Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 19 (Bản đẹp)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 19 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 19 (Bản đẹp)
TUẦN 19 Thứ hai, ngày 9 tháng 1 năm 2017 TOÁN: KI - LÔ- MÉT VUÔNG I.MỤC TIÊU - Biết ki-lô mét vuông là đơn vị đo diện tích.Đọc,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki -lô-mét vuông.Biết 1km2 =1 000 000 m2 và ngược lại . Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2. và ngược lại. - Học sinh cả lớp hoàn thành bài 1,bài 2, bài 4b. - Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán. *Điều chỉnh: Cập nhật thông tin diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3324,92 ki lô mét vuông. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Có thể sử dụng tranh cánh đồng, khu rừng III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập để khởi động - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 1. Giới thiệu ki-lô-mét vuông Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, rừng cây, một khu vườnngười ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông Giới thiệu tranh, ảnh mnh họa. Ki- lô-mét vuông là đơn vị do diện tích có cạnh dài 1 ki-lô-mét. Ki- lô-mét vuông viết tắt là km2 1 km2 = 1000 000 m2 .B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Hướng dẫn luyện tập: * Bài 1; bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Em tự đọc kĩ nội dung bài tập 1 và 2.rồi tự làm vào vở BT. - Em chia sẻ kết quả với bạn - Trình bày trước lớp. Chốt kết quả đúng . Bài 4b: Chọn ra số thích hợp - Việc 1: Cá nhân tự làm vào vở - Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả bài làm - Trình bày trước lớp : Diện tích nước Việt Nam là: 330 991km2 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao đổi với người thân về đơn vị đo diện tích km2 ĐỊA LÝ : THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I. MỤC TIÊU: - Đối với HS cả lớp: + Nêu được 1 số đặc điểm chủ yếu của TP Hải Phòng: Vị trí ở ven biển, bên bờ sông Cấm, là thành phố cảng, trung tâm CN đóng tàu, trung tâm du lịch + Chỉ được Thành phố Hải phòng trên bản đồ. - HSHT: Kể 1 số điều kiện để TP Hải Phòng trở thành cảng biển, trung tâm du lịch lớn của nước ta - GDBVMT: GDHS biết yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - GD Biển đảo: Biết được Hải Phòng là thành phố có nhiều cảng biển đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính VN - Hình minh hoạ SGK III. HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Hải phòng Thành phố cảng Việc 1: Treo bản đồ hành chính VN, y/c H làm việc N2, đọc sách, qs bản đồ hành thành bảng sau: ? Vị trí ở phía ĐBBB ? Phía Bắc giáp với ? Phía Nam giáp. ? Phía Tây giáp.. ? Phía Đông giáp.. ? Các loại hình gt Việc 2: Y/c H chỉ vị trí của TPHP trên bản đồ. ? Nêu các đ/k để HP trở thành 1 cảng biển? Việc 3: Mô tả hoạt động của cảng HP? KL: Với đ/k thuận lợi HP đã trở thành TP cảng lớn nhất miền Bắc có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT của đất nước. 2. Đóng tàu - ngành CN quan trọng của Hải Phòng Việc 1: Y/c H đọc SGK tìm thông tin về ngành đóng tàu của HP Thảo luận nhóm. Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình. 3. Trung tâm du lịch Việc 1: Y/c H dựa vào SGK thảo luận nhóm tìm nững đ/k để HP trở thành trung tâm du lịch. ? Nơi nào của Thành phố Hải Phòng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới? - Mở rộng cho H biết thêm về vườn quốc gia Cát Bà Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình. - Y/c đọc thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Cần biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Ôn lại bài. Thứ ba, ngày 10 ngày 1 năm 2017 TẬP ĐỌC BỐN ANH TÀI I.MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng kể chuyện bước đầu biết biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng , sức khỏe của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động Việc 1: Nghe GV nhận xét kết quả HKI Việc 2 : Nghe giới thiệu bài và mục tiêu bài đọc B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Luyện đọc . 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi Việc 1: Luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm ( 5 đoạn), nhóm trưởng theo dõi, chữa chỗ đọc sai cho bạn. Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm đọc trước lớp. Việc 3: Luyện đọc các câu dài trên bảng phụ - Đọc, hiểu các từ được chú giải. HĐ2: Tìm hiểu bài: Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi - Chia sẻ kết quả với bạn tong nhóm. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp * Truyện ca ngợi điều gì ? Hs thảo luận nêu nội dung bài. Nội dung: Truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Nghe cô giáo đọc diễn cảm câu chuyện. - Luyện đọc đoạn 1và 2 trong nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp. Đai diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em kể lại câu chuyện cho người thân nghe LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I.MỤC TIÊU - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn. - Giáo dục H biết sử dụng câu đúng ngữ cảnh II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập ở phần nhận xét III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi tự đặt 1 câu kể - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Nhận xét: - Đọc nội dung bài tập 1ở bảng phụ, Thảo luận nhóm. - : Huy động kết quả trên bảng nhóm - Y/c Hs thảo luận nêu ghi nhớ: Chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất trong câu, thường trả lời câu hỏi Ai , cái gì, con gì? Luyện tập Bài 1: Xác định bộ phận chủ ngữ trong các câu sau: - Em đọc kĩ đoạn văn, tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì? Trong mỗi câu văn. - Em chia sẻ với bạn - Huy động kết quả. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những Bài tập 2: HS tự làm vào vở BT sau đó trao đổi với bạn bên cạnh. Huy động kết quả trước lớp . +Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu. Bài tập 3: Quan sát tranh và nói hoạt động của người và vật được miêu tả trong tranh. Nhóm trưởng tổ chức các bạn quan sát tranh và trình bày hoạt động của người và vật được miêu tả trong tranh Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em luyện viết những câu văn và nêu bộ phận chủ ngữ trong câu cho người thân nghe. TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU Giúp HS: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Học sinh cả lớp hoàn thành bài 1,bài 3b, bài 5. - Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán. *Điều chỉnh: Cập nhật thông tin diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3324,92 ki lô mét vuông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi BT5 III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm Nhóm trưởng tổ chức các bạn làm ở bảng nhóm Huy động kết quả, đại diện nhóm nêu cách làm 530dm2=53000cm2; 13dm229cm2 = 1329cm2 ; 84600cm2 = 864dm2 300dm2 = 3m2 ; 10km2 = 10 000 000m2 9 000 000m2 = 9km2 Bài 3b. Cho biết diện tích 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh Thành phố nào có diện tích lớn nhất, TP nào có diện tích bé nhất diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng:3324,92 ki lô mét vuông. - Dọc số liệu và tự làm vào vở BT. - Huy động kết quả, chốt kết quả đúng. TP Hà Nội có DT lớn nhất * Bài 5: Quan sát biểu đồ, : GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1 km2 - Thảo luận nhóm, dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi. HS trình bày trước lớp: Chốt kết quả đúng .C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân tìm hiểu thêm về dơn vị đo diện tích km2 Tập đọc: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I.MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em do vậy hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. - Học thuộc lòng ít nhất 3 khổ thơ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức lớp hát. Việc 2: Nghe cô giáo nêu mục tiêu, nội dung tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi Luyện đọc nối tiếp theo nhóm, nhóm trưởng giúp các bạn đọc đúng các nhịp thơ, từng khổ thơ. HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - Đọc hiểu các từ được chú giải 2. Tìm hiểu bài: Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc thầm từng khổ thơ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài Huy động kết quả trước lớp. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Nêu được nội dung bài thơ Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất Luyện đọc diễn cảm và HTL: - Nghe cô giáo đọc bài thơ, nắm được nhịp thơ, ngắt nhịp, nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm. ( 2-3 khổ thơ) Tổ chức thi đọc: HS thi đọc thuộc lòng, thi đọc diễn cảm bài thơ. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà đọc lại bài thơ cho người thân nghe. ÔN TOÁN : ÔN TẬP I.MỤC TIÊU Giúp học sinh : - Đọc, viết, chuyển đổi đúng các số đo diện tích theo đơn vị Ki – lô – mét vuông; chuyển đổi từ ki – lô – mét vuông. - Đọc thông tin trên biểu đồ cột. - Nhận biết được đặc điểm, tính được diện tích của hình bình hành và vận dụng giải toán có nội dung thực tế. * HS hoàn thánh các BT 1; 2 ; 3 (6) BT 4; (7); Bài 5;6 (8); Bài 7; 8 (9). - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 2. III HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: : *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 5 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: Cách tính diên tích - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1(Tr 6): -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và viết chữ số thích hợp vào chỗ trống. - HĐKQ: Chốt kiến thức Bài 2 ( Tr 6): -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C cố: Cách đổi đơn vị đo. Bài 3 ( Tr 6 - 7) - Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. ) * C cố: Chốt kiến thức về hình bình hành. Bài 4 ( Tr 7): - Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C cố: Cách tính diện tích hình bình hành. Bài 5: - Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. * C cố: Cách đọc biểu đồ. Bài 8 ( Tr 9): -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu cách nêu cách giải BT. HĐKQ : Chốt kiến thức về tính diện tích hình bình hành. * YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:: Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện, HTBT trang 5,6,7,8,9. Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2017 TOÁN HÌNH BÌNH HÀNH I.MỤC TIÊU - Hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học. HS cả lớp hoàn thành bài 1,bài 2. - Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ vẽ một số hình: H/vuông, h/ chữ nhật. H/bình hành, h/ tứ giác III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức: 1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành - HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành - Giới thiệu tên gọi hình bình hành 2. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành - GV gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình bình hành (thông qua việc đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hbh có 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau). HS phát biểu thành lời: “HBH có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau” - HS tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả Các hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình 5 Bài 2: Cho biết trong hình tứ giác ABCD: AB và DC là hai cạnh đối diện AD và BC là hai cạnh đối diện. Hình tứ giác ABCD và hbh MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. - Em tự trả lời - Em trao đổi với bạn về kết quả của mình - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất: Hình bình hành MNPQ có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Giới thiệu cho người thân biết về hình bình hành LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG I.MỤC TIÊU - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người - Biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng tài ) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu vói từ đã xếp ( BT1, BT2 ) hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người ( BT3, BT4 ). - HS biết sử dụng vốn từ đã học vào nói và viết. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, vở BTTV III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * 1. Khởi động Việc 1: Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước. Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Bài tập 1: Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ Hs đọc nội dung BT, nghe Gv hướng dẫn - Làm việc theo nhóm, thảo luận, xép các từ có tiếng Tài vào 2 nhóm - Huy động kết quả: a)Tài có nghĩa có khả năng hơn người bình thường:tài hoa , tài giỏi, tài nghệ, tài ba , tài đức , tài năng. b)Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên , tài trợ , tài sản. 2. Bài tập 2: Đặt câu với từ ở BT 1 - HS nối tiếp nhau đặt câu 3. BT 3,4: Hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ. - HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ theo nhóm Câu a: Người ta là hoa đất. Câu b Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - Nghe cô giáo giải thích nghĩa các thành ngữ trên Câu a: Người ta là hoa đất : Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất. Câu b: Chuông có đánh mới kêu/ Đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. Câu c: Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em chia sẻ với người thân những câu thành ngữ nói về tài năng.. Thứ năm, ngày 12 tháng1 năm 2017 HĐNG: ATGT Bài 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường. Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn. Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vong xa hơn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Giáo viên - Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận. - Băng dính để dán, dính giấy lên tường, kéo để cắt băng dính. - Thước nhỏ hoặc que để chỉ trên sơ đồ. - Hai sơ đồ trên giấy khổ lớn (khoảng 60 cm x 80 cm) + Sơ đồ khu vực quanh trường học với khoảng cách xa nhất, chừng 1 km và GV cần tìm hiểu trước tình hình giao thông trên đường ở gần trường (an toàn hay không an toàn). + Sơ đồ về những con đường từ trường A đến địa điểm lựa chọn B, chọn B sao cho từ A đến B có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau trong đó có những đoạn đường an toàn và không an toàn. Giấy A4 đủ phát cho các nhóm lớn (8 – 10 HS) chia dọc thành 2 cột đề: Con đường an toàn và con đường không an toàn. 2. Học sinh Quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm. III. HOẠT ĐỘNG HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu con đường đi an toàn - Việc 1: HS nghe GV nêu câu hỏi: Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp? - Việc 2: Cá nhân mỗi HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Trao đổi câu trả lời với các bạn trong nhóm Việc 1: Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Việc 2: Nghe GV chốt lại kiến thức B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. HĐ 1: Chọn con đường an toàn đi đến trường - Việc 1: quan sát sơ đồ giáo viên treo lên bảng về đường an toàn và đường không an toàn - Việc 2: Cá nhân mỗi HS tự suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời - Trao đổi câu trả lời với các bạn trong nhóm Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 2. HĐ 2: Hoạt động hỗ trợ - Việc 1: HS nghe GV nêu tình huống: Trên đường đến trường có nhiều con đường khác nhau. Em lựa chọn con đương đến trường như thế nào khi đi bộ và khi đi bằng xe đạp? - Việc 2: Cá nhân mỗi HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Trao đổi câu trả lời với các bạn trong nhóm Việc 1: Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Việc 2: Nghe GV chốt lại kiến thức: Nếu đi bộ hay đi xe đạp đến trường, các em cần lựa chọn con đường hợp lí và đảm bảo an toàn C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 1. Cùng người thân thực hiện: nói cho người thân biết về con đường an toàn và đường không an toàn TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.MỤC TIÊU - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và dán tiếp) trong bài văn tả đồ vật (BT1). - Viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2). - Nghiêm túc tự giác học bài, làm bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Các đoạn ấy có gì giống nhau và có gì khác nhau? Việc 1: Em đọc lại các đoạn văn trong SGK Việc 2: Cho biết các đoạn văn có gì giống và khác nhau Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, thống nhất: - Giống nhau: đều là các đoạn văn mở bài giới thiệu cái cặp sách - Khác nhau: đoạn a, b: MB trực tiếp, đoạn c: MB gián tiếp 2. Hãy viết một đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em: - Theo cách mở bài trực tiếp - Theo cách mở bài gián tiếp Việc 1: Em đọc đề bài. Việc 2: Viết đoạn 2 văn. Em cùng bạn bên cạnh đọc cho nhau nghe về bài viết của mình. Chú ý sửa câu, từ cho bạn Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số HS giới thiệu, các bạn khác nhận xét bổ sung câu từ, diễn đạt. Việc 2: Một số HS có năng lực nổi trội đọc bài của mình cho các bạn tham khảo. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Đọc cho người thân nghe về đoạn viết của mình TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I.MỤC TIÊU - Biết cách tính hình bình hành và một số đặc điểmcủa nó - HS biết vận dụng công thức tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập. - HS cả lớp hoàn thành bài 1,bài 3a. - GDHS tính cẩn thận, chính xác. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng học toán III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức: * Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành GV vẽ trên bảnh hbh ABCD, vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hbh, độ dài AH là chiều cao của hbh. - GV đặt vấn đề: Tính diện tích hbh ABCD đã cho - GV gợi ý để HS có thể kẻ được đường cao AH của hbh, sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại (hình SGK) để được hcn ABIH - GV yêu cầu HS nhận xét về diện tích hbh và hcn vừa tạo thành - Từ đó GV yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hbh. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hbh lên bảng S = a x h ( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hbh) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau: - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả - Diện tích hình bình hành là: 9 x 5 = 45 cm2 - Diện tích hình bình hành là: 13 x 4 = 52 cm2 - Diện tích hình bình hành là: 7 x 9 = 63 cm2 Bài 3: Tính diện tích hình bình hành biết: a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả Đổi: 4dm = 40cm Diện tích hình bình hành là: 40 x 34 = 1360 cm2 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích hình bình hành ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP I.MỤC TIÊU - §äc và hiểu bài Thanh âm của núi. Biết trao đổi ý kiến về những điều con người đã làm đẹp cho cuộc sống. - Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (hoặc tiếng có vần iêt/iêc) - Gi¸o dôc häc sinh yªu thÝch môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 2” III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A. Hoạt động mở đầu: * Khởi động: - Y/c HS thảo luận với bạn ND câu 1 Tr 5 (TL em tự ôn luyện TV) - HĐKQ; Gọi cá nhân trả lời câu 1. NX, bổ sung. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Luyện đọc và tìm hiểu: Câu chuyện Thanh âm của nuia .(10-12 phút) Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. Việc 2: HĐ nhóm đôi: Thảo luận ND các câu hỏi Tr 5. Việc 3: HĐ nhóm lớn: NT thống nhất KQ cử đại diện nêu trước lớp. 2/ BT3 (7): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... ( Thực hiện nếu còn thời gian) - Củng cố: Cách viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng x/s. 3/ BT 4, 5 (8): (5-7 phút) Việc 1: Cá nhân làm bài Tr 8. Việc 2: HĐ nhóm đôi: TL KQ Việc 3: -HĐ nhóm lớn: Thống nhất KQ, cử đại diện nêu ... GV chốt: Củng cố câu kể Ai làm gì ?. 2. Vận dụng: BT 6( 9) (10-12 phút) - Hoạt động nhóm lớn: Cá nhân làm bài, nhóm đôi thảo luận để viết đoạn MB, KB, Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ dàn ý bài văn; GV chốt các cách MB, KB trong bài văn vừa đọc . C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:: - Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại. Lịch sử: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU : - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đọa; Trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. - Hoàng cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước thành Đại Ngư. * Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly. * Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại. II. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ: Chơi trò chơi: Trời mưa - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Việc 1: Tìm hiểu nước ta cuối thời Trần. - Hoạt động cá nhân: Làm việc theo phiếu học tập - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – Hỏi - Đáp - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi - thống nhất ý kiến. Việc 2: Sự ra đời của nhà Hồ. - Hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi theo phiếu học tập - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi – Đáp – Nhận xét - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi – Thống nhất ý kiến Việc 3: Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của nhà Hồ khi quân Minh sang xâm lược nước ta. - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi – thống nhất ý kiến - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi – thống nhất ý kiến .C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em hãy hệ thống các triều đại Vua và ứng với tên nước qua các triều đại đó. Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2017 TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - HS nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được diện tích và chu vi của hình bình hành. HS cả lớp hoàn thành bài 1, 2 và bài 3a. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vẽ sẵn bảng thống kê của bài tập 2 lên bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: Hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ - Em tự làm bài cá nhân - Em trao đổi với bạn về kết quả của mình - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả Các cặp cạnh đối diện trong hcn ABCD là: AB và CD; AC và BD Các cặp cạnh đối diện trong hbh EGHK là: EG và KH; EK và GH Các cặp cạnh đối diện trong htg MNPQ là: MN và PQ; MQ và NP Bài 2: Viết bào ô trống (theo mẫu): - Em thực hiện vào SGK - Em trao đổi với bạn về kết quả của mình và giải thích - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả bằng trò chơi: Ai nhanh, ai đúng Cột 2: 14 x 13 = 182 dm2 ; Cột 3: 23 x 16 = 368 m2 Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài AB là a, BC là b. Công thức tính chu vi của hình bình hành là: P = (a + b) x 2 (a, b cùng một đơn vị đo). Áp dụng công thức trên để tính chu vi hbh biết: a) a = 8cm, b = 3cm - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả Chu vi hình bình hành ABCD là: (8 + 3) x 2=22 cm2 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân ôn lại công thức tính diện tích HBH CHÍNH TẢ KIM TỰ THÁP AI CẬP I.MỤC TIÊU - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “Kim tự tháp Ai Cập” - Làm đúng các bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn lộn:s/x , iêc/ iêt - HS viết đúng, trình bày sạch đẹp. - Tích hợp GDBVMT: GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở chính tả; Bảng phụ viết bài tập III HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1: Hướng dãn chính tả 1 HS đọc đoạn văn, lớp theo dõi Quan sát tranh về vẻ đẹp của Kim Tự tháp Ai Cập. Trao đổi với bạn về nội dung bài văn . - Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại Việc 1: Nêu một số dnh lam thắng cảnh ở nước ta mà em biết. - Mỗi người cần làm gì để bảo vệ các danh lam thắng cảnh đó? Việc 2: Luyện viết từ khó: HS chọn các từ khó, dẽ lẫn luyện viết ở bảng con. Nắm cách trình bày bài. ,Việc 3: Nghe cô giáo đọc, viết vào vở 2. Làm BT chính tả: Bài 2: s/x - tự làm bài vào vở Tìm tiếng có âm dầu s/x. và tiếng có vần iêt/ iêc - Trình bày trước lớp, chốt lại các tiếng, từ đúng. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em về nhà viết lại đoạn văn cho người thân xem, và tìm hiểu thêm những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.MỤC TIÊU - Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật ở ( BT1 ). - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật ( BT2). - Biết yêu quý giữ gìn đồ dùng học tập của mình. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: a) Xác định đoạn kết bài b) Theo em đó là kết bài theo cách nào? Việc 1: Em đọc đề bài và đọc đoạn văn Việc 2: Em trả lời các câu hỏi Việc 3: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một HS đọc bài làm của mình; các bạn khác góp ý, nhận xét a) Đoạn kết bài: “Má bảo méo vành” b) Đó là kết bài mở rộng 2. Cho các đề sau: a) Tả cái thước kẻ của em b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em c) Tả cái trống trường em Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên Việc 1: Em đọc đề bài Việc 2: Chọn một trong các đề và viết kết bài mở rộng Việc 3: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số HS đọc bài làm của mình; các bạn khác góp ý, nhận xét C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Đọc cho người thân nghe đoạn văn của mình KỂ CHUYỆN BÁC ĐÁNH CÁ VÀ Gà HUNG THẦN I.MỤC TIÊU - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ,nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa ( BT 10. Kể lại được từng đoạn câu câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý ( BT2 ). - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Rèn tính sáng tạo khi kể chuyện. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ truyện SGK. III HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn kể chuyện Việc 1: Quan sát các bức tranh trong SGk, nghe cô giáo kể Việc 2: Em thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh sau đây bằng 1 hoặc 2 câu Việc 1: Em dựa vào các tranh để kể lại câu chuyện Việc 2: Tổng hợp và thống nhất lời kể cho 5 bức tranh Việc 3: HS kể lại toàn bộ câu chuyện Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm, mỗi bạn kể một bức tranh Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã học Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT ĐỘI I. MỤC TIÊU: - Đánh giá hoạt động của Chi đội tuần 19 - Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 20 II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Sinh hoạt văn nghệ: Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi. * Sinh hoạt Đội: Nhận xét hoạt động tuần 19 - Đại diện các phân đội nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - BCH chi đội nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. Đội viên tham gia phát biểu ý kiến. Việc 1: Nghe ý kiến góp ý của chị phụ trách +Nhìn chung các Đội viên đã duy trì tốt các nề nếp: Vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi. +Tập họp ra vào lớp khá nhiêm túc. Tự quản đầu buổi tốt. + Các phân đội đã làm việc nghiêm túc, đúng trách nhiệm về các đội viên của phân đội mình + Phong trào thi đua học tập khá sôi nổi + Đã tham gia tốt hoạt động 22/12 theo kế hoạch + Tồn tai: Một số đội viên còn quên sách, vở ở nhà, quên đeo khăn quàng đỏ * Kế hoạch tuần 19 Chị phụ trách phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới : + Tiếp tục ổn định nề nếp, ôn tập để kiểm tra học kì + Tiếp tục hướng dẫn học sinh nắm thông tư 22 + Tham gia tốt CLB Tiếng Anh tăng cường của trường. Đi học đúng lịch của Nhà trường + Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân + Trang trí lớp học, bổ sung các bài viết ở góc thân thiện + Chăm sóc tốt công trình măng non III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: GVCN nêu gương một số đội viên ngoan, chăm chỉ ý thức tốt để các bạn khác học tập
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_19_ban_dep.doc