Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 15 - Đinh Ngọc Tú

doc 23 trang vnen 13/11/2023 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 15 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 15 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 15 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ 2, ngày 23 tháng 11 năm 2015
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD HS có những ước mơ, khát khao đối với tuổi thơ của mình.
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 3 HS đọc bài: “Chú Đất Nung - phần 2” 
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm:
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - T/c cho HS thi đọc.
 c) GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài 
Yêu cầu HS đọc đoạn 1. 
+ Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ?
GV : Cánh diều được tác giả tả một cách tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
- Ghi bảng Mục đồng : trẻ chăn trâu, dê, bò, cừu ở làng quê.
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Huyền ảo : đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư. 
- Khát vọng : điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.
GV : Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn nhỏ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó, những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
+ Bài văn nói lên điều gì ?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liển hệ giáo dục học sinh
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
----------------------------------------
Toán
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ 0 
I. Mục tiêu
Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)
GD HS Tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy – học
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS tính nhẩm.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Trường hợp số bị chia và số chia có một chữ số 0 ở tận cùng:
*Ví dụ: 320 : 40 
+ Viết phép tính dưới dạng 1 số chia cho một tích ?
+ Y/c HS làm theo cách thuận tiện:
320 : ( 10 x 4 ) 
+ Vậy 320 : 4 = ?
+ Nhận xét về kết quả của 320 : 40 và 32 : 4 ?
+ Có nhận xét gì về các chữ số của hai phép tính trên ?
 Vậy ta có: 320 : 4 = 32 : 4 . Để thực hiện 320 : 4 ta chỉ việc xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40, rồi chia.
b) Trường hợp số c/số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
* Ví dụ : 32000 : 400
(Hướng dẫn tương tự, sau đó Y/c HS thực hiện chia).
Vậy: 32000 : 400 = 320 : 4
Để thực hiện phép tính trên ta chỉ việc xoá đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của cả số bị chia và số chia rồi thực hiện.
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
*K ết luận sgk
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 1: Gọi HS đọc y/c. 
+ Bài tập y/c gì ?
- Nhận xét.
*Bài 2: Tìm x.
+ Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào ?
- Nhận xét
* Bài 3: 
Gọi HS đọc y/c. 
Tóm tắt 
Dự định xếp 180 tấn hàng
 a) 1 toa: 20 tấn: ... toa ?
b) 1 toa: 30 tấn: ... toa ? 
- GV cùng HS nhận xét
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc kết luận và vận dụng làm bài trong vở bài tập.
Chính tả (Nghe - viết)
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a
- Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì rèn luyện chữ viết
II. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp.
- GV nxét.
2. Bài mới
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 HD nghe, viết chính tả 
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Cánh diều đẹp như thế nào ?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?
* HD viết từ khó:
- Y/c HS tìm từ khó, dễ lẫn và viết.
- GV nxét, sửa sai cho HS.
* Viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài viết 1 lần.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Chữa bài:
- GV thu bài, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 2a: Gọi HS đọc y/c của bài.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Y/c các nhóm trình bày, nxét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Ch: - Đồ chơi:
 - Trò chơi: 
+ Tr: - Đồ chơi:
 - Trò chơi:
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Giáo dục bảo vệ môi trường: ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
ĐÁNH GIÁ
- Gọi 1 HS kể lại tên các đồ chơi, trò chơi mà em biết.
- GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2015
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu
Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
Bài 1, bài 2
Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy – học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu qui tắc chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ?
- Nhận xét
2. Bài mới 
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Ví dụ:
a) 672 : 21 = ? 
+ Vận dụng tính chất một số chia cho một tích.
+ Y/c HS đặt tính thực hiện từ trái sang phải.
- Y/c HS nêu cách thực hiện:
+ Vậy  672 : 21 = ?
+ 672 : 21 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
b) 779 : 18 = ?
- HS nêu cách đặt tính.
- Gọi 1 HS vừa làm vừa nêu.
- GV cùng HS nx, chốt lời giải đúng:
+ Vậy 779 : 18 = ?
+ 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
+ Trong phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
* Hướng dẫn tập ước lượng thương.
- Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.
VD: 75 : 23; 89 : 22; 68 : 21; ...
+ Ước lượng: Lấy hàng chục chia cho hàng chục.
* GV nêu : Để tránh phải thử nhiều, ta làm tròn các số.
VD : 75 : 17, 75 tròn thành 80, 17 làm tròn 20.
* Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số chục gần nhất như:
VD : 75, 76, 77, 78, 79 tròn 80, 90.
 71, 72, 73, 74 tròn 70, 60
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
*Bài 1: 
Đặt tính rồi tính.
- Y/c HS nêu cách thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét.
*Bài 2: 
Gọi HS đọc đề bài. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
Tóm tắt
15 phòng học: 240 bộ bàn ghế.
1 phòng học: ... bộ bàn ghế ?
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 3: 
Tìm x
+ Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào ?
- Y/c 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét HS
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài trong vở bài tập
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
- GD HS biết ơn các thầy cô giáo
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động : Hát
2. Bài mới :
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Hoạt động 1: 
Báo cáo kết quả sưu tầm
- Y/c hs đọc những câu ca dao.
+ Nêu tên những truyện kể về thầy, cô giáo ?
+ Hãy kể một kỷ niệm khó quên về thầy cô giáo của em ?
+ Các câu ca dao tục ngữ đó khuyên ta điều gì ?
*Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Kể cho bạn nghe những câu chuyện hay về những kỷ niệm khó quên về thầy cô giáo ?
+ Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao ? Các câu chuyện em được nghe đều thể hiện bài học gì ?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Sắm vai xử lý tình huống.
- GV nêu 3 tình huống 
+ Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục, em sẽ làm gì ?
+ Cô giáo có con nhỏ, chồng cô đi công tác xa, em sẽ làm gì để giúp đỡ cô ?
+ Em có tán thành với cách giải quyết của các bạn không ?
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thể hiện tốt ...
*Ghi nhớ (sgk)
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về sưu tầm các câu chuyện nói về những tấm gương học tập tốt và có ý thức vâng lời các thầy giáo cô giáo.
-----------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. Mục đích, yêu cầu
Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
GD HS biết cách chơi và tham gia các trò chơi bổ ích
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh vẽ đồ chơi trong sgk + sưu tầm 1 số loại đồ chơi.
- Phiếu để cho HS làm bài tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Khởi động
KTBC 
+ Câu hỏi còn dùng để hỏi mục đích nào khác ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Bài 1: 
Gọi HS đọc y/c.
- GV dán tranh minh hoạ các đồ chơi.
- Gọi 1, 2 HS lên bảng ghi nhanh tên đồ chơi, trò chơi ở các tranh.
- GV nhận xét.
*Bài 2:
 Gọi HS đọc y/c.
- GV y/c HS kể các đồ chơi, trò chơi dân gian, hiện đại.
- GV nêu thêm VD: Trồng nụ trồng hoa, ném vòng vào cổ trai, tàu hoả trên không, đua mô tô trên sàn quay, cưỡi ngựa, ...
*Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
+ Nói rõ các trò chơi có ích, có hại ntn ?
- Đại diện nhóm trình bày và thuyết trình.
a) Nêu những trò chơi, đồ chơi đó có ích ?
b) Những đồ chơi, trò chơi có hại ?
*Bài 4: Gọi HS đọc y/c.
- Có thể y/c HS đặt câu với mỗi từ tìm được.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS CB bài sau. 
---------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Nghe kể và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em hoặc chuyện trong SGK
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: Giáo án, sgk.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể chuyện trước.
- GV nhận xét
2. Bài mới
Giới thiệu bài 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc y/c.
- Phân tích đề bài, bài văn y/c kể gì ?
- Y/c HS quan sát tranh và đọc tên truyện.
- Hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe.
*GV kể một câu chuyện làm mẫu
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Kể trong nhóm:
- Y/c HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật ý nghĩa truyện.
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét
- Tuyên dương, khen ngợi HS
 HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau. 
---------------------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tập đọc
TUỔI NGỰA 
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
HS khá, giỏi thực hiện được CH5 (SGK).
- GD HS biết yêu thương cha mẹ
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS đọc bài: “Cánh diều tuổi thơ” 
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét 
2. Bài mới
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc bài
+ Bài chia làm mấy đoạn, phân chia từng đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS các nhóm thi đọc.
c) GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS khổ thơ 1.
+ Bạn nhỏ tuổi gì ?
+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
+ Khổ thơ 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2.
+ “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
TCTV: Trung du:
 Đại ngàn rừng lớn có nhiều cây to lâu đời. 
+ Đi khắp nơi nhưng “ Ngựa con” vẫn nhớ mẹ như thế nào ?
+ Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3.
+ Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những cánh đồng hoa ?
+ Khổ thơ 3 tả cảnh gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4.
 + “Ngựa con” đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?
+ Cậu bé yêu mẹ như thế nào ?
+ Khổ thơ 4 nói gì ?
+ Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài này em sẽ vẽ như thế nào ?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài thơ.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
- Nx TCTV: HS hiểu nội dung và nói TV tốt hơn.
- Dặn HS về học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau: “ Kéo co”
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu
Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Bài 1, bài 3 (a)
II. Đồ dùng dạy – học 
- GV: Giáo án + SGK 
III. Các hoạt động dạy – học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới 
Giới thiệu bài, ghi bảng
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Ví dụ :
a) 8192 : 64 = 
- Vậy: 8192 : 64 = 128.
*Chú ý ước lượng ở các lần chia.
b) 1154 : 62 = ?
- Yêu cầu HS thực hiện và nêu các bước chia.
- Đây là phép chia có dư, vậy số dư là 38 nhỏ hơn số chia.
*Chú ý: 115 : 62 ước lượng 11 : 6 = 1 dư 5.
 534 : 62 ước lượng 53 : 6 bằng 8 dư 5
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
+ Thực hiện phếp chia theo mấy bước ?
- Y/c HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài
 *Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
Tóm tắt
 12 cái: 1 tá.
3500 bút: ... tá ? Còn thừa ... bút ?
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 3: Tìm x
+ Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào ?
- Nhiều HS nêu lại cách tìm một thừa số, tìm số chia.
- Y/c 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
- Yêu thích văn học và viết văn
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn nd: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Khởi động
KTBC
+ Thế nào là miêu tả ?
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả ?
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
2. Bài mới
Giới thiệu bài, ghi bảng
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 1: 
Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
+ Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
TCTV: Cho HS đọc lại mở bài, thân bài, kết luận vừa nêu.
+ Mở bài, kết bài theo cách nào ?
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào ?
- Y/c HS thảo luận ghi vào phiếu câu b, d.
- GV cùng HS nx, kết luận lời giải đúng.
*Bài 2: 
Gọi HS đọc y/c
- GV viết đề bài lên bảng.
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đọc dàn bài của mình.
- GV ghi nhanh lên bảng các ý chính để có 1 dàn ý hoàn chỉnh.
+ Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào ?
+ Khi tả đồ vật chúng ta cần lưu ý điều gì?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------
Luyện Toán
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ 0 
I. Mục tiêu
Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)
GD HS Tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Trường hợp số bị chia và số chia có một chữ số 0 ở tận cùng:
*Ví dụ: 320 : 40 
+ Viết phép tính dưới dạng 1 số chia cho một tích ?
+ Y/c HS làm theo cách thuận tiện:
320 : ( 10 x 4 ) 
+ Vậy 320 : 4 = ?
+ Nhận xét về kết quả của 320 : 40 và 32 : 4 ?
+ Có nhận xét gì về các chữ số của hai phép tính trên ?
 Vậy ta có: 320 : 4 = 32 : 4 . Để thực hiện 320 : 4 ta chỉ việc xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40, rồi chia.
b) Trường hợp số c/số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
* Ví dụ : 32000 : 400
(Hướng dẫn tương tự, sau đó Y/c HS thực hiện chia).
Vậy: 32000 : 400 = 320 : 4
Để thực hiện phép tính trên ta chỉ việc xoá đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của cả số bị chia và số chia rồi thực hiện.
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
*K ết luận sgk
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 1: Gọi HS đọc y/c. 
+ Bài tập y/c gì ?
- Nhận xét.
*Bài 2: Tìm x.
+ Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào ?
- Nhận xét
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c. 
Tóm tắt 
Dự định xếp 180 tấn hàng
 a) 1 toa: 20 tấn: ... toa ?
b) 1 toa: 30 tấn: ... toa ? 
- GV cùng HS nhận xét
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
Bài 1, bài 2 (b)
Cẩn thận khi làm tính
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
 Tóm tắt 
 2 bánh : 1 xe
 36 nan hoa : 1 bánh xe
5260 nan hoa: ... xe, thừa... nan hoa ? 
- Nêu cách giải khác.
- Nhận xét
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ giáo dục
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét giờ học. 
-------------------------------------
Luyện từ và câu
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).
- GD HS biết lịch sự khi hỏi người khác
II. Đồ dùng dạy - học
- 1 số tờ phiếu khổ to viết y/c của bài tập 2.
- 3 tờ giấy kẻ bảng trả lời để HS làm bài tập 1 (luyện tập).
III. Các hoạt động dạy - học
1. Khởi động
KTBC 
+ Hãy nêu tên 1 số đồ chơi, trò chơi ?
- GV nhận xét 
2. Bài mới
Giới thiệu bài, ghi bảng 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nhận xét 
*Bài tập 1: Gọi HS đọc y/c.
+ Nêu những câu hỏi có trong bài ?
- GV nx chốt lại.
* Bài tập 2: 
Gọi HS đọc y/c.
- GV phát phiếu 
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình.
- GV cùng HS nhận xét đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa.
*Bài tập 3: Gọi HS đọc y/c.
2. Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 * Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- 1 HS làm bài trên phiếu, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Trình bày kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng
*Bài tập 2: Gọi HS đọc y/c.
- Gọi 2 HS tìm đọc các câu hỏi trích trong đoạn trích truyện các em nhỏ và cụ già.
+ Các câu bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp không ? Vì sao?
- GV cùng HS nx, chốt lại câu hỏi đúng.
 ĐÁNH GIÁ
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
LTV- Luyện viết
LUYỆN VIẾT BÀI 3
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 3
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
---------------------------------------------
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức vừa học vào cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học
 - SGK, phiếu
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
 Bài cũ: 
-GV yêu cầu HS làm bài 1a
-GV nhận xét
2. Bài mới: 
Giới thiệu: Nêu mục tiêu của bài học.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 
-GV ghi bảng phép tính 10105 : 43 = ?
-Hướng dẫn HS đặt tính và tính theo thứ tự từ trái sang phải
-GV giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
101 :43=? có thể ước lượng10:4=2(dư2)
150:43=?có thể ước lượng15:4 = 3(dư3)
215 : 43 = ? có thể ước lượng 20 : 4 = 5
2. Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 
26 345 : 35 = ?
-Tiến hành tương tự như trên 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
-Đặt tính rồi tính
-GV theo dõi HS làm, giúp đỡ một số em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
ĐÁNH GIÁ
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
-----------------------------------------------
Tập làm văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
- GD HS thói quen quan sát
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Khởi động
KTBC 
- Gọi HS đọc dàn ý tả chiếc áo của em.
- Nhận xét.
2. Bài mới
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tìm hiểu ví dụ
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c và gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nx, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
+ Theo em quan sát đồ vật cần chú ý những gì ?
- GV nx kết luận:
 * Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Gọi HS đọc y/c, GV ghi đề bài lên bảng.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Khen ngợi những em lập dàn ý chi tiết và đúng và liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------
HĐNGLL
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu	
- Giúp HS hiểu được và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- HS chấp hành và giữ an toàn khi đi học, đi làm .
*Nội dung và hình thức :
a, Nội dụng :
- Hiểu đuợc và ý thức tuân theo luật an toàn giao thông .
- Chấp hành và giữ an toàn khi đi đường 
b, Hình thức :	
- Báo cáo kết quả , thảo luận, trao đổi, về chấp hành an toàn giao thông đường bộ .
II. Chuẩn bị hoạt động :	
- Một số biển báo về giao thông .
- Tranh ảnh một số làn đường quy định cho người đi bộ và các phương tiện .
III. Tiến hành hoạt động :	
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát .
2. Hoạt động
Giới thiệu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Yêu cầu HS trình bày kết quả về ý thức tuân theo luật giao thông và chấp hành giữ an toàn khi đi đường .
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Cho HS vẽ tranh về luật giao thông đường bộ .
- Cho HS vẽ tranh . 
- Cho HS trưng bày sản phẩm .
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét, khen ngợi .
- Tổng kết giờ học .
---------------------------------------
Sinh hoạt
ĐÁNH GIÁ TUẦN 15
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 15
 GV: Kế hoạch tuần 16
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 15:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 16:
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 13, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Thi đua cháo mừng kĩ niệm ngày TL QĐND Việt nam
5. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
_______________________________
 Ngày tháng 11 năm 2015
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_15_dinh_ngoc_tu.doc