Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 23 - Đinh Ngọc Tú

doc 28 trang vnen 13/11/2023 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 23 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 23 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 23 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDHS bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)
- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
KTBC: Đọc bài
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. Đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc diễn cảm bài văn, giọng tả rõ ràng chậm rãi, suy tư nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thanh đổi nhanh chóng và bất ngơ của màu hoa theo thời gian
*Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
 - Em hiểu “phần tử” là gì?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Em hiểu vô tâm là gì?
- Tin thắm là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc cả bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em cảm nhận như thế nào khi học qua bài này?
- GV tóm tắt nội dung bài: miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng loài hoa gắn bó với đời học trò.
- Ghi nội dung chính của bài.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét
ĐÁNH GIÁ
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai, phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên : + Hình vẽ minh hoạ.
 + Phiếu bài tập.
*Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: KT bài tập
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở và chữa bài. HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS đọc đề bài, thảo luận để tìm ra các phân số như yêu cầu.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
- Nhận xét bài bạn
Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- HS tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 1: (ở cuối T/123)
+ Gọi HS đọc đề bài, lớp suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính. HS lên bảng tính, HS khác nhận xét bài bạn.
ĐÁNH GIÁ
- Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
--------------------------------------------
CHÍNH TẢ
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích
- Làm đúng BTCT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
- GDHS giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết các dòng thơ trong bài tập 2
- Bảng phụ viết 11 dòng đầu thơ "Chợ tết" để HS đối chiếu khi soát lỗi.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
KTBC: Kiểm tra vở HS
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung đoạn thơ :
- HS đọc thuộc lòng 11 dòng đầu của bài thơ.
- Đoạn thơ này nói lên điều gì?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ HS gấp sách giáo khoa và nhớ lại để viết vào vở 11 dòng đầu của bài thơ.
 * Soát lỗi chũa bài:
+ Treo bảng phụ đoạn thơ và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV dán tờ tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui "Một ngày và một năm" 
-GV chỉ các ô trống giải thích BT 2.
- Lớp đọc thầm truyện vui sau đó thực hiện làm bài vào vở.
- HS nào làm xong thì dán phiếu của mình lên bảng.
- HS nhận xét bổ sung bài bạn.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng.
+ Câu chuyện gây hài ở chỗ nào?
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN 
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số .
II. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
b. Cộng hai phân số cùng mẫu số :
- Thảo luận trong nhóm để khám phá ra cách cộng hai phân số cùng mẫu số
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
- Tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
ĐÁNH GIÁ
- Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
-----------------------------------------------
Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2016
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về phân số.
- Biết tính chất cơ bản của phân số.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Hình vẽ minh hoạ BT5. (Bỏ bài 5a), Phiếu bài tập,
- Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học 
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Luyện tập:
Bài 1 : 
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở và chữa bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh.	
+ GV hỏi các dấu hiệu chia hết cho 2,3, 5,9: 
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận theo cặp để tìm ra cách giải và viết kết quả dưới dạng là các phân số như yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng và giải thích.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3 : 
+ HS đọc đề bài, tự làm vào vở. 
+ HS cần trình bày và giải thích.
- Gọi 2 HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
ĐẠO ĐỨC:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu
- Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trinh công cộng .
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
- GDHS có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài
b) Thảo luận các tình huống SGK
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
 - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những bức tranh(SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
 - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
 Tranh 1: Sai
 Tranh 2: Đúng
 Tranh 3: Sai
 Tranh 4: Đúng
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
Nhóm 1 :a)
Nhóm 2 :b)
- GV kết luận từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
*Vận dụng công việc về nhà :
- Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
ĐÁNH GIÁ
- Củng cố kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
--------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
I. Mục tiêu: 
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
- GD HS thêm yêu tiếng mẹ đẻ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 1 tờ phiếu khổ to viết lời giải bài tập 1 (phần nhận xét)
- 1 tờ phiếu khổ to viết lời giải bài tập 1 (phần luyện tập)
- Bút dạ và 3 - 4 tờ giấy khổ rộng để HS làm BT 2.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
KTBC:
- GV kiểm tra, nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS đọc và trả lời câu hỏi BT 1.
- HS tự làm bài tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- HS tự làm bài 
+GV dùng các câu hỏi gợi ý để HS trả lời nội dung yêu cầu:
- Trong đoạn (a) dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- Trong đoạn (b) dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
- Trong đoạn (c) dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
- HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn.
c. Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1:
- HS đọc nội dung bài tập 1.
+ Lưu ý HS thực hiện theo 2 ý 
- HS tự làm bài tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
- Nêu tác dụng của mỗi dấu gạch ngang ở mỗi câu văn.
- Chia nhóm 4 HS, trao đổi từng nhóm. 
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng và dán tờ giấy đã viết lời giải. HS đối chiếu kết quả.
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV lưu ý HS: 
- Đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng :
+ Đánh dấu các câu hội thoại.
+ Đánh dấu phần chú thích.
- HS tự làm bài. 
- GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn hội thoại giữa em và bố mẹ.
- HS đọc bài làm. 
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dấu gạch ngang thường dùng trong loại câu nào ? 
- Dấu gạch ngang có tác dụng gì trong câu hội thoại?
- Viết một đoạn văn hội thoại giữa em với một người thân hay với một người bạn có dùng dấu gạch ngang và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng câu đó (3 đến 5 câu)
ĐÁNH GIÁ
Nhận xét giời học
--------------------------------------------------
 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- GDHS biết được lợi ích của cái đẹp, cái thiện và tác hại của cái xấu, cái ác.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi.
- Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện: 
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện:
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: KT nội dung tiết trước
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện;
*Tìm hiểu đề bài:
- HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- 3 HS tiếp nối đọc gợi ý 2 và 3 
- HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
+ Ngoài các truyện đã nêu trên em còn biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác nào khác? Hãy kể cho bạn nghe.
+ HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi.
Gợi ý: Giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể, những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC
KHÚC HÁT RU 
NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Trả lời được các câu hỏi, thuộc một khổ thơ trong bài )
GD KNS: -Giao tiếp
 -Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi
 -Lắng nghe tích cực)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Đọc bài
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 *Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài.
- HS đọc toàn bài.
- Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng ở các cụm từ ở một số câu thơ như SGV.
 - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
*Đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc nhẹ nhàng âu yếm, dịu dàng đầy tình thương nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời,...
*Tìm hiểu bài:
- HS đọc khổ 1 trao đổi và TLCH:
+Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính khổ thơ.
- HS đọc khổ thơ 2, và 3 TLCH:
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con ?
 + 2 Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
- Ghi ý chính của khổ thơ 2, 3.
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi.
- Theo em cái đẹp trong bài thơ này gì?
 - Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả bài thơ.
- Nhận xét 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
----------------------------------------------------
TOÁN 
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số .
- Hình thành kĩ năng cộng hai phân số.
- GDHS tính tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: + Hình vẽ sơ đồ như SGK. Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, bút màu.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Làm BT
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Treo băng giấy. Hướng dẫn HS thực hành trên băng giấy:
- Gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ nhất ?
- Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ hai?
- Cho HS dùng bút màu tô phần băng giấy bạn Nam tô màu.
- Vậy quan sát băng giấy bạn Nam đã tô màu mấy phần băng giấy ?
b. Cộng hai phân số cùng mẫu số :
+ Vậy muốn biết cả hai lần bạn Nam đã tô mấy phần băng giấy ta làm như thế nào ? 
- Ta phải thực hiện: + = ?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của hai phân số này?
- HS tìm hiểu cách tính.
- Quan sát và so sánh hai tử số của các phân số và . Tử số của phân số là 5.
- Ta có 5 = 3 + 2 ( 3 và 2 là tử số của hai phân số và ) 
+ Từ đó ta có thể tính như sau:
 + = 
- Quan sát phép tính em thấy kết quả có mẫu số như thế nào so với hai phân số và ? 
+ Vậy muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi quy tắc lên bảng. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ HS nêu giải thích cách tính.
- GV có thể nhắc HS rút gọn kết quả nếu có thể được 
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho ta làm như thế nào? 
- Tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
ĐÁNH GIÁ
- Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
-----------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP 
MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1). 
- Viết được đoạn văn ngắn một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ một số loại cây ăn quả.
- Tranh ảnh vẽ một số loại cây ăn quả có ở địa phương mình (nếu có) 
- Bảng phụ hoặc tờ giấy lớn ghi lời giải bài tập 1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác gia ở mỗi đoạn văn)
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung bài trước
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài : 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
- HS đọc 2 bài đọc "Hoa sầu đâu và quả cà chua " 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn suy nghĩ và trao đổi để nêu lên cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý 
+ HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét những HS có ý kiến hay nhất. 
Bài 2 : 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV treo bảng yêu cầu đề bài.
- HS đọc: tả một bộ phận hoa hoặc quả của một loài cây. 
+ Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối...) 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+ HS nhận xét và bổ sung. 
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài văn miêu tả về một bộ phận hoa hoặc quả của 1 loại cây cho hoàn chỉnh.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
LUYỆN TV
LUYỆN VIẾT BÀI 11
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 11
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
----------------------------------------------
Thứ năm, ngày 28 tháng 01 năm 2016
TOÁN 
PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu : 	
- Biết cộng hai phân số cùng phân số. 
- Hình thành kĩ năng cộng hai phân số thành thạo.
- GD HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Cắt sẵn băng giấy bằng bìa và chia thành phần bằng nhau như SGK.
 III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Làm BT 1 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Gắn hai băng giấy đã chia sẵn các phần như SGK lên bảng.
- HS đọc phân số biểu thị số phần Hà và An lấy ở băng giấy màu?
- Hai phân số này có đặc điểm gì?
+ Muốn biết cả hai bạn lấy bao nhiêu phần tờ giấy màu ta làm như thế nào? 
- GV ghi ví dụ: + 
- Làm thế nào để cộng hai phân số này
- Đưa về cùng mẫu số để tính.
- Nhắc lại các bước cộng hai phân số khác mẫu số.
+ GV ghi quy tắc lên bảng. HS nhắc lại 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ HS nêu giải thích cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu đề bài.
+ Hướng dẫn HS thực hiện như SGK:
- HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính còn lại vào vở.
- HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
ĐÁNH GIÁ
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Về nhà học bài và làm bài.
------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1) ; nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2) ; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3) ; đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
*HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
- GDHS biết yêu thích cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1 (theo mẫu)
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
KTBC: Hỏi nội dung bài trước
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung, trao đổi thảo luận.
- GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến sau đó lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Tổ chức thi học thuộc lòng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
+ Hướng dẫn HS làm mẫu một câu.
- Nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- HS trao đổi theo nhóm tìm các từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
+ Mời 4 nhóm HS lên làm trên bảng.
- Gọi 1 HS cuối cùng trong nhóm đọc kết quả làm bài.
- HS cả lớp nhận xét.
Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu. Thực hiện vào vở.
- Hướng dẫn mẫu, cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ "đẹp ".
+ HS phát biểu các từ vừa tìm được.
+ Nhận xét các câu của HS.
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS đặt câu với những từ vừa tìm được ở BT 3.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS phát biểu GV chốt lại.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm cái đẹp và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
 - Nêu được các vật tự phát ra ánh sáng và vật được chiếu sáng
 - Nhận biết dược mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
II. Đồ dùng dạy học 
 -HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp cat-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kín mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông.
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Khởi động
KTBC
-Gọi HS lên kiểm tra nội dung bài tiết trước:
+Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ?
+Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
-GV nhận xét
3. Bài mới
 Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Vật tự phát sáng và vật được phát sáng.
-GV cho HS thảo luận 
-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1,2 / 90, 91 SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.
-Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
-Nhận xét, kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng. Anh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua.Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do được Mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.
2. Anh sáng truyền theo đường thẳng.
-GV hỏi:
 +Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
 +Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
-GV nêu: Để biết ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: 
-GV phổ biến thí nghiệm: Đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin, theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu ?
-GV tiến hành thí nghiệm. Lần lượt chiếu đèn vào 4 góc của lớp học (GV chú ý vặn cho ánh sáng đèn pin tụ lại càng nhỏ càng tốt)
-GV hỏi: Khi chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu ?
-Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong ?
Thí nghiệm 2: 
-GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1/ 90 SGK.
-GV hỏi: Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì ?
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.
-GV gọi HS trình bày kết quả.
-Hỏi: Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?
-GV nhắc lại kết luận: Anh sáng truyền theo đường thẳng.
3. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
-Tổ chức cho lớp làm thí nghiệm theo nhóm 
-GV hướng dẫn : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thuỷ tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt,sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?
-GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Nhận xét kết quả thí nghiệm của HS.
-GV hỏi : Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì ?
-Kết luận: Anh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thuỷ tinh, nhựa trong. Anh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch, Ứng dụng tính chất này người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, ốc bò dưới nước,
4. Mắt nhìn thấy vật khi nào ?
-GV hỏi:
 +Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?
-Gọi HS đọc thí nghiệm 3 / 91, yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán xem kết quả thí nghiệm như thế nào ?
-Gọi HS trình bày dự đoán của mình.
-Yêu cầu 4 HS lên bảng làm thí nghiệm. GV trực tiếp bật và tắt đèn, sau đó HS trình bày với cả lớp thí nghiệm.
-GV hỏi: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào ?
-Kết luận : Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt. Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV hỏi :
 +Anh sáng truyền qua các vật nào?
 +Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
ĐÁNH GIÁ
-Chuẩn bị bài tiết sau, mỗi HS chuẩn bị 1 đồ chơi.
-Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 29 tháng 01 năm 2016
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
- GDHS tính chính xác, tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Làm BT
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu mẫu:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Ghi bảng hai phép tính: ; 
- HS nêu cách tính về cộng hai phân số cùng mẫu số và cộng hai phân số khác mẫu số.
+ HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhắc lại các bước cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 :	 
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng nêu cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS yêu cầu đề bài.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện.
- HS thực hiện các phép tính còn lại, đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu ta làm gì ?
- HS làm vào vở. 
+ Ngoài việc qui đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai tử số ta còn cách tính nào khác ?
- Cho HS rút gọn phân số rồi cộng với .
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- HS lên bảng làm bài.
ĐÁNH GIÁ
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN
 TRONG BÀI VĂM MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
- GDHS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ một số loại cây như cây gạo, cây trám đen.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: KT kiến thức bài trước
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn nhận xét:
Bài 1 và 2 : 
- HS đọc đề bài:
- HS đọc 2 bài đọc " Cây gạo" 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm bài văn suy nghĩ và trao đổi để tìm ra mỗi đoạn văn trong bài.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc lại bài " Cây gạo "
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung.
c. Phần ghi nhớ:
+ GV ghi ghi nhớ lên bảng.
- Gọi HS đọc lại.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: 
- HS đọc đề bài.
- HS đọc bài "Cây trám đen" 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài:
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV gợi ý cho HS: 
- Phải xác định sẽ viết về cây gì? Sau đó sẽ nhớ lại về những lợi mà cây đó mang đến cho người trồng.
+HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi.
 ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn miêu tả về 1 loại cây cho hoàn chỉnh 
-------------------------------------------------
KHOA HỌC 
BÓNG TỐI
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
 - Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thây đổi 
II. Đồ dùng dạy học
 -Một cái đèn bàn.
 -Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
KTBC
-GV gọi HS lên KTBC:
 +Khi nào ta nhìn thấy vật ?
 +Hãy nói những điều em biết về ánh sáng ?
 +Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ?
-GV nhận xét
2. Bài mới
 Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát hình 1 / 92 SGK và hỏi :
 +Mặt trời chiếu sáng từ phía nào ?
 +Bóng của người xuất hiện ở đâu ?
 +Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng ?
-Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm hiểu về bóng tối.
-GV mô tả thí nghiệm : Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
-GV yêu cầu HS dự đoán xem:
 +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ?
 +Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
-GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm.
-GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn).
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán.
-Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.
-Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
-Gọi HS trình bày.
-GV hỏi :
 +Anh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không ?
 +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
 +Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
 +Khi nào bóng tối xuất hiện ?
-GV nêu kết luận: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
 2. Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
-GV hỏi :
 +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ?
 +Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ?
-GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông.
-GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-GV hỏi :
 +Bóng của vật thay đổi khi nào ?
 +Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
-GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
-Chuẩn bị bài tiết sau: dãy 1 mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 cây đặt trong góc tối của gầm giường. Dãy 2 gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp.
-Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
HĐNGLL
VĂN NGHỆ CA NGỢI ĐẢNG, BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động.
b. Hình thức hoạt động
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, thi kể chuyện...
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề
- Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.
b. Về tổ chức
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập 3 đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 3 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên)
Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 
4. Tiến hành hoạt động
1. Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới ba đội lên tham dự.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
ĐÁNH GIÁ
Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
__________________________
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 23
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 23
 GV: Kế hoạch tuần 24
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 23:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 24:
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 23, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
___________________________________
 Ngày tháng 1 năm 2016
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_23_dinh_ngoc_tu.doc