Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 - Đinh Ngọc Tú

doc 24 trang vnen 13/11/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 25 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2016
Tập đọc
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
* KN:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
- Ra quyết định
- ứng phó, thương lượng
- Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn các từ, câu, đoạn 3 cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Khởi động
Trò chơi
2. Bài mới:
 HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN
 1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
 -Cho HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: khuất phục, man rợ, trắng bệch, nín thít 
 b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm toàn bài.
 +Cần đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện.
 +Cần nhấn giọng những từ ngữ: cao vút, vạm vỡ, sạm như gạch nung, trắng bệch, man rợ, nổi tiếng 
 3. Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1
-Cho HS đọc đoạn 1.
 * Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?
Đoạn 2
-Cho HS đọc đoạn 2.
 * Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
 * Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
 Đoạn 3 
-Cho HS đọc đoạn 3.
 * Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
 * Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều 
gì?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc theo cách phân vai.
 -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn trên.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Nhận xét giờ học
-------------------------------------------------
Toán
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vẽ sẵn trên bảng phụ hình vẽ như phần bài học của SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
Trò chơi
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2. Tìm hiểu phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật 
- GV nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Y/c HS nêu phép tính để tính diện tích hình chữ nhật?
3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số 
- Cho HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị (như trong SGK). GV hướng dẫn:
+ Hình vuông có cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu?
+ Chia hình vuông có diện tích 1 m2 thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu mét vuông? 
+ Hình chữ nhật được tô màu chiếm mấy ô?
+ Vậy diện tích HCN bằng bao nhiêu phần mét vuông?
* Phát hiện quy tắc 2 phân số 
- Dựa vào cách tính diện tích HCN bằng đồ trực quan hãy cho biết 
Giúp HS nhận xét 
 8 số ô HCN = 4 x 2 
 15 số ô của HV = 5 x 3 
Vậy khi nhân hai phân số với nhau ta làm như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1:
- Y/c HS tự tính 
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 3: 
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó y /c HS tự tóm tắt và giải toán 
-Gv quan sát giúp đỡ
- GV chữa bài 
ĐANH GIÁ
Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
Chính tả
 KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU
-Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng bài văn trích; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào vở những từ đã viết sai tiết trước. 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Cơn tức giận  đến như con thú dữ nhốt chuồng.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị.
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b.
Giáo viên giao việc: Làm VBT sau đó thi tiếp sức. 
Cho Cả lớp làm bài tập 
Cho HS trình bày kết quả bài tập 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
ĐÁNH GIÁ
Y/c HS nhắc lại nội dung học tập
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có)
Nhận xét tiết học, làm VBT 2 a, chuẩn bị tiết 26
-----------------------------------------------------
Luyện Toán
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được phép nhân hai phân số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Bài 1:
- Y/c HS tự tính 
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 3: 
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó y /c HS tự tóm tắt và giải toán 
-Gv quan sát giúp đỡ
- GV chữa bài 
ĐANH GIÁ
Nhận xét giờ học
-------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016
Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số với số tự nhiên nhân số tự nhiên với phân số.
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động
 Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 122
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1:Cá nhân
- GV viết mẫu: 
- Y/c HS thực hiện phép nhân trên 
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng cách viết gọn như bài mẫu trong SGK
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại bài 
- GV chữa bài hỏi: Em có nhận xét gì về phép nhân của phần c, d?
Bài 2: Cá nhân
- Tiến hành tương tự như bài 1
- Em có nhận xét gì về phép nhân phần c và d?
Bài 4a: Thi Phiếu
- Y/c HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
-Gv quan sát giúp đỡ
-Gv kết luận chốt lại
ĐÁNH GIÁ
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này,HS biết.
-Khái quát hoá lại những kiến thức đã học từ tuần 19-24.
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm 1số bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng con, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động
Bài cũ :
- Vì sao Phương bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ?
- Hãy nêu một số việc làm để bảo vệ các công trình công cộng ?
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài, Nêu mục tiêu bài học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1 : 
*Cho HS thống kê những bài đã học và nội dung từng bài :
 - Kính trọng biết ơn người lao động .
 - Lịch sự với mọi người .
 - Gĩư gìn các công trình công cộng .
- Gọi HS nêu. Nhận xét.
Hoạt động 2: 
 Các hành động thể hiện kính trọng biết ơn người lao động: 
- GV phát bảng từ để HS viết câu trả lời . 
- GV cùng học sinh đánh dấu vào những ý trả lời đúng .
- Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại toàn bộ các hành động thể hiện kính trọng biết ơn người lao động: 
- GV chốt ý .
Hoạt động 3: Làm các bài tập . (VBT)
 Bài tập 2/27,Bài tập 4/30, Bài tập 5/34 .
- GV theo dõi và chấm vỡ bài tập .
- Nhận xét kiểm tra vỡ bài tập .
ĐÁNH GIÁ
 - GV kết luận chung ....
 - Cho HS đọc bài, tuyên dương.
 - Bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( t1)
----------------------------------------------------
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TÍÊU 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III) ; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2) ; đặt câu kể Ai là gì? Với từ gnữ cho trước làm CN (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết bài tập 1.
- Bìa ghi các từ ngữ của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
 Bài cũ: Mở rộng vốn từ: 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: 
 Phần nhận xét.
Câu 1: 
GV hỏi: Trong các câu trên câu nào có dạng Ai là gì?
-Gv kết luận chốt lại 
Câu 2: 
GV cho 4 HS lên bảng gạch dưới chủ ngữ của các câu vừa tìm.
Câu 3: 
Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? 
-Gv kết luận chốt lại y /c hs đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
GV phát phiếu cho HS 
 Y/c Dán bài làm đúng lên bảng. 
- GV nhận xét kết luận chốt lại
Bài tập 2:
- GV gợi ý: Ghép từ ở cột A với các từ ngữ ở cột B tạo thành câu kể có nội dung thích hợp
-Gv quan sát giúp đỡ
 - GV nhận xét.
ĐÁNH GIÁ
- Chép bài tập 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài: mở rộng vốn từ dũng cảm 
----------------------------------------------------
Kể chuyện
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa cảu câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hs kể chuyện:
*Hoạt động 1: GV kể chuyện
-Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3 (nếu cần)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
-Cho hs kể trong nhóm 2 hoặc 4 em và trao đổi về nội dung câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp:
+Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn của truyện theo tranh.
+Hs kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt. 
ĐÁNH GIÁ
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
----------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2016
Tập đọc
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu ND: Ca ngợi ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi, thuộc 1, 2 khổ thơ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, khổ thơ từ Không có kính mau khô thôi cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Khởi động
 Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra 3 HS. GV cho HS đọc theo cách phân vai.
 -GV nhận xét
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
 a. Cho HS đọc nối tiếp.
 -Cho HS đọc những từ ngữ khó: bom đạn, bom rung, xoa, suốt.
 b. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 c. GV đọc diễn cảm cả bài.
 +K1: Cần đọc với giọng bình thản.
 +K2+3: Đọc với giọng vui, coi thường khó khăn gian khổ.
 +K4: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm 
 d. Tìm hiểu bài:
 3 khổ thơ đầu
 -Cho HS đọc 3 khổ thơ 
* Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
 Khổ 4
-Cho HS khổ 4
 * Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
Cho HS đọc cả bài thơ
 * Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn gợi cho em cảm nghĩ gì?
 * Bài thơ có ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 -Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
 -GV hướng dẫn cho cả lớp đọc K1 + K2.
 -Cho HS đọc nhẩm thuộc lòng.
 -Cho HS thi đọc thuộc lòng.
 -GV nhận xét, khen thưởng những HS thuộc lòng.
ĐÁNH GIÁ
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
--------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
- Bài tập cần làm: bài 2, bài 3. - HS khá giỏi làm bài 1
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 123
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số 
a) Giới thiệu tính chất giao hoán:
GV viết lên bảng:
 và Sau đó y /c HS tính 
- Y/c HS so sánh rồi rút ra kết luận 
b) Giới thiệu tính chất kết hợp
Thực hiện tương tự như phần a)
- GV hướng dẫn HS từ nhận xét trên ví dụ cụ thể. Để HS rút ra kết luận 
c) Giới thiệu tích chất nhân một tổng hai phân số với một phân số
Thực hiện tương tự như phần a), b) 
- GV hướng dẫn HS từ nhận xét ví dụ cụ thể để HS nêu được tích chất nhân một tổng 2 phân số với một phân số 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 2: 
- GV cho HS đọc đề, y/c các em nhắc lại cách tính chu vi của HCN, sau đó làm bài 
- GV gọi Hs đọc y /c đọc bài làm trước lớp 
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 3:Thi phiếu
- GV tiến hành tương tự như bài 2
-Quan sát giúp đỡ
-Gv kết luận chốt lại
ĐÁNH GIÁ
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(BÀI THAY THẾ)
I. MỤC TIÊU 
 - Lập dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
 - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
- HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài tả một cây bóng mát. (GDBVMT)
II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và ket bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối.
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây cối định tả.
- Mở bài GT: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả.
+ Kết bài không mở rộng: Nói ngay về tình cảm của người tả đối với cây được tả.
+ Kết bài mở rộng: Nêu về những ích lợi, suy nghĩ của ngươi tả đối với cây được tả.
+ Tranh ảnh minh hoạ về một số loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- 2 HS đọc đề bài.
+ GV: Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng phụ 
Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. 
+ Lưu ý HS chỉ chọn một cây trong ba loại cây trên, một cây mà em đã thực sự quan sát, có tình cảm đối với cây đó - GV dán một số tranh ảnh chụp các loại cây lên bảng.
+ HS phát biểu về cây mình tả.
+ HS đọc các gợi ý.
+ Nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết.
* HS viết bài vào vở 
- HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt 
+ Nhận xét chung.
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn.
----------------------------------------------------------
Luyện TV
LUYỆN VIẾT BÀI 13
I. Mục tiêu:
Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước.
GD HS Có ý thức rèn luyện
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện viết HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 13
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn viết và trình bày
GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng.
2. Hướng dẫn viết các chữ khó
GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học sinh viết 
Theo dõi uốn nắn những em yếu
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Liên hệ GD
ĐÁNH GIÁ
Chọn một số bài nhận xét 
Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết
---------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2016
Toán
TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài đọc trong SGK lên bảng, phiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng y /c làm các bài tập của tiết 124- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2. Giới thiệu cách tìm phân số của một số 
- GV nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số
- Hỏi: của 12 quả cam là mấy quả cam?
- GV nêu: Một rổ cam có 12 quả hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
- Y/c HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị trước. 
- số cam trong rổ như thế nào so với số cam trong rổ?
- Từ đó có thể tìm số cam trong rổ 
- GV hướng dẫn HS nêu bài giải của bài toán 
- GV có thể cho HS làm một số ví dụ cụ thể: Tìm của 15; tìm của 18
-Gv kết luận chốt lại
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1:
- GV y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
- GV y/c HS đọc bài làm của mình trước lớp 
- GV nhận xét 
Bài 2:Thi phiếu
- Tiến hành tương tự như bài 1 
-Gv quan sát giúp đở
-Gv kết luận chốt lại
ĐÁNH GIÁ
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết sẳn nội dung bài tập 2 và 3.Từ điển đồng nghĩaTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
Bài cũ: 
GV nhận xét 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giới thiệu bài: MRVT: Dũng cảm.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1
- GV gợi ý: Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. 
- GV phát giấy khổ to có bài tập 1 để HS làm việc theo nhóm: Gạch dưới những từ gần nghĩa với từ dũng cảm.
- GV nhận xét.
Bài tập 2
GV gợi ý: với từ ngữ cho sẵn, em ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từ đó để tạo ra tập hợp từ có nội dung thích hợp.
- GV nhận xét.
Bài tập 3
- Gợi ý: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa ở coat B.
- HS làm việc cá nhân nối vào SGK.
- GV nhận xét.
Bài tập 4
- Gợi ý: ở mỗi chỗ trống, điền từ ngữ cho sẵn tạo ra câu có nội dung thích hợp.
- Làm việc trên phiếu.
- GV nhận xét.
ĐÁNH GIÁ
Chuẩn bị: luyện tập về câu”ai là gì?”
----------------------------------------------------
Khoa học
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
 - Tráng để ánh sáng quá mạnh chiếu thẳng vào mắt
 - Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II. Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).
 -Kính lúp, đèn pin.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 48.
-Nhận xét câu trả lời HS.
 3. Bài mới
Giới thiệu bài:
 Con người không thể sống được nếu không có ánh sáng. Nhưng ánh sáng quá mạnh hay quá yếu sẽ ảnh hưởng đến mắt như thế 
nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng ?
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 +Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
 +Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
-Gọi HS trình bày ý kiến.
-GV kết luận: Anh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
2. Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ? 
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
-Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
-GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:
 +Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng ?
 +Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì ?
 +Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ?
 +Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
-Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời thoại.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về các kiến thức khoa học và diễn kịch hay.
-Dùng kính hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:
 +Em đã nhìn thấy gì ?
-GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
3. Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 +Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
-Gọi đại diện HS trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-Hỏi:
 +Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
 +Theo em, không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
ĐÁNH GIÁ
-Nhắc nhở HS luôn luôn tực hiện tốt những việc nên làm để bảo vệ mắt.
-Nhận xét tiết học.
Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2016
Toán
PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thực hiện phép chia hai phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
- Trò chơi
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2. Giới thiệu phép chia phân số 
-GV nêu ví dụ: HCN ABCD có diện tích 
- GV y/c HS nhắc lại cách tính chiều dài của HCN khi biết diện tích và chiều rộng của hình đó?
- Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD?
- GV ghi lên bảng 
- GV nêu cách chia 2 phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân phân số thứ hai đảo ngược
- Vây chiều dài hình chữ nhật là?
- GV cho HS nhắc lại cách chia phân số 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 (3 số đầu):
- GV y/c HS làm miệng trước lớp 
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 2: Cá nhân
- GV cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số sau đó làm bài 
-Gv quan sát giúp đfỡ
-Gv kết luận chốt lại
Bài 3a:Cá nhân
- GV y/c HS tự làm bài vào vở
- GV chữa bài trên bảng lớp 
- GV nhận xét bài làm của HS 
ĐÁNH GIÁ
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối mà em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ, tranh minh họa một số cây, hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động
Trò chơi
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN	
 GIỚI THIỆU BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh đọc 2 mở bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
 - GV nêu yêu cầu: Hai cách mở bài này có gì khác nhau và cho học sinh trao đổi theo nhóm.
- Gọi học sinh nêu ý kiến thảo luận.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét, chốt ý.
 a) Mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay cây tả)
 b) Mở bài gián tiếp (nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn àgiới thiệu cây cần tả).
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và cho học sinh đọc thầm lại nội dung yêu cầu, chọn cây tả. 
(1 trong 3 cây đã cho: phượng, mai, dừa)
- Mời học sinh nêu cây đã chọn để tả.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho cây đã chọn (bám sát gợi ý, vị trí đã cho)
- Mời học sinh trình bày đoạn viết
- Cả lớp, giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số cây: cây hoa cúc, cây phượng, cây bàng và yêu cầu mỗi học sinh quan sát 1 cây.
- GV đàm thoại cùng học sinh :
 + Cây này là cây gì?
 + Cây được trồng ở đâu?
 + Cây do ai trồng? Trồng vào dịp nào?
 + Ấn tượng của em khi nhìn cây đó thế nào?
 - Cả lớp, giáo viên nhận xét
Bài tập 4:
- Giáo viên nêu lại yêu cầu. GV giải thích thêm: Hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả
- Yêu cầu học sinh viết 1 đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em đã định tả
- Mời vài học sinh đọc bài viết của mình.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Yêu cầu học sinh nhắc lại đoạn mở bài trả lời cho những câu hỏi nào? Có mấy cách mở bài?
ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét tiết học
- DẶN HS CHUẨN BỊ BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
-----------------------------------------------------
Khoa học
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Nêu được ví dụ về các vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
 -Sử dụng được nhiệt kế để các định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II. Đồ dùng dạy học 
 -Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá đang tan, 4 cái chậu nhỏ.
 -Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động
 KTBC
-GV hỏi: 
 +Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu ?
 +Chúng ta không nên làm những việc gì để bảo vệ đôi mắt ?
-GV nhận xét
3. Bài mới
-GV hỏi: Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta làm gì ?
 Giới thiệu bài:
Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng để biết chính xác nhiệt độ của vật, ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em các loại nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Sự nóng, lạnh của vật
-GV nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
-GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:
 +Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết?
-Gọi HS trình bày ý kiến và yêu cầu, HS khác bổ sung.
GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
2. Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
-GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh vào chậu B,C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó ?
-GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
-Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : nhiệt kế đo nhiệt dộ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân( một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
-Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
 +Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
-GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Trong lúc chờ đợi kết quả nhiệt độ, GV có thể cho HS dự đoán nhiệt độ của cơ thể người. Những dấu hiệu khi bị sốt, bị cảm lạnh.
-Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.
-GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh.
3. Thực hành đo nhiệt độ
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu:
 +HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.
 +Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.
 +Ghi lại kết quả đo.
-Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
+Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ?
 +Có những loại nhiệt kế nào ?
ĐÁNH GIÁ
-Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------
HĐNGLL
HOẠT ĐỘNG ĐỘI
I. Yêu cầu giáo dục :	
- Giúp HS hiểu được và ý thức trong hoạt động tập thể
- HS có ý thức vươn lên xứng đáng là mầm non tương lai của đất nước
II. Nội dung và hình thức :
a, Nội dụng :
- Sinh hoạt đội truyền thống
- GD ý thức vươn lên 
b, Hình thức :	
- Hát múa
III. Chuẩn bị hoạt động :	
- Một số bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu
IV. Tiến hành hoạt động :	
1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu nội dung bài học .
2. Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về Đảng cộng sản Việt Nam. Và các sản phẩm tranh ảnh về Đảng và Bác Hồ
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương .
3. Cho HS hát các bài hát về Đảng và Bác Hồ 
- Cho HS thi hát 
- Nhận xét, khen ngợi .
- Tổng kết giờ học .
-------------------------------------------------
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 25
I. MỤC TIÊU:	
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 CT HĐQT lập báo cáo tuần 25
 GV: Kế hoạch tuần 26
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Hát 
Hoạt động
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Nhận xét lớp tuần 25:
-CT HĐQT điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm 
-Các thành viên có ý kiến.
-CT HĐQT nhận xét .
-Giáo viên tổng kết chung :
a) Hạnh kiểm : 
	b) Học tập: 
c) Hoạt động khác:
Kế hoạch tuần 26
1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 25, khắc phục khuyết điểm.
2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng.
3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
__________________________________
Ngày tháng 2 năm 2016
Chuyên môn kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_25_dinh_ngoc_tu.doc