhóm thi tiếp sức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. - GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn nghe - viết chính tả. - Giáo viên đọc đoạn viết chính tả. - Học sinh đọc thầm đoạn chính tả và trả lời nội dung: - Tác phẩm nào của Lê Duy Ứng gây xúc động cho đồng bào cả nước? - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: quệt, xúc động, hỏng, chân dung. - GV hướng dẫn HS viết chính tả: - Nhắc cách trình bày bài - Giáo viên đọc cho HS viết - Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên nhận xét chung HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Luyện tập: Hướng dẫn hs bài tập 2 a: - Cả lớp làm bài tập - HS trình bày kết quả bài tập - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thề, trời, trái núi. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Giáo dục hs tính cẩn thận khi viết, phải cí nghị lực trong học tập. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh viết tốt. - Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có) ------------------------------------------------------------- Thứ 3, ngày 3 tháng 11 năm 2015 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU : - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Tại lớp HS làm được các bài tập: Bái 1; bài 3; bài 4. - GD HS cẩn thận trong tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kẻ bảng phụ bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Các cách tính Nhân một số với một hiệu Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức -Viết lên bảng 2 biểu thức : 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên -Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau . -Vậy ta có : 3 x ( 7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 *Quy tắc nhân một số với một hiệu Khi nhân một số với một hiệu ta làm như thế nào ? Viết biểu thức a x (b - c) = a x b - a x c HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: GV treo bảng phụ. - HS làm theo mẫu. - GV nhận xét. Bài tập 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài . + Bài toán hỏi gì? - Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng, chúng ta cần biết gì ? + Làm thế nào tính được số trướng đã bán? Muốn biết sớ trứng còn ta làm thế nào? + Bài này có thể giải bằng mấy cách? -Gọi 2 HS lên bảng làm , mỗi HS giải một cách , cả lớp làm vào vở. Cách 1: Bài giải Số quả trứng có lúc đầu là 175 x 40 = 7 000 ( quả ) So quả trứng đã bán là 175 x 10 = 1750 Số quả trứng còn lại là 7 000 - 1 750 = 5 250 ( quả ) Đáp số : 5 250 quả - GV nhận xét. Bài tập 4: Gọi hs đọc yêu cầu - Y/c hs tự tính kết quả rồi so sánh (7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Gọi hs so sánh giá trị hai biểu thức. - Cho vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số với một hiệu ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. - Chuẩn bị bài: Luyện tập --------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU: - Biết được: Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - GD HS hiếu thảo với ông bà cha mẹ. KNS: Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cái Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ Kĩ năng thể hiện tình yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: GV : - SGK - Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng . - Bài hát “ Cho con “- Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phạm Trong Cầu . HS : - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ ? Bài mới Giới thiệu bài: Cho cả lớp hát bài Cho con - Bài hát nói về điều gì ? - Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình ? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để vui lòng cha mẹ ? - GV ghi tựa bài. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Truyện: “Phần thưởng” *Gv gợi ý hs cách đóng vai: - Gọi hs đọc truyện “Phần thưởng”, gv cho hs thảo luận để đóng vai tiểu phẩm. - Gọi hs nhận xét cách diễn tiểu phẩm của các bạn. + Đối với ban đóng vai Hưng : Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ? + Đề nghị bạn đóng vai “ bà của Hưng” cho biết : bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Bài tập: - Nêu yêu cầu của bài tập . -> Kết luận : Việc làm của các bạn Loan (tình huống b) , Hoài (tình huống d) , Nhâm (tình huống đ) thề hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a ) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ 2. Đặt tên cho mỗi tranh và nhận xét việc làm của bạn nhỏ trong tranh. - Gv nhận xét, kết luận. => Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - 1 - 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK . - Liên hệ thực tế ĐÁNH GIÁ - Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo. - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. ------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt.) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3), hiểu nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4,5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 3. - Băng dính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS đọc ghi nhớ và đặt câu có sử dụng tính tính từ. - GV nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành làm bài tập. Bài tập 1: - Phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT - GV chốt lại + Chí : có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) : chí phải , chí lí, chí thân, chí tình, chí công. . . + Chí : có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. Bài tập 2 Dòng b . Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động , không lùi bước trước mọi khó khăn – nêu đúng nghĩa của từ nghị lực. Bài tập 3 - GV nhận xét chốt lại + Lời giải : nghị lực, nản chí , kiên nhẫn, quyết chí , ý nguyện. Bài tập 4 - Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ : + Câu 1 : Lửa thử vàng : Muốn biết có phải thật hay không, người ta đem vàng ra thử trong lửa -> Đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người , giúp con người vững vàng , cứng cỏi hơn lên. + Câu 2 : Nước lã mà vã nên hồ : chỉ có nước lã mà làm nên hồ (hồ :vật liệu xây dựng ) . Tay không mà làm nổi cơ đồ mới ngoan ( ngoan : tài giỏi ) -> Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. + Câu 3 : Cầm tàn che cho : phải thành đạt, làm quan mới được người cầm tàn che cho -> Có vất vả mới thanh nhàn , không dưng ai dễ cầm tàn che cho : phải vất vả mới có lúc thanh nhàn , có ngày thành đạt. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cho hs thi đua tìm thành ngữ nói về ý chí nghị lực. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : Tính từ ( tt ) KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS có thể kể lại chuyện trong SGK hoặc nghe GV đọc hoặc nghe GV kể một câu chuyện rồi kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - GDHS tự tin trong trình bày II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Một số truyện viết về nghị lực (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV Nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài - Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. - Yêu cầu 4 hs nối tiếp đọc các gợi ý. - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs : + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). + Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho hs thi kể trước lớp. - Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. ĐÁNH GIÁ - Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. Thứ 4, ngày 4 tháng 11 năm 2015 TẬP ĐỌC VẼ TRỨNG I. MỤC TIÊU - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô) ; bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). - Hiểu nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GD học sinh tính kiên trì nhẫn nại II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chân dung Lê ô nác đô đa Vin xi trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ - Gọi HS đọc bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Luyện đọc: - Gọi 1 hs đọc cả bài; chia bài thành 2 đoạn - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài + Đoạn 1: từ đầu đến vẽ được như ý. + Đoạn 2: phần còn lại. + Kết hợp giải nghĩa từ trong sách và từ: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn : đọc trôi chảy các tên riêng. 2. Tìm hiểu bài: - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ , cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán? - GV nhận xét - Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì? - Gọi HS đọc đoạn 2 - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào? - Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? - Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: từ Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo..được như ý. - GV đọc mẫu - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -Một vài HS thi đọc diễn cảm. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Em học được gì từ câu chuyện vừa học ĐÁNH GIÁ Nhận xét giờ học ------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. - Tại lớp HS làm được các bài: Bài 1 (dòng) ; bài 2: a, b(dòng 1); bài 4 (chỉ tính chu vi). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - Nhân một số với một hiệu. - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành. - Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép nhân. Bài tập 1: - GV hướng dẫn cách làm, HS thực hành tính - GV nhận xét. Bài tập 2: - Hướng dẫn HS làm theo mẫu, gọi một vài em nói cách làm khác nhau. - GV nhận xét. Bài tập 3: (Dành cho hs khá, giỏi) Bài tập 4: (Chỉ cho hs tính chu vi) HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS . - Chuẩn bị bài: Nhân với số có hai chữ số. ------------------------------------------------------ TẬP LÀM VĂN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1 , BT2 mục III). - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng(BT3 mục III). - GD HS yêu thích văn học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ - Gọi HS nêu lại các ghi nhớ - Gọi hs đọc lại bài 4/119 Sgk đã làm - Nhận xét chung. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nhận xét: - Gọi hs đọc lại bài “Ông Trạng thả diều” và gạch đưới phần kết bài - Cho hs đọc lại đoạn kết bài của truyện. - Gv yêu cầu: Thêm vào cuối câu chuyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài - Gọi hs đọc lại phần kết đoạn vừa viết. - Gv nhận xét và ghi lại kết đoạn hay của hs lên bảng. - Cho hs đọc lại 2 kết đoạn ở bảng phụ và yêu cầu hs nhận xét. GV chốt lại: Kết bài của Ông trạng thả diều chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là kết bài không mở rộng. - Các kết bài khác: Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện. Đây là kết bài mở rộng. 2. Ghi nhớ - Cho hs đọc lại ghi nhớ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: - Gv nêu yêu cầu đề bài. - Gọi hs lần lượt đọc từng ý. - Cho cả lớp đọc thầm và ghi bằng bút chì sau mỗi cách kết bài. - Gv gọi hs lần lượt nêu ý kiến. - Gv kết luận: Kết bài không mở rộng :a Kết bài mở rộng: b,c.đ,e Bài 2: - Gv nêu yêu cầu đề bài. - Cho hs thảo luận ,trao đổi nhóm. - Gọi hs nêu ý kiến thảo luận. - Cả lớp,Gv nhận xét: - Một người chính trực: kết bài không mở rông. - Nỗi dằn vặt của An-drây-ca: kết bài không mở rộng. Bài 3: Gv nêu yêu cầu và cho hs làm vào phiếu. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ Hỏi lại kiến thức đã học Nhận xét giờ học LUYỆN TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU : - Biết thực hiện phép nhân một số nhân với một tổng, nhân một tổng với một số. - HS biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - GD tính cẩn thận chính xác khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Các cách thực hiện nhân một số với một tổng: - GV ghi bảng: 4 x (3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5 Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức. - Từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5. - Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm thế nào? - Yêu cầu HS rút ra kết luận - GV viết dưới dạng biểu thức a x (b + c) = a x b + a x c HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng . - Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? -Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét. Bài 2a (Làm vào vở) - Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng dẫn : Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng . -GV yêu cầu HS tự làm bài Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? -Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét. Bài tập 3: - HS tính và so sánh kết quả. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc “Nhân một số với một tổng” ----------------------------------------------------------- Thứ 5, ngày 5 tháng 11 năm 2015 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - Tại lớp học sinh làm được các bài tập bài 1 (a,b,c) ; bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK; Bảng con; VBT toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới Giới thiệu bài: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Phép nhân 36 x 23 -GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. -Vậy 36 x 23 = 828 * Hướng dẫn đặt tính và tính: 36 *Gv hướng dẫn hs cách đặt tính x 23 và thực hiện tính như ở SGK. 108 72 828 - GV viết đến đâu, cần phải giải thích ngay đến đó, đặc biệt cần giải thích rõ: + 108 là tích của 36 và 3, gọi là tích riêng thứ nhất. + 72 là tích của 36 & 2 chục. Vì đây là 72 chục tức là 720 nên ta viết thụt vào bên trái một cột so với 108. 72 gọi là tích riêng thứ hai Cho HS ghi tiếp vào vở các tên gọi: + 108 là tích riêng thứ nhất. + 72 là tích riêng thứ hai. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Yêu cầu HS làm trên bảng con. - GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm. Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi. Bài tập 3: - Trước tiên hỏi chung cả lớp cần thực hiện phép tính gì. Sau đó cho HS tính & viết lời giải vào vở. - GV nhận xét HS làm bài. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cho hs lên bảng thi đua đặt tính và tính BT3 ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. - Chuẩn bị bài: Luyện tập ----------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ (TT) I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất (BT1, mục III) ; bước đầu tập đặt câu với từ tìm được (BT3, mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4,5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập - Băng dính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - Gọi HS nhắc lại một số từ ngữ về Ý chí, nghị lực. - GV nhận xét sửa sai. 2. Bài mới Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Phần nhận xét Bài tập 1: - Yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu. - GV chốt lại + Tờ giấy này trắng : mức độ trung bình – tính từ trắng. + Tờ giấy này trăng trắng : mức độ thấp – từ láy trăng trắng. + Tờ giấy này tráng tinh : mức độ cao – từ ghép trắng tinh. 2. Phần ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Phần luyện tập Bài tập 1: 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập GV chốt lại : đậm, ngọt , rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. - Gv nhận xét Bài tập 2 - Đỏ : đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, d0ỏ chói, đỏ chót, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hồng, đỏ hon hỏn ; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá quá đỏ ; đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ nhất . . . - Cao : cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi ; rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao ; cao như núi, cao nơn núi, cao nhất. . . - Vui : vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng, ; rất vui, vui lắm, vui quá ; vui như Tết, vui hơn Tết, vui nhất. Bài tập 3 - Hướng dẫn HS đặt câu. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Ý chí, nghị lực. -------------------------------------------------------------- LTV - TẬP ĐỌC “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - GD HS có ý chí, ngji lực vươn lên trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Luyện đọc: - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến cho ăn học +Đoạn 2: tiếp theo đến không nản chí. +Đoạn 3: tiếp theo đến Trưng Nhị. +Đoạn 4: phần còn lại. +HS đọc chú thích và kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn : giọng chậm rãi đoạn 1,2 và nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc giọng sảng khoái. 2. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: “Bưởi mồ côi.không nãn chí. ” - GV đọc mẫu - Từng cặp HS luyện đọc HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Một vài HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét cách đọc của HS. - Nhận xét về con người của Bạch Thái Bưởi ? ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. --------------------------------------------------- Thứ 6, ngày 6 tháng 11 năm 2015 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số. - Tại lớp HS làm được các bài tập: Bài 1; bài 2 (cột 1,2) ; bài 3. - Giáo dục tính cẩn thận trong làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, vở toán, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài. - GV nhận xét. Bài 2: Cho HS tính ngoài giấy nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống. - GV nhận xét .. Bài 3: HS tự giải bài toán - Gọi 1 HS lên bảng giải - GV nhận xét sửa sai. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Liên hệ giáo dục: nhắc nhở HS làm tính cẩn thận, học thuộc bảng nhân từ 2 đến 9. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Về nhà làm lại các bài tập đã học. --------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU: - Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện . Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên - Có ý thức tự giác trong làm bài, không quay cóp, nhìn bài bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi săn đề bài và 3 phần ( mở bài , diễn biến , kết thúc ) của bài văn kể chuyện. - HS chuyển bị dàn bài, vở tập làm văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động Bài cũ 2. Bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học và ghi đề HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm hiểu yêu cầu của đề bài * Đề bài: - Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc đựơc đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. - Yêu cầu HS gạch dưới những từ quan trong. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Yêu cầu HS làm vào vở, nộp nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV đọc một bài văn hay cho cả lớp nghe. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. - Chẩn bị bài tiếp theo -------------------------------------------------- HĐNGLL PHÁT ĐỘNG THI ĐUA “HOA TƯƠI DÂNG TẶNG THẦY, CÔ” I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh. - Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt; tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô. - Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập. - Trân trọng biết ơn thầy, cô giáo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Về phương tiện hoạt động - Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy cô - Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể về công lao của thầy cô đối với học sinh. - Khăn bàn, bình hoa. b. Về tổ chức - Các nhóm viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo tiêu đề "Hoa điểm tốt dâng thầy cô". Nội dung đăng ký nên ngắn gọn, cụ thể theo hai chỉ tiêu đánh giá: + Kỉ luật trật tự trong lớp học + Số việc tốt đạt được của cả tổ - Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các nhóm: - Giáo viên cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buổi trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô. - Chọn hai em điều khiển: + Một em điều khiển phát động thi đua + Một em điều khiển phần vui chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Khởi động - Hát tập thể - Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. Tiến hành hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trao đổi tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo thông qua một số câu hỏi như: - Bạn có biết để có một tiết dạy tốt thầy cô giáo phải chuẩn bị như thế nào không? - Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta? - Bạn có thể làm được việc gì giúp thầy cô giáo dạy tốt? - Đối với những học sinh phạm lỗi, thầy cô phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao? - Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì? Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, người điều khiển bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, sự tận tâm hết lòng của thầy cô giáo đối với học sinh. 2. Đăng kí tuần học tốt - Cán bộ lớp nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần "Hoa tươi dâng tặng thầy cô giáo". - Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua của tổ mình. HĐTQ ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các nhóm lên bảng. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Tổ chức trò chơi vui HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Giáo dục HS trân trọng yêu quý nghề giáo viên, có ước mơ cao đẹp cho bản thân mình ĐÁNH GIÁ CT HĐTQ nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các nhóm và cá nhân ____________________________________ SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 12 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 12 GV: Kế hoạch tuần 13 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 12: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 13: 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 12, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Phát động thi đua chào mừng ngày 20-11 5. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. _______________________________ Ngày tháng 11 năm 2015 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_12_dinh_ngoc_tu.doc